Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhHợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng...

Hợp tác năng lượng, dầu khí – trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam – Nga

Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.

Từ 23-24/10/2024, Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Nga. Đây là Hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các thành viên BRICS và lãnh đạo hơn 30 nước khách mời, bao gồm các nước đang phát triển ở các châu lục và một số tổ chức quốc tế.

Theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị với tư cách khách mời. Sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng sẽ mở ra những triển vọng mới cho hợp tác giữa Việt Nam và khối BRICS, mang lại cho Việt Nam cơ hội thúc đẩy hợp tác rộng rãi với các quốc gia thành viên BRICS và các đối tác, đồng thời cho phép Việt Nam tiếp cận các cơ chế của BRICS, nguồn lực dồi dào và thị trường quy mô lớn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nước.

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024. Ảnh: Nhật Bắc

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cho biết, cùng với việc mở ra triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và BRICS cũng như các nước thành viên BRICS, sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng ở Nga cũng gửi đi thông điệp về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Nga, tiếp tục và phát huy hiệu quả tình hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác đa phương dựa trên nền tảng của sự tin cậy, hợp tác bền vững và tôn trọng lẫn nhau.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (nay là Nga) vào ngày 30/1/1950, mở đường cho tình hữu nghị bền chặt và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Trong gần 75 năm qua, quan hệ song phương ngày càng phát triển một cách toàn diện và sâu rộng.

Hai nước đã ký Hiệp định về nguyên tắc quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nga vào ngày 16/6/1994, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Năm 2021, hai nước đã ban hành Tuyên bố chung về tầm nhìn chung của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030. Trong khuôn khổ mối quan hệ đó, hợp tác Việt – Nga đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở khu vực Đông Nam Á. Nga là một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu. Hai nước cũng có những dự án đầu tư sang nhau, trong đó có những lĩnh vực quan trọng và là thế mạnh của Nga như năng lượng, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo…

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), mặc dù chịu tác động của tình hình bất ổn của thế giới và khu vực, kim ngạch thương mại năm 2023 vẫn đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,78 tỷ USD, tăng 50,1%; nhập khẩu đạt 1,74 tỷ USD, tăng 31,6%. Cũng trong 9 tháng qua, các nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao như: Hàng thủy sản đạt 164,5 triệu USD (tăng 94,7% so với cùng kỳ năm 2023); gạo đạt 6,5 triệu USD (tăng 130,9%); xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 23,3 triệu USD (tăng 123,7%); xuất khẩu hàng dệt may đạt 616,3 triệu USD (tăng 117,7%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 176,6 triệu USD (tăng 68,7%); cao su đạt 34,8 triệu USD (tăng 49%).

Các nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng cao gồm: Phân bón các loại, than các loại, giấy các loại, linh kiện, phụ tùng ô tô; phương tiện vận tải khác và phụ tùng…

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga
Điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Nga là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí với các dự án lớn. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, theo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí với các dự án lớn. Ngoài liên doanh Vietsovpetro là lá cờ đầu trong hợp tác dầu khí, hai bên đã có thêm những liên doanh khác đang hoạt động tích cực ở cả hai nước.

“Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng – dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga” – lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nhấn mạnh và cho biết thêm, hiện nay hợp tác trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí giữa hai nước không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà đã dần mở rộng sang các lĩnh vực triển vọng khác như xây dựng nhà máy điện khí, cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng cho Việt Nam, xây dựng hạ tầng và phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất nhiên liệu động cơ, cũng như hiện đại hóa các cơ sở năng lượng của Việt Nam.

Liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian qua, hai Bên đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường xuyên nhập khẩu than từ các đối tác của Nga để phục vụ nhu cầu trong nước. Về hợp tác trong sản xuất ô tô, hai Bên đã ký Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nga về hỗ trợ sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam (Nghị định thư).

Ngoài ra, hai Bên cũng đang nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực tiềm năng như cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến khoáng sản, cung cấp và sản xuất trang thiết bị phục vụ các dự án năng lượng, dự án giao thông vận tải…

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga
Thời gian qua, hợp tác thương mại hai nước tăng trưởng tích cực và có được nhiều động lực. Ảnh minh họa

Đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, ông Dương Hoàng Minh – Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga nhận định, thời gian qua, hợp tác thương mại hai nước tăng trưởng tích cực và có được nhiều động lực. Động lực lớn nhất là cả hai bên đã từng bước tháo gỡ được những khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa; các tuyến vận tải biển (tuyến Vladivostok – Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh), vận tải đường sắt (tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc – Nga)… đã từng bước được giải quyết.

Thêm vào đó, từ ngày 4/6/2023, Hãng hàng không IAERO của Nga thực hiện chuyến bay trực tiếp giữa Nga (thành phố Irkusk) và Việt Nam (Hà Nội) bằng máy bay của Nga 2 chuyến/tuần. Đường bay trực tiếp giữa Matxcơva và TP. Hồ Chí Minh hai nước đã được nối lại từ cuối tháng 1/2024. Cùng với đó, hiện nay, Nga và Việt Nam đã nới lỏng các quy định về visa cho công dân của nhau (từ ngày 1/8/2023 công dân Việt Nam đã có thể xin visa điện tử vào Nga, từ ngày 15/8 người Nga có thể lưu trú tại Việt Nam đến 45 ngày miễn visa)… Những thuận lợi này đã và đang tạo ra những cơ hội để hai bên thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch.

Tuy nhiên, Tham tán Thương mại Dương Hoàng Minh cho rằng, hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước đang đứng trước các thử thách rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các cơ quan chức năng cả hai bên đã có nhiều nỗ lực nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hay hoạt động triển khai các dự án đầu tư song phương vẫn còn nhiều rào cản.

Đứng trước thách thức này, Tham tán Thương mại Dương Hoàng Minh cho rằng, doanh nghiệp hai nước cần tận dụng tốt hơn nữa những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA); trong đó, doanh nghiệp Nga có thể tăng cường đầu tư sản xuất các sản phẩm Nga có thế mạnh tại Việt Nam để xuất khẩu ngược về Nga và các nước SNG hoặc sang các thị trường khác mà Việt Nam có FTA.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Thương vụ khuyến cáo, để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tại Liên bang Nga, các doanh nghiệp nên trực tiếp tham dự trưng bày sản phẩm hoặc tham quan các triển lãm chuyên ngành lớn của Liên bang Nga. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công sau khi tham dự triển lãm.



Nguồn: https://congthuong.vn/hop-tac-nang-luong-dau-khi-tru-cot-quan-trong-hang-dau-trong-quan-he-viet-nam-nga-354163.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Nga Putin chào đón lãnh đạo các nước dự hội nghị BRICS

Tối 23.10 (giờ địa phương), tại TP.Kazan, Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì lễ đón và chiêu đãi trọng thể lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị BRICS.   Tiệc chiêu đãi được nước Chủ tịch Nhóm BRICS 2024 tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Kazan Expo, TP.Kazan (Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga). Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế...

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Kazan, bắt đầu chuỗi hoạt động tại Nga

(Dân trí) - Trong hai ngày đến Nga tham dự Hội nghị BRICS theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước. Ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kazan (Nga), chuẩn bị tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm...

Hội nghị BRICS là chuyến tàu “tốc hành” cho các nước Nam bán cầu

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 với chủ đề "BRICS với Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" tại Kazan, Liên bang Nga vào ngày 23 và 24/10, các trang báo Trung Quốc đã bày tỏ kỳ vọng to lớn vào kết quả của Hội nghị. Đại biểu tham dự...

Thủ tướng rời Hà Nội công du tới Nga

6 giờ sáng nay 23.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác rời Hà Nội tới TP.Kazan (Liên bang Nga), tham dự Hội nghị BRICS theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng tới Nga.   Diễn ra từ ngày 23 - 24.10, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Tiễn Thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 72% Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), sau khi xuất khẩu gạo đạt liên tiếp trên 1 triệu tấn/tháng trong tháng 3 và tháng 4, trong các tháng gần đây đã chững lại ở mức trên dưới 800.000 tấn/tháng. Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với...

Đồng loạt giảm, thấp nhất tại khu vực miền Trung 59.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 24/10/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay ngày 24/10/2024 giảm nhẹ trong phạm vi hẹp và giao dịch trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Sau khi giảm một giá, thương lái tại Yên Bái mua heo hơi với giá 62.000 đồng/kg ngang bằng với tại Lào Cai, Ninh Bình đang thu ghi nhận đây là mức giá thấp nhất khu vực. ...

Tăng mạnh nhờ triển vọng tích cực từ thị trường

Giá tiêu hôm nay ngày 24/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng mạnh 1.000 - 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 145.000 -146.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 146.500 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 146.200 đồng/kg tăng 1.200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu...

Áp dụng chống bán phá giá nếu thép nhập khẩu ảnh hướng xấu tới sản xuất trong nước

Đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa thép nhập khẩu và sản xuất trong nước Chiều 23/10, tại Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình nhập khẩu thép tăng mạnh trong thời gian qua ảnh hưởng như thế nào đến ngành sản xuất trong nước, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại -...

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh

Từ ngày 21/10 đến 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Bộ Công Thương đồng tổ chức. Chuỗi chương trình bao gồm các phiên thảo luận cấp cao, các hoạt động kết nối doanh nghiệp B2B còn có điểm nhấn...

Bài đọc nhiều

Ban hành cơ chế điện mặt trời mái nhà, công suất lắp từ 1.000kW phải xin giấy phép

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 135 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ hôm nay 22-10-2024.Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ...

Giá đất thương mại, khu công nghiệp ở TP.HCM tăng giảm ra sao với bảng giá mới?

Với chính sách khuyến khích các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh nên bảng giá đất mới vừa được UBND TP ban hành đã điều chỉnh hài hòa giá đất thương mại, dịch vụ và đất phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh...).Trong đó, bảng giá đất thương mại dịch vụ được điều...

Giá USD ngân hàng và tự do cùng tăng nóng

(NLĐO) – Giá USD ngân hàng và thị trường tự do đồng loạt đi lên, hướng tới vùng đỉnh của năm nay ...

Biến Việt Nam thành một mắt xích của chuỗi cung ứng cho thị trường Halal 10.000 tỉ USD

Thị trường Halal toàn cầu dự báo có quy mô lên tới 10.000 tỉ USD trước năm 2030, trải rộng trên khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo. Ngành công nghiệp Halal gồm nhiều lĩnh vực đa dạng từ nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược, mỹ phẩm cho tới các ngành công nghiệp hỗ trợ, dây...

Thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán nhiều nguồn, Bộ Công Thương nói ‘không cấm’

Ngày 23-10, tại họp báo thường kỳ quý 3, ông Phan Văn Chinh - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, khẳng định dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu đang xây dựng đưa ra quy định thương nhân phân phối không mua hàng của nhau đã được bộ cân nhắc rất kỹ.Bởi về mặt thực tiễn, qua thanh...

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới lao dốc, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 vẫn cao chót vót

(NLĐO) – Dù giá vàng quốc tế rơi thẳng đứng nhưng giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 vẫn duy trì ở vùng đỉnh lịch sử, chạm 89 triệu đồng/lượng. ...

Các cổ đông lớn nhất SHB là ai, sở hữu bao nhiêu cổ phần ngân hàng?

Chỉ tính riêng việc sở hữu trực tiếp cổ phần tại SHB, Chủ tịch và 2 con trai nắm giữ 8,42% vốn điều lệ tại ngân hàng (308,423 triệu cổ phần), tương đương gần 3.300 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật Các tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp. Các cổ...

Nỗ lực thúc đẩy công nghệ hướng tới phát triển bền vững và bao trùm

Về việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số đối với những nhóm người có ít cơ hội tiếp cận công nghệ mới hơn, ông Kim Yong Sup cho biết: "Samsung luôn theo đuổi tầm nhìn "con người kết nối công nghệ, kiến tạo tương lai", vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách kỹ...

Kinh tế Mỹ “đẩy thuyền” USD tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/10 ghi nhận đồng bạc xanh đang trên đà đạt mức tăng thứ 16 trong tổng số 18 phiên và tuần tăng thứ tư liên tiếp.

Haxaco lãi quý III/2024 gấp 11 lần cùng kỳ

Nhu cầu sở hữu xe sang tăng, Haxaco lãi quý III/2024 gấp 11 lần cùng kỳLợi nhuận sau thuế quý III/2024 của Haxaco gấp 11 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 90 tỷ đồng vì nhu cầu sở hữu xe sang của người tiêu dùng tăng mạnh. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh...

Mới nhất

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm

Đề xuất tăng chi trực tiếp cho khám bệnh, chữa bệnh lên 91% Trình bày Tờ trình tại Kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sau 15 năm triển khai thi hành, Luật BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia BHYT; khẳng...

Vàng thế giới lao dốc, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 vẫn cao chót vót

(NLĐO) – Dù giá vàng quốc tế rơi thẳng đứng nhưng giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 vẫn duy trì ở vùng đỉnh lịch...

Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi khắc phục những tồn tại, vướng mắc

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với nhiều điểm mới. Trong phiên họp sáng ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng...

Chàng trai Trung Quốc mất hộ chiếu, ở lại Việt Nam vì những điều “kỳ lạ”

(Dân trí) - Gần 2 tháng khám phá Việt Nam, Trương Đại Soái nhận ra nhiều điều thú vị về lối sống, con người và ẩm thực Việt. Anh còn có kế hoạch đi hết 63 tỉnh thành tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ sự cố mất hộ chiếu đến mê mẩn Việt Nam Thời gian qua, chàng trai...

WHO tuyên bố Việt Nam loại trừ thành công bệnh đau mắt hột

Được biết, tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khai mạc ngày 21/10 tại Manila, WHO đã trao giấy chứng nhận, công nhận Việt Nam thanh toán thành công việc loại trừ bệnh đau mắt hột. Nhân viên y tế đến các khu dân cư khám và chưa bệnh mắt hột...

Mới nhất