Trang chủNewsThời sựHợp tác kỹ thuật là trụ cột đặc biệt quan trọng trong...

Hợp tác kỹ thuật là trụ cột đặc biệt quan trọng trong quan hệ Việt – Nga

(Dân trí) – Việt Nam và Nga nắm bắt cơ hội và mở ra con đường thênh thang hơn, hướng tới tương lai với nhiều điều tốt đẹp dựa trên tình hữu nghị gắn bó và Đối tác chiến lược toàn diện trong thời kỳ mới.
 
Hợp tác kỹ thuật là trụ cột đặc biệt quan trọng trong quan hệ Việt - Nga

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam, Tiến sĩ Trần Quốc Dương, Giảng viên cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã chia sẻ với Dân trí một số điểm đặc biệt về chuyến thăm này.

Ông đánh giá chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam trong thời điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với cả Liên bang Nga và Việt Nam?

– Theo tôi, chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn thể hiện sự coi trọng và cam kết của Nga về mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, chuyến thăm cũng thể hiện Việt Nam tích cực thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và vì hòa bình, ổn định.

Theo đó, Việt Nam và Nga sẽ thảo luận và định hướng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đến năm 2030, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, các mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động cụ thể, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của quan hệ song phương trong tương lai.

Xin ông cho biết mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước có những thành công nào đáng chú ý trong thời gian qua?

– Ngày 30/1/1950, Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trên thực tế, tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc đã được đặt nền móng từ gần 3 thập niên trước đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vào năm 1923 lần đầu đặt chân đến nước Nga Xô Viết để tìm đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân phong kiến.

Sau khi Liên Xô tan rã, các mặt hợp tác giữa Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục được kế thừa. Năm 1994 hai nước ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và dựa trên luật pháp quốc tế. Quan hệ Việt – Nga từ đó trở đi càng có những tiến triển mạnh mẽ, được nâng lên tầm cao mới về mọi lĩnh vực.

Tới năm 2001, Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam, hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga, đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ Đối tác chiến lược với Việt Nam, tạo nền tảng hợp tác Việt – Nga trong thế kỷ XXI. Quan hệ hai nước tiếp tục giữ vững và phát triển thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.

Trong thời gian qua, những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga được triển khai tích cực với nhiều kết quả. Trong đó, hợp tác chính trị – ngoại giao là điểm sáng với sự tin cậy rất cao và được củng cố thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao cũng như thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường xuyên.

Việt Nam và Liên bang Nga phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực, lãnh đạo hai nước thường xuyên bàn thảo nhiều vấn đề chính trị – an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm thông qua các cuộc gặp chính thức tại mỗi nước và bên lề các hội nghị, diễn đàn quốc tế, tạo sự đồng thuận cao.

Nhờ lực đẩy của sự tin cậy chính trị cao, hai bên đã tích cực cải thiện hợp tác trên các lĩnh vực như hợp tác quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự rất được coi trọng; trên lĩnh vực năng lượng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hiện là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Liên bang Nga.

Việc tiếp tục hợp tác dầu khí Việt – Nga đã có sự phát triển mang tính đột phá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động, hai nước đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (mà Nga là thành viên quan trọng), nhằm gia tăng kim ngạch thương mại song phương lên tới 10 tỷ USD vào năm 2025.

Về khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục, hai nước tiếp tục gặt hái nhiều thành quả. Nga mỗi năm cấp 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại gần 200 trường đại học Nga, nhiều hơn thời Liên Xô. Các hoạt động giao lưu văn hóa – học thuật được tổ chức thường xuyên, để lại những ấn tượng và tình cảm rất tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước.

Có thể khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế – xã hội mỗi nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới.

Tôi tin rằng, tới đây hai nước sẽ tiếp tục tôn vinh những thành tựu trong quá khứ, nắm bắt cơ hội của hiện tại và chỉ ra con đường rộng mở hơn hướng tới tương lai nhiều điều tốt đẹp hơn của tình hữu nghị gắn bó và Đối tác chiến lược toàn diện trong thời kỳ mới.

Một số ý kiến nhận định rằng quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga hiện chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, ông có suy nghĩ gì về nhận xét này và đâu là những “điểm nghẽn” cần khơi thông?

– Việc hợp tác kinh tế – thương mại phát triển tích cực, có những giai đoạn kim ngạch song phương tăng từ 10 đến 15% mỗi năm, là kết quả của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU). Mặc dù chịu tác động của tình hình bất ổn trên thế giới và khu vực, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 vẫn đạt hơn 3,6 tỷ USD.

Về đầu tư, Nga đã có gần 200 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam tại Nga tăng mạnh, từ chỗ chỉ khoảng 100 triệu USD vào đầu những năm 2000 đã lên mức 3 tỷ USD năm 2023.

Tôi cho rằng, một trong điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí. Việc hợp tác tốt và hiệu quả trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí không chỉ ở thềm lục địa Việt Nam mà cả ở lãnh thổ Liên bang Nga với các dự án lớn.

Sau chuyến thăm này tôi tin hai nước tiếp tục tích cực hợp tác trên nhiều lĩnh vực và nếu có “điểm nghẽn” thì cũng sẽ sớm được khai thông.

Xin ông cho biết những thế mạnh của Việt Nam mà các bạn Nga có thể đẩy mạnh hợp tác và ngược lại?

– Ngoài liên doanh VietsovPetro là lá cờ đầu trong hợp tác dầu khí, hai bên đã có thêm những liên doanh khác đang hoạt động tích cực ở cả hai nước.

Hợp tác song phương trong các lĩnh vực như khoa học – công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch, các địa phương, các tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức chính trị xã hội… ngày càng được mở rộng, trong đó hợp tác khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo giữa hai nước được đẩy mạnh và nâng cao lên tầm chiến lược.

Liên bang Nga đến nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều sinh viên Việt Nam nhờ vào các chương trình học bổng và đào tạo chất lượng cao với hàng nghìn sinh viên theo học tại Nga mỗi năm, trong đó có các ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng, dầu khí, khoa học cơ bản.

Chúng ta đã thấy hàng chục nghìn cán bộ khoa học, kỹ sư và công nhân kỹ thuật được đào tạo tại Nga đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch được tổ chức thường xuyên đã tăng thêm sự hiểu biết giữa hai dân tộc và tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực khác. Nga là một trong những thị trường khách du lịch hàng đầu của Việt Nam.

Hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống giữa hai nước không ngừng phát triển trên cơ sở đối tác tin cậy, phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hợp tác kỹ thuật là trụ cột đặc biệt quan trọng trong quan hệ Việt - Nga - 1
Vietsovpetro là hình mẫu thành công trong hợp tác song phương Việt – Nga (Ảnh: TTXVN).

Trước những bước phát triển tốt đẹp đã đạt được, trong thời gian tới, hai nước, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Nga cần làm gì để nắm bắt cơ hội, cùng nhau phát triển?

– Theo tôi, hai nước cần khai thác tối đa các ưu đãi, lợi thế của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) mà Nga là thành viên, qua đó đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi nước và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng hàng hóa tại khu vực và trên thế giới.

Doanh nghiệp hai nước cần tận dụng tốt hơn các lợi thế và cơ hội để tăng cường đầu tư, sản xuất hàng hóa tại thị trường của nhau.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần nghiên cứu, mạnh dạn đầu tư vào Nga trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, may mặc, sản phẩm đồ gỗ… Bên cạnh đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, thách thức hiện nay để việc giao thương được thuận lợi.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang sử dụng rất hiệu quả vũ khí của Liên Xô và Nga trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, ông đánh giá thế nào về sự giúp đỡ của Liên Xô và Nga đối với Việt Nam trong lĩnh vực này và khả năng phát triển hợp tác kỹ thuật – quân sự trong thời gian tới?

– Thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam không tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô. Viện trợ quân sự toàn diện của Liên Xô, nhất là vào những thời điểm quan trọng của các cuộc kháng chiến, đã góp phần làm nên chiến thắng của cách mạng Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Việt Nam nhận được không chỉ vũ khí trang bị do Liên Xô cung cấp mà còn cả sự giúp đỡ về nhân lực và kỹ thuật quân sự, với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng nhất.

Mỗi khi đối phương đưa ra loại vũ khí thiết bị kỹ thuật mới thì các chuyên gia Liên Xô lại cùng với cán bộ kỹ thuật Việt Nam bàn bạc, nghiên cứu tìm biện pháp đối phó. Nhiều chuyên gia Liên Xô đã cùng các đồng nghiệp Việt Nam nghiên cứu cải tiến vũ khí trang bị cho phù hợp với cách đánh của Việt Nam. Nhiều vũ khí trang bị tối tân của đối phương đã “bất lực” trước những cách đánh sáng tạo của Việt Nam và Liên Xô.

Hiện nay, hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga – Việt Nam phát triển mạnh mẽ và là một trong các trụ cột đặc biệt quan trọng của tổng thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Về hợp tác quân sự quốc phòng và kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam thực hiện trên nhiều lĩnh vực, có chiều sâu và có mối liên kết chặt chẽ giữa quân sự quốc phòng với các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội… chứ không đơn thuần chỉ gói gọn trong quan hệ mua sắm quốc phòng.

Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thỏa thuận với Việt Nam về bảo đảm bí mật nhà nước của nhau trên lĩnh vực hợp tác quân sự quốc phòng và an ninh. Điều đó chứng tỏ sự tin cậy vô cùng to lớn giữa hai nước trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó Việt Nam và Liên bang Nga còn có một cơ chế hợp tác đặc biệt là “Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga” (thành lập ngày 7/3/1988), được củng cố bởi Nghị định thư bổ sung ngày 6/9/2018 và quy chế mới được ban hành tháng 11/2019.

Đây là một trung tâm khoa học đa ngành và liên ngành rất độc đáo, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lưỡng dụng quân sự – dân sự, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật, vừa làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ….

Nói chung, việc tăng cường hợp tác Nga – Việt đáp ứng lợi ích cơ bản của hai quốc gia. Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ghi nhận Việt Nam đã và vẫn là đồng minh tin cậy, là đối tác quan trọng hàng đầu của Liên bang Nga tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đi đôi với việc cải tiến, nâng cấp vũ khí, khí tài thì việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ sĩ quan, chiến đấu viên, kỹ thuật viên có vai trò quyết định.

Với quan điểm “người trước, súng sau”, Quân đội ta tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quân đội Nga để đào tạo những chiến sĩ có bản lĩnh chiến đấu cao, có đủ năng lực, trình độ để điều khiển, vận hành các vũ khí và phương tiện chiến đấu ngày càng hiện đại hơn, phức tạp hơn, đáp ứng được yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Thách thức mới nổi của y tế Việt Nam và lời giải từ Covid-19

(Dân trí) - Giám đốc Quốc gia CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định các nguy cơ dịch bệnh thay đổi rất nhanh. Do đó, điểm mấu chốt là hệ thống y tế phải luôn thích ứng để bắt kịp với sự thay đổi đó. Nhân kỷ niệm một năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và chào đón 30 năm quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (năm 2025), báo Dân trí có...

Nga không thay đổi mục tiêu ở Ukraine dù kết quả bầu cử Mỹ ra sao

Khi được hỏi về khả năng Nga tham gia đàm phán sau hậu bầu cử ở Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết điều này phụ thuộc vào việc ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo.Cũng theo ông Zelensky, Nga tỏ ra thận trọng trước các cam kết từ hai ứng viên đảng Cộng hòa và Dân chủ.Nếu đắc cử, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến ​​sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách...

Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là “đe dọa bằng lời nói”!

Mỹ cảnh báo Trung Quốc về can thiệp bầu cử, Đức triệu Đại sứ Iran tại Berlin, Trung Quốc bắt “gián điệp” Hàn Quốc

Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới, Indonesia và Nga tập trận hải quân lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc đẩy nhanh rút quân ở biên giới, Triều Tiên nhận công nghệ vũ khí từ Nga khiến Hàn Quốc lo lắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương. Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.  Đánh giá về kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu...

Thanh Hương kể chuyện tình yêu Chí Phèo, Thị Nở bằng âm nhạc

(Dân trí) - Tối 9/11, ca sĩ Thanh Hương giới thiệu MV "Chuyện của Chí Phèo". Sản phẩm được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của khán giả. Sau khi tham gia chương trình Sàn chiến giọng hát 2024, Thanh Hương quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp. Sau thời gian ấp ủ, cô đã trình làng MV đầu tay Chuyện của Chí Phèo.Thanh Hương từng học Trường...

Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới mặc áo dài diễn thời trang ở biệt thự cổ

(Dân trí) - Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới 2024 diện áo dài, trình diễn trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 ở Bạch Dinh, Vũng Tàu chiều 9/11. Khu di tích Bạch Dinh (Vũng Tàu) đã trở thành sàn diễn thời trang, với sự góp mặt của các hoa hậu, á hậu, cùng hơn 60 nam vương từ cuộc thi Mr World 2024 (Nam vương Thế giới).Nam vương Tuấn Ngọc, đại diện Việt Nam, chia sẻ:...
06:08:22

Cầu Vĩnh Thịnh dài nhất Việt Nam trên địa phận Hà Nội

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Thịnh đang giữ kỷ lục là cầu vượt sông dài nhất của đất nước. Cây cầu là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hoạt động đến nay đã tròn 10 năm. Đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Chiều dài tổng thể...

Cận cảnh dự án “trơ xương” sau 14 năm, BIDV vừa hạ giá rao bán

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo tiếp tục rao bán đấu giá khoản nợ tại dự án Kenton Node, huyện Nhà Bè, TPHCM, thuộc Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên. Giá khởi điểm cho khoản nợ này là 4.419 tỷ đồng.Trước đó, vào đầu tháng 10, BIDV đã thông báo đấu giá khoản nợ này với giá khởi điểm 4.904 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau...

Bài đọc nhiều

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Hanoi Metro vẫn chưa đủ nhân lực vận hành

Sở GTVT Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) khẩn trương tuyển dụng các nhân sự còn thiếu và bảo đảm năng lực của đội ngũ nhân sự trực tiếp tham gia vận hành. ...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới;...

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam khai mạc lớp tập huấn kỹ năng sản xuất...

Ứng phó khẩn cấp khi bão Toraji tiến gần Biển Đông

Dự báo thời tiết ngày 10/11.Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) gửi công điện cho các UBND các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các bộ, ngành liên quan về việc ứng phó với bão Toraji gần Biển Đông.Bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) và dự báo cơn bão này sẽ đi vào Biển Đông của Việt Nam vào ngày 12/11 với cường...

Mới nhất

Lan tỏa các giá trị cốt lõi của tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình xác định di sản văn hóa, con người Tràng An là giá trị vĩnh cửu, là nền tảng để phát huy trong tiến trình xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang linh hồn "Văn hóa Tràng An."Ninh Bình: Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng AnUNESCO đánh giá cao...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng,...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu...

Mới nhất