Trang chủNewsThế giớiHouthi gây khó cho Hải quân Mỹ ở biển Đỏ như thế...

Houthi gây khó cho Hải quân Mỹ ở biển Đỏ như thế nào?


Kể từ khi xung đột Hamas – Israel nổ ra vào ngày 7.10.2023, lực lượng Houthi ở Yemen đã phóng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) và các loại vũ khí khác vào các tàu thương mại và tàu chiến trên biển Đỏ và vịnh Eden gần như mỗi ngày.

Houthi gây khó cho Hải quân Mỹ ở biển Đỏ như thế nào?- Ảnh 1.

Khói bốc lên từ tàu Marlin Luanda (Anh) sau bị tên lửa chống hạm của Houthi tấn công tại vịnh Aden vào ngày 27.1

Ước tính hơn 20.000 tàu thương mại đi qua biển Đỏ mỗi năm, bao gồm 150 tàu chở dầu và tàu container cỡ lớn, nhưng lưu lượng tàu container qua vùng biển này đã giảm 67% và lưu lượng tàu chở dầu giảm khoảng 50% kể từ khi các cuộc tấn công của Houthi bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái. Lực lượng Houthi tập trung nhắm mục tiêu vào các tàu thuộc sở hữu của Israel hoặc những tàu hướng tới cảng Eilat (miền nam Israel) với tuyên bố để đứng về phía Hamas trong cuộc xung đột. Nhiều công ty vận tải buộc chuyển hướng tàu qua mũi phía nam châu Phi.

Ông Gene Moran, một cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, cho biết: “Chúng tôi chưa bị ảnh hưởng, nhưng về mặt chiến lược, chúng tôi chưa khôi phục được dòng hàng hóa”.

Houthi tung xuồng tự sát đánh trúng tàu hàng

Cuộc đấu nhanh hay kéo dài?

Trước bối cảnh trên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hạn chế phản ứng quân sự mạnh mẽ trước các cuộc tấn công của Houthi để tránh bị lôi kéo vào một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc các đội tàu chiến Mỹ và đồng minh phải mất nhiều thời gian để tuần tra và bảo vệ biển Đỏ giữa bối cảnh các cuộc tấn công liên tục tiếp diễn, theo The Wall Street Journal.

Hồi tháng trước, bà Avril Haines, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, cho biết nỗ lực do Mỹ dẫn đầu không đủ để ngăn chặn việc Houthi nhắm mục tiêu vào tàu và mối đe dọa sẽ vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài.

Ông Frank McKenzie, cựu tướng Thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết các cuộc tấn công của Houthi càng kéo dài thì khả năng tàu chiến Mỹ có thể bị nhắm vào càng cao. “Luôn có khả năng xảy ra điều gì đó và một trong các tàu của chúng tôi có thể bị tấn công, và khả năng đó sẽ tăng lên khi chúng tôi để tình hình tiếp diễn dài hơn”, ông McKenzie nói.

Houthi gây khó cho Hải quân Mỹ ở biển Đỏ như thế nào?- Ảnh 2.

Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Gravely của Hải quân Mỹ, hướng về phía Houthi vào ngày 3.2.2024

Hải quân Mỹ cho biết nước này chi khoảng 1 tỉ USD cho các loại đạn dược sử dụng để bảo vệ biển Đỏ, tiến hành hơn 450 cuộc tấn công và đánh chặn hơn 200 UAV và tên lửa kể từ tháng 11.2023. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng cuộc xung đột với Houthi sẽ khiến nền công nghiệp quốc phòng Mỹ bị hao hụt lớn, vốn đã căng thẳng do nước này phải cung cấp vũ khí cho cả Ukraine và Israel.

Trước đó, trung tướng Alexus Grynkewich thuộc Không quân Mỹ cho biết thế khó của nước này là xác định mức độ tổn thất kho vũ khí của Houthi sau các cuộc tấn công của Mỹ và các đồng minh, cũng như nguồn lực của Houthi trước khi khai mào giao tranh, theo Đài PBS.

Bà Emily Harding tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS-Mỹ) đánh giá vũ khí hỗ trợ của Iran cho nhóm Houthi dường như rẻ và có tính bền vững cao, trong khi vũ khí của Mỹ đắt đỏ, chuỗi cung ứng và các khâu hậu cần còn hạn chế. “Chúng tôi muốn trò chơi đánh nhanh thắng nhanh, còn Houthi muốn kéo dài”, theo bà Harding.

Mỹ vừa phòng thủ vừa tấn công

Gần đây, Houthi đã sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm mới với tốc độ nhanh để tấn công các mục tiêu trên biển Đỏ và vịnh Aden. Để đánh chặn tên lửa đạn đạo chống hạm của Houthi, thủy thủ của Mỹ chỉ có khoảng 9 – 20 giây cho việc “phát hiện, đánh giá và ra quyết định tiêu diệt mục tiêu”, theo Business Insider dẫn lời trung tá Jeremy Robertson, thuyền trưởng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Carney.

Tương tự, các sĩ quan hải quân trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, tàu khu trục USS Gravely và USS Laboon cũng thừa nhận mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm của nhóm Houthi. Bên cạnh đó, theo phân tích của CSIS, Houthi sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo chống hạm khá lớn, đặt ra thách thức cho Mỹ và các đồng minh trong việc duy trì phòng thủ trước các cuộc tấn công từ loại vũ khí này.

Ngoài việc bắn hạ tên lửa và UAV đang lao tới, Mỹ và các nước khác còn thực hiện một số đợt không kích nhằm vào các bệ phóng, cơ sở lắp đặt radar và các cơ sở khác được Houthi sử dụng trong các cuộc tấn công của mình.




Nguồn: https://thanhnien.vn/houthi-gay-kho-cho-hai-quan-my-o-bien-do-nhu-the-nao-185240613174837152.htm

Cùng chủ đề

“Tân binh” Mỹ và “cựu vương” Ý chạm trán trong đêm thi đấu thứ hai của DIFF 2024

(ĐCSVN) – Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024) sắp bước vào đêm thi đấu thứ hai. Theo dự kiến, với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, vào lúc 20h tối 15/6 tới đây, hai đội pháo hoa Mỹ và Ý sẽ trình diễn những màn pháo hoa nghẹt thở vì những mới mẻ và hấp dẫn mà hai đội đang đầu tư rất công phu. Màn đối đầu giữa cựu...

DIFF 2024: Cận cảnh bên trong trận địa pháo của hai đội Mỹ- Ý

“Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên” là chủ đề của đêm thi đấu thứ hai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 giữa đội Mỹ và Ý. Hai đội đã sẵn sàng đem đến cho khán giả những phút thăng hoa cùng cảm xúc vào 20h tối 15/6. Congly.vn Nguồn:https://congly.vn/diff-2024-can-canh-ben-trong-tran-dia-phao-cua-hai-doi-my-y-435964.html

Thành phố Mỹ đưa tiếng Việt vào danh sách ngôn ngữ chính thức

Tờ San Francisco Chronicle ngày 12/6 cho biết, Hội đồng Giám sát thành phố San Francisco đã bỏ phiếu thông qua việc đưa tiếng Việt vào danh sách ngôn ngữ chính thức của thành phố. Truyền thông Mỹ cho biết, đây là một phần trong nỗ lực nhằm mở rộng dịch vụ công đến cộng đồng người nói tiếng Việt trong thành phố. Theo quy định của San Francisco, cơ quan nhà nước sẽ phải cung cấp phiên dịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

WHO xác nhận một trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người tại Ấn Độ

Theo WHO, bệnh nhân là bé trai 4 tuổi, đã được đưa vào phòng chăm sóc tích cực nhi khoa (ICU) của một bệnh viện địa phương vào tháng Hai do các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng dai dẳng, sốt cao và đau bụng. Sau khi được chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện 3 tháng sau đó. Được biết, bệnh nhi đã tiếp xúc với gia cầm ở nhà và trong môi...

Hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản đảm bảo sự cân bằng tại châu Á

Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản được xem là phần quan trọng trong mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của hai nước, nhằm thúc đẩy ổn định khu vực và đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhật Bản và Triều Tiên bí mật đàm phán về vấn đề con tin bị bắt cóc

Ngày 13-6, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc cho biết, Nhật Bản và Triều Tiên đã họp bí mật tại Mông Cổ vào giữa tháng 5 vừa qua, trong bối cảnh Tokyo nỗ lực giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong quá khứ. Cuộc họp diễn ra tại một địa điểm gần thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Cũng theo JoongAng Ilbo, Nhật Bản và Triều...

Cùng chuyên mục

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ chốt thương vụ F-16, tỷ phú Elon Musk bị kiện, Giáo hoàng Francis lần đầu tiên làm việc này

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/6.

Hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản đảm bảo sự cân bằng tại châu Á

Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản được xem là phần quan trọng trong mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của hai nước, nhằm thúc đẩy ổn định khu vực và đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sau tuyên bố chấn động châu Âu của Tổng thống Pháp, lãnh đạo NATO gửi thông điệp

Ngày 13/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg bày tỏ hy vọng rằng, Pháp sẽ tiếp tục là thành viên chủ chốt của liên minh quân sự này, ngay cả khi có khả năng chính phủ cực hữu lên nắm quyền sau cuộc bầu cử sắp tới.

Nhật Bản và Triều Tiên bí mật đàm phán về vấn đề con tin bị bắt cóc

Ngày 13-6, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc cho biết, Nhật Bản và Triều Tiên đã họp bí mật tại Mông Cổ vào giữa tháng 5 vừa qua, trong bối cảnh Tokyo nỗ lực giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong quá khứ. Cuộc họp diễn ra tại một địa điểm gần thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Cũng theo JoongAng Ilbo, Nhật Bản và Triều...

Mới nhất

Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024

Chiều ngày 11/6/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ hội Vì Hòa bình năm...

Bộ trưởng Lương Tam Quang gặp mặt Đoàn đại biểu các chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo

Bộ trưởng Lương Tam Quang với các đại biểu, chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Trung tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an...Những năm qua,...

Gắn kết nông dân với doanh nghiệp để trồng ‘cây tiền tỷ’ phát triển bền vững

DNVN - Sầu riêng (hay còn được nông dân nhiều nơi gọi là cây tiền tỷ) đang là một trong những loại cây ăn trái cho thu nhập cao nhất hiện nay, hàng tỷ...

Mới nhất