Trang chủNewsThời sựHợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược...

Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc, sáng 27/6, tại thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh cùng dự và phát biểu tại Hội nghị “Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc.”

Dự hội nghị về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Về phía Trung Quốc có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba; Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc Tôn Quảng Vũ; Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Vương Cương; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Trung Quốc Cẩu Bằng. Đặc biệt, hội nghị có sự tham dự của gần 500 đại biểu là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong lĩnh vực hạ tầng Việt Nam-Trung Quốc.

Dẫn câu ngạn ngữ Trung Quốc “muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường,” phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh cho biết những năm qua, Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông thông suốt, an toàn, bền vững, hiệu quả cao với hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, sân bay, cảng biển hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vươn ra hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giao thông tại một số nước trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Lào.

Theo Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển. Giao thông giữa Việt Nam và Trung Quốc được kết nối không chỉ hàng không, hàng hải mà kết nối cả đường bộ, đường sắt. Hai bên đã hợp tác trong một số dự án giao thông của Việt Nam như đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội)…

Hai chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc (cuối năm 2022) và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam (12/2023) cũng như cuộc hội kiến giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác lần này đã thống nhất thúc đẩy quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả, bền vững hơn, trong đó có nhiệm vụ kết nối hạ tầng, nhất là kết nối hạ tầng giao thông hai nước, phù hợp với sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh hoan nghênh các cơ quan, doanh nghiệp hai nước cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là hợp tác phát triển giao thông, kết nối giao thông giữa hai nước; cho rằng, cùng với vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp Nhà nước, cần huy động các doanh nghiệp tư nhân hai bên vào nhiệm vụ quan trọng này.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển kết nối hạ tầng chiến lược giao thông Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhu cầu khách quan bởi hai nước “núi liền núi, sông liền sông.” Điều này tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân, hàng hóa, kết nối khu vực và quốc tế; Trung Quốc có thể qua Việt Nam vào Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Việt Nam qua Trung Quốc vào các nước Trung Á, Đông Âu.

Với tư duy và tầm nhìn vượt trội, Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh, hiện đại, có quy mô lớn nhất thế giới. Việt Nam mong muốn học tập kinh nghiệm hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược giao thông.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, do đó có điều kiện phát triển 5 phương thức vận tải. Thời gian qua, hợp tác giao thông phát triển mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương.

TTXVN_2706Thutuong4.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam như dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông…. Theo Thủ tướng, nếu phát triển các hệ thống đường sắt để kết nối hệ thống giao thông vành đai ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đem lại hiệu quả lớn.

Về hợp tác nghiên cứu 3 tuyến đường sắt kết nối giữa Trung Quốc với Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng, Việt Nam đang tập trung triển khai với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, làm đến đâu chắc đến đó, góp phần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác “Hai hành lang, một vành đai,” “Vành đai và con đường.”

Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ kết quả hợp tác hạ tầng chiến lược giao thông chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh, mong muốn của hai bên. Tuyến đường sắt liên vận còn khó khăn do khác khổ đường; vận tải đường sông còn hạn chế do tĩnh không của các cầu biên giới, đường bộ cao tốc khó kết nối.

Hai bên chưa triển khai được các dự án kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược lớn, tiêu biểu; chưa dứt điểm tháo gỡ vướng mắc một số dự án hợp tác cũ. Số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng các dự phát triển hạ tầng chiến lược còn khiêm tốn, chưa có doanh nghiệp tham gia với hình thức hợp tác công tư. Cơ chế huy động nguồn lực còn khó khăn, chưa linh hoạt, hiệu quả và còn nhiều vướng mắc. Khung khổ hợp tác cụ thể giữa hai nước trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược chưa hoàn thiện, đầy đủ.

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và bài học, Thủ tướng đề nghị ngành đường sắt cần sớm triển khai 3 dự án, nhất là dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Về đường sắt đô thị, tiếp tục tích cực triển khai các dự án ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Thủ tướng cho biết Chính phủ dự kiến giao các cơ quan liên quan nghiên cứu sớm báo cáo đề xuất Hiệp định liên Chính phủ về phối hợp, triển khai 3 dự án đường sắt phía Bắc, sau khi triển khai tương đối tốt thì sẽ mở rộng ra các tuyến khác, có nhu cầu lớn; trong đó tập trung vay vốn ưu đãi Trung Quốc với cơ chế riêng, chuyển giao công nghệ, kèm theo đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm để Việt Nam hình thành ngành công nghiệp đường sắt, trong đó đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quyết định.

Thủ tướng cũng yêu cầu thúc đẩy mở rộng đường bay giữa hai nước, tăng tần suất các chuyến bay có nhu cầu cao; có chính sách khuyến khích phát triển du lịch Việt Nam-Trung Quốc; đẩy mạnh triển khai dự án đường bộ kết nối hai nước, đặc biệt là các đường cao tốc kết nối, cầu đường bộ biên giới.

TTXVN_2706Thutuong2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Về huy động nguồn vốn, ưu tiên nguồn vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, huy động nguồn lực nhà nước bằng nguồn ngân sách hằng năm, đầu tư nhà nước, vay vốn, phát hành trái phiếu Chính phủ…, Thủ tướng cho biết Việt Nam chú trọng thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp hai bên cho các dự án kết nối hạ tầng hai nước bằng các hình thức PPP, xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT).

Đối với các doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh hơn nữa hợp tác liên kết theo hình thức liên doanh, liên danh với nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” “cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển,” sớm có các công trình hợp tác biểu tượng giữa hai nước. Thủ tướng mong rằng thời gian tới sẽ có bước đột phá trong quan hệ hai nước, theo tinh thần “6 hơn,” trong đó có thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Tại Hội nghị các bộ, ngành, cơ quan và doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông hai nước đã chia sẻ về tình hình phát triển hạ tầng giao thông mỗi nước; những kinh nghiệm tốt, những bài học thực tiễn đối với phát triển; gợi mở hướng hợp tác phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam, nhất là trong các khâu quy hoạch, thiết kế, huy động nguồn lực, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện, quản lý vận hành khai thác, áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

Kết luận Hội nghị, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, với mong muốn cụ thể hóa các thỏa thuận cấp cao của hai nước thành những sản phẩm cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam có nhu cầu nhưng nguồn lực, công nghệ hạn chế, nhân lực có hạn; Trung Quốc cần giúp đỡ Việt Nam về vay vốn ưu đãi, công nghệ tiên tiến phát triển giao thông, nhất là giao thông xanh, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị thông minh.

Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty của Trung Quốc đến đầu tư, đấu thầu, tham gia xây dựng các công trình lớn, đặc biệt là đột phá trên lĩnh vực giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng sạch. Trước mắt, các doanh nghiệp hai nước liên danh, liên doanh, liên kết với nhau trên tinh thần chân thành, hiệu quả, tin cậy, bỏ qua những vướng mắc gặp phải trước đây, quá trình hợp tác phải lợi ích hài hoà, khó khăn chia sẻ; chống tiêu cực, tham nhũng, không để đội vốn; các doanh nghiệp thể hiện tinh thần chia sẻ, tầm nhìn, hành động với khí thế cao, quyết tâm đầu tư, mạnh dạn, hợp tác để triển khai, toát lên tinh thần sẵn sàng làm, sẵn sàng dấn thân, sẵn sàng chia sẻ, “biến không thành có, biến không thể thành có thể,” “chỉ bàn làm, không bàn lùi.”

Trên tinh thần “sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với doanh nghiệp,” Thủ tướng cho rằng qua các hội nghị, diễn đàn, Việt Nam thu lượm được nhiều kinh nghiệm, có định hướng, gợi mở về xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tốt hơn; khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với các bạn khó khăn, để cùng nhau làm tốt hơn trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước trên tinh thần Cộng đồng chia sẻ tương lai của hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước./.

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hop-tac-viet-nam-trung-quoc-ve-phat-trien-ha-tang-chien-luoc-giao-thong-post961548.vnp

Cùng chủ đề

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/6/2024: Cacao giảm sâu về mức thấp nhất trong 1 tháng Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/6/2024: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới đồng loạt lao dốc Trong khi nhóm kim loại tăng giá, sắc đỏ áp đảo bảng giá 3 nhóm mặt hàng còn lại đã kéo chỉ số hàng hóa MXV-Index giảm 0,25% xuống 2.252 điểm. ...

Kon Tum: Mở 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng

Tỉnh Kon Tum hiện còn lưu giữ hơn 2.500 bộ cồng chiêng; hơn 500 làng người DTTS có cồng chiêng, có đội cồng chiêng và múa xoang. Các lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng được tổ chức nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các...

Tây Ninh cần huy động 628.000 tỷ đồng vốn đầu tư thời kỳ quy hoạch 2021

Tây Ninh cần huy động 628.000 tỷ đồng vốn đầu tư thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 26/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tây Ninh sẽ ưu tiên thực hiện các dự án kết...

Ngành hàng sắn Việt Nam chưa phát triển bền vững, liên kết giữa nông dân với nhà máy còn yếu

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung nhấn mạnh như thế tại Hội nghị Phát triển bền vững ngành hàng sắn Việt Nam (khoai mì) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 27/6/2024, tại tỉnh Tây Ninh.Ngành hàng sắn còn...

Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều

Với những quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đón đầu nguồn vốn tỷ USD Mới đây, Tập đoàn Danh Khôi công bố việc ký kết hợp tác chiến lược với Knightsbridge Partners - nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đề thi môn Ngữ văn được thí sinh đánh giá là khá dài nhưng không khó do đều rơi vào các nội dung học sinh đã được ôn tập kỹ càng. Dưới đây là gợi ý đáp án đề thi được thực hiện bởi Ban chuyên môn Tuyensinh247.com: I. Phần Đọc hiểu Câu 1. Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại: thế hệ nghệ sỹ này tiếp nối thế...

Gặp mặt các nhà khoa học và trí thức Việt Nam tại Đức

Một số nhà khoa học cũng đề xuất việc cho phép chia sẻ dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu quốc tế vì nó giúp nâng cao được mô hình toàn cầu và uy tín quốc tế của Việt Nam. Các nhà khoa học gốc Việt cũng đề cập đến vấn để quản lý sản phẩm nghiên cứu sau khi dự án nghiên cứu hoàn tất và đề xuất...

Cựu ngôi sao Ferdinand tin ba cầu thủ trẻ có thể giúp Tam sư vô địch

Anh khởi đầu không mấy ấn tượng ở vòng bảng EURO, dù vậy, cựu ngôi sao Rio Ferdinand tin rằng các cầu thủ trẻ Kobbie Mainoo, Cole Palmer và Anthony Gordon có thể giúp Tam sư thay đổi vận mệnh. Cựu ngôi sao bóng đá Anh Rio Ferdinand tin rằng việc đưa ba cầu thủ trẻ vào đội hình chính sẽ giúp cải thiện lối chơi của đội tuyển Anh và đưa...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Ngày 26/6, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua luật về đường bộ, an toàn giao thông

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, Kỳ họp thứ 7, hôm nay (27/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 4 dự án luật. Cụ thể, vào buổi sáng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 dự án luật gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tiếp theo, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân...

Bài đọc nhiều

Thành phố Đà Nẵng được thành lập Khu thương mại tự do

Theo đó, Nghị quyết gồm 4 chương, 18 điều, quy định về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP; thành lập Khu thương mại tự do Đà...

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Chiều 25/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo của Chính phủ lên quan đến các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7. Hạn chế thấp nhất việc tăng giá khi tăng lương Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thông tin, Đảng, Nhà nước rất muốn đổi mới sâu sắc chính sách...

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước

Bộ Tài chính vừa có công văn số 6506/BTC-CST gửi các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan xin ý kiến về việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vào thời điểm từ 1/8/2024 cho đến hết ngày 31/01/2025. Lợi cho ngành ô tô trong nước Đánh giá việc thực hiện giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời...

Nếu không gia hạn nợ, Vietnam Airlines có thể sẽ phá sản

Cũng về vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) ủng hộ việc cho hãng hàng không có điều kiện tái cấu trúc lại khoản nợ, có cơ hội phục hồi phát triển để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vị đại biểu này đề nghị tăng cường hiệu quả quản trị doanh nghiệp, nhân lực.Trong bối cảnh tình hình làm ăn thua lỗ phải có giải pháp hiệu quả hơn trong công tác quản...

Nhà báo Đỗ Ngọc Thi được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

Tại buổi lễ công bố, TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp Hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Đỗ Ngọc Thi giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu...

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Mở 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng

Tỉnh Kon Tum hiện còn lưu giữ hơn 2.500 bộ cồng chiêng; hơn 500 làng người DTTS có cồng chiêng, có đội cồng chiêng và múa xoang. Các lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng được tổ chức nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các...

Tiến sĩ 37 tuổi ở Oxford: ‘Tầm nhìn, mục đích sống từng xa xỉ đối với tôi’

37 tuổi, đang công tác tại ĐH Oxford (Anh) - ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới, hiểu bản thân và không ngừng nỗ lực vươn lên là những điều tạm khái quát nhất khi nhắc về tiến sĩ Lê Xuân Khoa.   TS Lê Xuân Khoa chia sẻ báo cáo tại một hội thảo quốc tế - Ảnh: K.LÊ Nhắc về tuổi thơ của mình, Tiến sĩ Lê Xuân Khoa nói từ nhỏ đã không có hơi ấm của cha,...

Phở: Từ gánh hàng rong đến biểu tượng ẩm thực Việt Nam vươn tầm thế giới

Từ một món ăn dân dã, phở đã trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam, chinh phục thực khách quốc tế với hương vị độc đáo. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/am-thuc/pho-tu-ganh-hang-rong-den-bieu-tuong-am-thuc-viet-nam-vuon-tam-the-gioi-1357964.html

HLV Park Hang Seo bất ngờ nộp đơn ngồi ‘ghế nóng’ tuyển Ấn Độ

HLV Park Hang Seo nộp hồ sơ ứng tuyển ghế HLV trưởng tuyển Ấn Độ thay ông Igor Stimac vừa bị Liên đoàn bóng đá nước này sa thải. Báo chí Ấn Độ đưa tin HLV Park Hang Seo là một trong những ứng viên nộp hồ sơ dẫn dắt tuyến Ấn Độ. Trước đó, Liên đoàn bóng đá Ấn Độ sa thải HLV Igor Stimac vì thành tích không tốt tại vòng loại World Cup 2026.  “HLV Park Hang Seo...

Huyện Đông Anh đã hoàn thành hồ sơ nâng cấp huyện thành quận

Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên cho biết, Kỳ họp thứ 14 – HĐND huyện có nhiều nội dung quan trọng, gồm: Đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đảm bảo an sinh xã hội 6 tháng đầu năm 2024; Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 theo Nghị quyết...

Mới nhất

Tiến sĩ 37 tuổi ở Oxford: ‘Tầm nhìn, mục đích sống từng xa xỉ đối với tôi’

37 tuổi, đang công tác tại ĐH Oxford (Anh) - ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới, hiểu bản thân và không ngừng nỗ lực vươn lên là những điều tạm khái quát nhất khi nhắc về tiến sĩ Lê Xuân Khoa.   TS Lê Xuân Khoa chia sẻ báo cáo tại một hội thảo quốc tế - Ảnh: K.LÊ Nhắc...

Ngăn chặn 63 tấn Hàu giống không rõ xuất xứ trị giá 1,5 tỷ đồng

Ngày 23/6/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các Lực lượng Hải quan, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiến hành khám phương tiện thủy có gắn động cơ do ông Lê Đức Chi là người điều khiển.Kết quả khám phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện 300.000 dây hàu...

Phở: Từ gánh hàng rong đến biểu tượng ẩm thực Việt Nam vươn tầm thế giới

Từ một món ăn dân dã, phở đã trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam, chinh phục thực khách quốc tế với hương vị độc đáo. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/am-thuc/pho-tu-ganh-hang-rong-den-bieu-tuong-am-thuc-viet-nam-vuon-tam-the-gioi-1357964.html

Những gương mặt trần gian trong ngôn ngữ và sắc màu của họa sĩ Trịnh Tú

Mây trắng bay vềTrong bài viết “Nguyễn Sáng một cõi đi về”, họa sĩ Trịnh Tú viết năm 2013 về danh họa Nguyễn Sáng – tác giả của 2 tác phẩm nổi tiếng được công nhận là bảo vật quốc gia gồm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" và "Thanh niên thành đồng”.Họa sĩ vẽ chân dung...

Lành mạnh môi trường kinh doanh du lịch

Hiện là cao điểm du lịch hè, hầu hết các ngày trong tuần Quảng Ninh thu hút đông du khách du đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh đang siết chặt công tác kiểm soát...

Mới nhất