Trang chủKinh tếNông nghiệpHục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng...

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời

Sau gần 2 tháng kể từ khi siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, đến nay hàng nghìn héc ta rừng trên địa bàn vẫn chưa thể khôi phục lại. Câu chuyện “hồi sinh” cho những cánh rừng “chết” đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh.

Thiệt hại hàng trăm nghìn héc ta rừng

Ba Chẽ là một trong những địa phương có diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 3, với trên 18.600 ha, hơn 3.400 hộ dân, đơn vị, công ty lâm nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là cây keo có độ tuổi từ 2 đến 6 năm bị gãy đổ; ước thiệt hại khoảng 550 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình có diện tích thiệt hại lớn, hiện việc thuê nhân công gặp khó khăn, không thể thực hiện tận thu cây gãy đổ dẫn đến nguy cơ mất trắng khi thời tiết ngày càng hanh khô.

Đang cùng gia đình thu gom những cây keo bị gãy đổ sau bão, anh Triệu A Sáng, người dân thôn Khe Mười, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, hơn 1 tháng nay gia đình anh phải nhờ vả hàng xóm và anh em, họ hàng giúp đỡ lên rừng thu dọn các cây bị gẫy đổ. Vừa là để dọn dẹp vừa tận thu những cây gẫy gia đình cũng rất khó khăn.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 1.

Người dân huyện Ba Chẽ thu gom những cây keo bị gãy đổ sau bão

Trước đây chỉ khoảng 200.000 đồng/ngày công thì giờ phải từ 300.000-350.000 đồng nhưng vẫn không có người làm, vì dọn rừng bị gãy đổ vừa khó di chuyển, vừa mệt hơn lúc thu gỗ bình thường. Mặt khác hiện nay giá thu mua gỗ rừng tận thu thấp, có đơn vị thu mua còn ép giá người dân vì lượng cây đổ quá nhiều. Nếu tính ra các khoản chi phí thì người trồng rừng bị thiệt đơn thiệt kép, không còn nguồn thu nhập.

“Thu dọn cây đổ rất vất vả vì đồi dốc, cây nhỏ lại gẫy đổ lộn xộn. Chúng tôi vẫn động viên nhau cố gắng lên mong rằng năm sau sẽ không có bão to như vừa rồi nữa. Nếu bỏ rừng thì lại càng khó khăn hơn vì lấy gì mà sinh nhai. Trước mắt thì tôi sẽ trồng khoai, ngô, sắn để có nguồn thu phục vụ nhu cầu trước mắt. Còn về lâu về dài thì vẫn phải tiếp tục trồng và chăm sóc diện tích rừng đã được giao”, anh Sáng nói.

Anh Sáng đề xuất tỉnh có ý kiến để các đơn vị thu mua không ép giá khi mua gỗ tận thu rừng của người dân và tìm nguồn cung cây giống có giá ổn định, đồng thời có chính sách hỗ trợ để người trồng rừng tái khôi phục sản xuất.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 2.

Việc thu gom các cây gẫy đổ gặp rất nhiều khó khăn do đồi dốc, cây gẫy đổ lộn xộn, thiếu nhân công

Bà Nguyễn Thị Gái, Chủ tịch Hội nông dân xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, chỉ tính riêng xã Đồn Đạc đã thiệt hại trên 3.000 héc ta rừng keo, quế, bạch đàn. Rừng gẫy đổ sau bão ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân trong xã vì người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con tận thu các cây gẫy đổ sau bão và sớm khắc phục lại diện tích rừng đã bị thiệt hại để sau 5 năm sẽ được khai thác, có nguồn vốn cho bà con. Chúng tôi cũng đã có kế hoạch vận động bà con sau khi dọn dẹp và trồng lại rừng thì sẽ vào các khu công nghiệp làm để có thu nhập, ổn định cuộc sống”, Bà Gái cho biết.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, đến hết tháng 9/2024, tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 119.000 ha (mức thiệt hại từ 30-100%, phần lớn diện tích không có khả năng phục hồi), trong đó diện tích rừng trồng là trên 112.400 ha, diện tích rừng tự nhiên là trên 6.600ha.

Ông Nguyễn Thanh Khương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh cho biết, về lâu dài là an ninh nguồn nước, sạt lở đất, an toàn hồ đập, tác động đến hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn cung từ keo, bạch đàn, thông…, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của cộng đồng, nhân dân; đến mục tiêu tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người của địa phương này, cùng với đó là nhiều hệ lụy hữu hình, vô hình khác mà chưa chưa thể đo, đếm.

Mặt khác, hiện có khoảng 6 triệu tấn vật liệu dễ cháy từ cây rừng bị gãy đổ vẫn đang hiện hữu, nguy cơ cháy rừng trong mùa hanh khô rất cao. Chỉ tính từ ngày 28/9 đến ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ cháy các rừng thực bì. Diện tích cháy chủ yếu là cây bạch đàn, keo, là các diện tích đã bị bão số 3 tàn phá.

Nhiều giải pháp hỗ trợ người trồng rừng

Để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và giảm thiểu khó khăn cho các đối tượng trực tiếp sinh sống, sản xuất kinh doanh bằng nghề rừng, ngày 1/10, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản số 2832/UBND-KTTC phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, huy động lực lượng từ các đơn vị vũ trang, kiểm lâm, thanh niên xung kích tăng cường các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng sau bão, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 3.

Tỉnh Quảng Ninh đã phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Thực hiện đợt cao điểm này, hiện các địa phương có rừng đang tập trung thực hiện hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu lâm sản sau bão. Điển hình, huyện Đầm Hà tăng cường thông tin đến người dân, các đơn vị, công ty lâm nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các địa phương bố trí lực lượng hỗ trợ tối đa cho các hộ trồng rừng; Ban Quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp thực hiện việc dọn dẹp, tận thu lâm sản, phát quang thực bì, làm đường băng cản lửa hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy.

Ngay sau bão, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo để ngành lâm nghiệp khắc phục thiệt hại như thực hiện thống kê, báo cáo Chính phủ hướng dẫn hỗ trợ; chỉ đạo xây dựng Đề án quy hoạch lại 3 loại rừng; kết nối các đơn vị công nghệ, phát triển rừng để tìm hiểu, nghiên cứu, bàn giải pháp tái cơ cấu loại cây trồng trong phát triển lâm nghiệp, làm việc với các ngân hàng để khoanh, hoãn, giãn nợ, các chính sách ưu đãi để tái đầu tư, khôi phục sản xuất, đảm bảo trồng lại rừng cho kịp mùa vụ.

Hục hồi hàng trăm nghìn héc ta rừng sau bão ở Quảng Ninh bằng cách nào, không dễ trả lời- Ảnh 4.

Tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 119.000 ha.

Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thành viên thuộc tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: Mức cho vay theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được phê duyệt nhưng không quá 30 triệu đồng/ha.

Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ; thời hạn cho vay tối đa không quá 25 năm. Trong 5 năm đầu khách hàng chưa phải trả nợ gốc.





Nguồn: https://danviet.vn/huc-hoi-hang-tram-nghin-hec-ta-rung-sau-bao-o-quang-ninh-bang-cach-nao-khong-de-tra-loi-20241025062357995.htm

Cùng chủ đề

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Triệu tập 16 thanh, thiếu niên dùng hung khí hỗn chiến đường phố tại Quảng Ninh

Tối 19/12, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã triệu tập 16 thanh thiếu niên để xử lý về hành vi "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra tại đường Vườn Đào, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.Bước đầu cơ quan công an xác định, hai nhóm thanh thiếu niên không quen biết nhau, không có mâu thuẫn từ trước. Chỉ vì nhìn thấy đối phương nẹt pô, rú ga...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1608/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/12/2024. * Ông Phạm Đức Ấn sinh năm 1970; quê quán xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An); trình độ...

TP Hạ Long kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

NDO - Ngày 18/12, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long...

Quảng Ninh hoàn tất phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hiện các ban xây dựng Đảng, các sở, ngành ở Quảng Ninh cơ bản đã hoàn thành xong việc xây dựng phương án hợp nhất và đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Tình cờ nuôi chim cu gáy ở Bắc Giang, ai ngờ thành công, giàu hẳn lên, con nào hót hay bán 7 triệu

Chim cu gáy Thái Lan non giá từ 300.000 đến 1 triệu đồng/đôi, tuỳ theo màu lông mơ, vân hồng hay tim trắng. Sau khi trừ chi phí, anh Khôi, nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Anh còn có thêm...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An, có hơn 2.200 động vật hoang dã, trong đó có loài quý hiếm như bò tót... ...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Cùng chuyên mục

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Tình cờ nuôi chim cu gáy ở Bắc Giang, ai ngờ thành công, giàu hẳn lên, con nào hót hay bán 7 triệu

Chim cu gáy Thái Lan non giá từ 300.000 đến 1 triệu đồng/đôi, tuỳ theo màu lông mơ, vân hồng hay tim trắng. Sau khi trừ chi phí, anh Khôi, nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Anh còn có thêm...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An, có hơn 2.200 động vật hoang dã, trong đó có loài quý hiếm như bò tót... ...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Mới nhất

Cảnh hoang tàn tại trung tâm giáo dục 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

TPO - Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bỏ hoang. TPO - Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung...

Ký ức Trường Sơn

Ngôi nhà mang tên "Ký ức Trường Sơn" ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Thai phụ chuyển dạ ‘điêu đứng’ vì chồng bấm nhầm nút trên ô tô

Tình huống trớ trêu xảy ra ở tỉnh Sơn Đông mới đây đã thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. ...

Hội Nhà báo Việt Nam bàn giao nhà tình nghĩa tại tỉnh Tiền Giang

(CLO) Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội và báo Tuổi Trẻ phối hợp chính quyền địa phương tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa...

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng...

Mới nhất

Ký ức Trường Sơn