Powered by Techcity

Thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)

Sau ngày quê hương giải phóng, đứng trước muôn vàn khó khăn phức tạp, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và đời sống, xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng cuộc sống trong độc lập, hòa bình, thống nhất. Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn tỉnh ngày 23/8/1975 đã khẳng định quyết tâm nhân dân Thừa Thiên Huế xây dựng quê hương theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo.

Mười ba năm trong tỉnh hợp nhất Bình Trị Thiên, cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng tỉnh, đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những biến đổi hứa hẹn đà đi lên tốt đẹp của tỉnh Bình Trị Thiên.

Sau khi phân định lại địa giới hành chính (1989), Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đứng trước những thách thức to lớn trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; nhất là các lực lượng thù địch coi Huế là một trong những trọng điểm để chúng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,“bạo loạn lật đổ” ở nước ta.

Từ đại hội X (1991) đến đại hội XIII (2006) của Đảng bộ tỉnh là một quá trình trăn trở tìm tòi cơ cấu kinh tế thích hợp công nghiệp – du lịch, dịch vụ – nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, đề ra 4 mũi nhọn kinh tế, các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm, các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp lại thêm thiên tai, thời tiết quá khắc nghiệt, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt: kinh tế tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các thành phần kinh tế phát huy tác dụng, đã hình thành các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ; khu kinh tế Chân Mây, phấn đấu thực hiện định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi, vùng đầm phá và ven biển. Một số chương trình, công trình trọng điểm được triển khai thực hiện như: chương trình cửa ngõ Bắc – Nam thành phố Huế, chương trình trồng rừng, hồ Truồi, nâng cấp sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, đập Thảo Long, hồ Tả Trạch…

Sau ba mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh, năm 2008 được công nhận là thành phố Festival. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/1 năm, cao hơn hẳn so với mức 7,4%/1 năm thời kỳ 1976-1989), thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 9,5%/1 năm, năm 2007 đạt 13,6%. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân đầu người đến năm 2007 đạt 560 USD, gấp 2,5 lần so với năm 1990.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,7%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%.

Văn hóa – xã hội đạt được những thành tựu đáng kể. Tiếp tục phát huy vị thế là trung tâm văn hóa du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là kiệt tác di sản của nhân loại. Chương trình xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, ưu tiên tập trung cho 15 xã đặc biệt khó khăn và 27 xã nghèo khác, hạ tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 8%. Chương trình xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo được triển khai và bước đầu đem lại kết quả tốt. Hầu hết các xã đã từng bước xây dựng đường nông thôn, tạo cơ sở vật chất cho giáo dục, nhất là tiểu học, mẫu giáo, trạm y tế xã. Làng văn hóa đã được xây dựng, phát triển ở các huyện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, đã thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh trong tình hình mới. Cuộc vận động xây dựng xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư được nhân dân tích cực tham gia, xuất hiện nhiều mô hình tốt. Khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế sẽ không ngừng phát huy hơn nữa những truyền thống cách mạng vẻ vang của mình, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu viết tiếp những trang sử mới trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)

Cùng chủ đề

Tác phẩm NHỮNG CẶP ĐÔI HẠNH PHÚC

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Bàn giao 5 nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn

Những ngôi nhà tình nghĩa góp phần...

Trực tiếp về ngay địa bàn để lãnh, chỉ đạo phòng, chống bão lụt

Bí thư Huyện ủy Quảng Điền – Nguyễn...

Tác phẩm NỤ CƯỜI SAU CÁNH CỬA

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Toàn tỉnh có 69/94 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Hội nghị với sự tham gia của...

Cùng tác giả

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Bún nghệ xào lòng – đặc sản Huế vừa ngon vừa có thể trị ho

Bên cạnh cơm hến, bún hến, bánh bột lọc, bánh bèo,... bún nghệ xào lòng là một đặc sản dân giã sẽ khiến thực khách phải ngất ngây khi thưởng thức. Bún lòng xào nghệ là một món ăn bình dân nghe rất lạ với nhiều du khách khi có dịp đến Huế. Bún lòng xào nghệ có cách chế biến kỳ công, từ các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, gồm bún, lòng non, gan, tiết luộc và nghệ xay nhuyễn. Từ...

Hàng trăm nghệ sĩ múa quốc tế hội tụ về Huế

Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ nhiều quốc gia hội tụ về Huế trong khuôn khổ chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Các tiết mục văn nghệ tại chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Ảnh: T. Vi. Tối 17.8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Khách thích thú với điểm dừng chân chủ đề ‘nền độc lập’ ở ga Lăng Cô

Điểm dừng chân mang chủ đề "nền độc lập" ở ga đường sắt Lăng Cô nối Huế với Đà Nẵng trang trí lạ lẫm khiến khách đi tàu lửa bất ngờ. Không gian điểm dừng chân nhà ga Lăng Cô thuộc dự án phục dựng tàu hơi nước - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Những ngày qua, khách đi tàu lửa Bắc - Nam đã bất ngờ khi tàu ghé ga đường sắt Lăng Cô. Nhiều hành khách lầm tưởng không gian nhà ga Lăng Cô...

Cùng chuyên mục

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Bún nghệ xào lòng – đặc sản Huế vừa ngon vừa có thể trị ho

Bên cạnh cơm hến, bún hến, bánh bột lọc, bánh bèo,... bún nghệ xào lòng là một đặc sản dân giã sẽ khiến thực khách phải ngất ngây khi thưởng thức. Bún lòng xào nghệ là một món ăn bình dân nghe rất lạ với nhiều du khách khi có dịp đến Huế. Bún lòng xào nghệ có cách chế biến kỳ công, từ các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, gồm bún, lòng non, gan, tiết luộc và nghệ xay nhuyễn. Từ...

Hàng trăm nghệ sĩ múa quốc tế hội tụ về Huế

Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ nhiều quốc gia hội tụ về Huế trong khuôn khổ chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Các tiết mục văn nghệ tại chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Ảnh: T. Vi. Tối 17.8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Khách thích thú với điểm dừng chân chủ đề ‘nền độc lập’ ở ga Lăng Cô

Điểm dừng chân mang chủ đề "nền độc lập" ở ga đường sắt Lăng Cô nối Huế với Đà Nẵng trang trí lạ lẫm khiến khách đi tàu lửa bất ngờ. Không gian điểm dừng chân nhà ga Lăng Cô thuộc dự án phục dựng tàu hơi nước - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Những ngày qua, khách đi tàu lửa Bắc - Nam đã bất ngờ khi tàu ghé ga đường sắt Lăng Cô. Nhiều hành khách lầm tưởng không gian nhà ga Lăng Cô...

Ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch tại quán chè Huế trứ danh

Quán chè Thanh ở Huế là địa điểm quen thuộc đối với những tín đồ hảo ngọt. Đặc biệt, vào ngày Thất tịch nhiều thực khách tìm ăn chè đậu đỏ. Vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch), còn được gọi là Valentine của Á Đông, nhiều bạn trẻ lựa chọn đi ăn chè đậu đỏ để mong sớm gặp ý trung nhân, hoặc cầu mong may mắn, bền chặt trong tình yêu. Hoặc nếu chỉ đơn giản đang tìm kiếm một địa...

Định vị giá trị ẩm thực Huế trên thế giới

Trong kho tàng ẩm thực Việt có khoảng 1.700 món thì Huế chiếm đến hơn 1.300 món ăn và thức uống, chia làm 3 dòng chính là cung đình, dân gian và chay. Huế - kinh đô của ẩm thực Huế từng có mấy thế kỷ là trung tâm xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, với non một thế kỷ rưỡi làm kinh đô nước Việt, nơi quy...

50.000 đồng ‘ăn hàng’ xả láng ở chợ Huế

Cầm trong tay 50.000 đồng, bạn có thể tự tin mời người bạn vô bất kỳ ngôi chợ dân sinh nào ở Huế để ăn một bữa lỡ ngon, no và thực đơn đa dạng đến bất ngờ. Nếu "trà chiều" của người phương Tây theo nghi thức sang trọng, cầu kỳ thì "bữa lỡ" của người Huế lại hết sức bình dân nhưng cũng rất "chất". Theo GS-BS Bùi Minh Đức - tác giả bộ Từ điển Tiếng Huế -...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất