Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHợp lý, nhưng khó khả thi!

Hợp lý, nhưng khó khả thi!


Khó bố trí 35 học sinh tiểu học trong một lớp

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa ký hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với bậc tiểu học. Trong đó có nội dung đáng lưu ý là các cơ sở giáo dục đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp, đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên đủ dạy các môn học, hoạt động giáo dục.

Yêu cầu trường tiểu học đảm bảo sĩ số 35 em/lớp: Hợp lý, nhưng khó khả thi! - Ảnh 1.

Một lớp học tiểu học ở quận Ba Đình (Hà Nội) với sĩ số hơn 35 học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: N.K

Năm học 2024 – 2025, học sinh Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh

Theo Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2024 – 2025, học sinh đầu cấp của Hà Nội tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến số lượng học sinh vào lớp 1 tăng 7.000; học sinh vào lớp 6 tăng 58.000; học sinh vào lớp 10 tăng 5.000 so với năm học trước. Được biết, tại Hà Nội, hiện việc xây mới các trường học đang được triển khai. Thành phố dự kiến xây thêm 30 – 40 trường mới để đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh các cấp.

Tại TP.HCM, dự kiến năm học 2024 – 2025 toàn thành phố tăng 24.097 học sinh, gồm 17.288 công lập và 6.809 ngoài công lập. Hiện tại một số quận, huyện có nhiều trường tiểu học có quy mô sĩ số trên 45 học sinh/lớp. Để đáp ứng đủ chỗ học, dự kiến trước thềm năm học 2024 – 2025, thành phố sẽ đưa vào sử dụng 23 trường với 476 phòng học mới.

Năm học trước, toàn quốc có gần 9 triệu học sinh bậc tiểu học, giảm hơn 313.000 em, do đó sĩ số trung bình học sinh/lớp của toàn quốc là 32 em/lớp, ổn định so với những năm học trước. Tuy nhiên, theo Bộ GDĐT, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến số học sinh/lớp vượt tỷ lệ quy định của Bộ GDĐT như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương… và một số thành phố, trung tâm của các tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên về hướng dẫn mới của Bộ GDĐT, cô Nguyễn Thị Ngân Hà – giáo viên Trường Tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nêu quan điểm: “Tôi thấy quy định tối đa 35 học sinh/lớp tiểu học là rất hợp lý. Với sĩ số như vậy thì không gian lớp học rất thoáng, các con lớn lớp 4-5 ngồi sẽ thoải mái. Chất lượng học cũng sẽ được nâng cao khi trong một tiết các thầy cô có thể quan tâm tới được tất cả học sinh. Nhiều nơi sĩ số lớp tầm 45-50 học sinh thì thời lượng 40 phút mỗi tiết học, chắc thầy cô chỉ quan tâm được tới các em học chậm mà thôi. Đồng thời với sĩ số lớp 35 em, khi thực hành, luyện tập các em sẽ được hoạt động nhiều hơn, sẽ được thực hành nhiều hơn… Rõ ràng rất nhiều thuận lợi cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tôi rất mong Bộ GDĐT đã có chỉ đạo thì các trường cần thực hiện đúng và có sự kiểm tra”.

Tuy nhiên, cô Hà cũng thẳng thắn thừa nhận: “Sẽ có nhiều nơi khó thực hiện được yêu cầu sĩ số như vậy vì nhiều lý do như cơ sở vật chất không đủ lớp học để tách ra đủ số lượng, số học sinh tuyển sinh đúng tuyến lại quá đông và bài toán này cũng là khó đối với nhiều trường ở vùng ven, vùng quê thiếu giáo viên”.

Cô Hà năm nay chủ nhiệm lớp 5 với 38 học sinh. Đây là sĩ số mà cô Hà đánh giá là hợp lý ở Hà Nội. Còn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Nam -u Ba (quận Ba Đình, Hà Nội) thông tin: “Sĩ số trung bình của toàn trường là 38 học sinh/lớp. Riêng khối 1, sĩ số trung bình là 33 học sinh/lớp. Theo tôi, sĩ số lớp khoảng 35 học sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT có ưu điểm là các em học sinh sẽ có một ngôi trường với không gian vui chơi và học tập thoáng đãng hơn, được tham gia ý kiến vào bài học cũng như chia sẻ nhiều hơn. Thế nhưng điều này cũng gây khó khăn cho phụ huynh học sinh là không được gửi con vào ngôi trường mong muốn, phải đưa con đi xa nếu hết chỗ”.

Chất lượng giáo dục bị kéo giảm

“Tôi nghĩ rằng nên áp dụng quy định sĩ số 35 học sinh/lớp vì có như vậy mới đảm bảo chất lượng dạy và học, đặc biệt là đảm bảo theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai.

Tuy nhiên, việc áp dụng sĩ số lớp theo quy định trên thì ở vùng ngoại ô, các tỉnh thành dễ dàng thực hiện được hơn là ở các thành phố lớn. Các trường ở đây có cơ sở vật chất rộng rãi và không lo thiếu giáo viên (chỉ thiếu giáo viên THCS dạy môn tích hợp). Ở các nơi như Hà Nội, TP.HCM… số học sinh đông làm giảm chất lượng dạy học và dễ dẫn đến tình trạng chạy trường.

Chúng ta cần phải mạnh dạn thực hiện sớm vì nếu không chất lượng giáo dục ngày một trôi dần. Cấp tiểu học rất quan trọng, nếu chất lượng giáo dục không đảm bảo thì kéo theo chất lượng những cấp sau sẽ khó hơn”.

PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Sân chơi, bãi tập, thư viện… đều co hẹp

“Năm học 2024-2025, dự kiến số học sinh của TP.HCM sẽ tăng 24.097 học sinh. Trong năm học vừa qua, số học sinh không có hộ khẩu thường trú tại thành phố chiếm khoảng hơn 20%. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn. Số lượng học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm, chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học.

Việc gia tăng số học sinh nêu trên dẫn đến việc gia tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách thành phố. Nhìn chung, trong năm học mới sắp đến, thành phố vẫn tiếp tục đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học. TP.HCM đang cố gắng và nỗ lực trong việc thực hiện điều lệ trường tiểu học cũng như thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quy định 35 học sinh/lớp và đảm bảo học 2 buổi/ngày.

Ông Nguyễn Văn Hiếu

Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM

Hà Nội là địa phương có số học sinh đông nhất cả nước ở nhiều cấp học, việc giảm sĩ số học sinh/lớp luôn là nhiệm vụ trọng tâm được thành phố đặt ra. Hiện chỉ có quận Hoàn Kiếm đảm bảo quy định 35 học sinh/lớp với 100% trường tiểu học. Quận Hai Bà Trưng cũng tương đối ổn định trong nhiều năm qua với sĩ số trung bình 37 học sinh/lớp.

Những trường học “điểm nóng” ở quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, mục tiêu đạt 35 học sinh/lớp còn xa vì thực tế sĩ số chủ yếu trên dưới 50 học sinh/lớp.

Tại TP.HCM, theo thông tin từ ban giám hiệu Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12), năm học 2023 – 2024 trường có 3.360 học sinh, chia thành 68 lớp, trung bình mỗi lớp có gần 50 học sinh. Trong đó, trường chỉ đạt chỉ tiêu 32% học sinh học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đặc biệt, vì cơ sở vật chất của trường không đủ điều kiện, toàn bộ 617 em học sinh lớp 5 tại đây phải học tạm ở Trường THCS Tô Ngọc Vân (phường Thạnh Xuân) cách đó khoảng 3km. Cô Nguyễn Hoàng Yến – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Giáp tâm sự: “Việc cho học sinh học đủ 2 buổi trên ngày theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 còn khó.

Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như nhân lực của nhà trường hiện tại, việc giảm số lượng học sinh xuống còn 35 học sinh trên lớp là điều không thể”.

Nỗ lực đưa ra các giải pháp

Mặc dù khó thực hiện nhưng theo ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng Phòng GDĐT quận Bình Tân, TP.HCM: “Không phải không thể thực hiện được yêu cầu mà chúng tôi sẽ cố gắng để có thể tiến gần tới yêu cầu của Bộ hơn”.

Cụ thể, TP.HCM là một trong những thành phố lớn nhất của đất nước, tỉ lệ dân nhập cư đông. Vậy nên áp lực về số lượng học sinh luôn luôn ở mức cao. Việc đảm bảo cho các em có chỗ học, được học 2 buổi/ngày đã là thách thức rất lớp đối với các trường học trên địa bàn. Việc giảm số lượng học sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT hiện tại chưa thể thực hiện bởi những tình hình đặc thù trên.

Theo ông Tuyên, năm học mới này, quận Bình Tân dự kiến có khoảng 66.000 học sinh tại 28 trường tiểu học. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 63%. Quận Bình Tân năm nay đã đạt được những thành quả đáng kể khi đưa 7 ngôi trường mới, trong đó có 5 trường tiểu học vào hoạt động. Dự kiến sĩ số trung bình học sinh cấp tiểu học vẫn là 37 em/lớp.

Bà Lê Thị Thanh Tâm – Phó trưởng Phòng GDĐT quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bày tỏ: “Không khả thi, khó đảm bảo sĩ số như quy định của Bộ GDĐT với các trường công lập. Hiện tại 26 trường tiểu học công lập trên địa bàn quận có sĩ số trung bình là 48 học sinh/lớp. Dự kiến năm nay có 37.000-38.000 học sinh tiểu học, trung bình tăng khoảng 5.000 em/năm. Một số trường đông học sinh như Tiểu học Mỹ Đình 2, Tiểu học Mễ Trì…”.

Theo bà Tâm, tổng số và sĩ số học sinh/lớp cao ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cũng như công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, quận đã có kế hoạch xây dựng 4 trường mới trong năm 2024, bao gồm 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường THCS, đồng thời nâng cấp, sửa chữa, mở rộng thêm phòng học cho 11 trường ở các cấp học để đáp ứng nhu cầu học và giảm sĩ số ở mỗi lớp học.





Nguồn: https://danviet.vn/yeu-cau-truong-tieu-hoc-dam-bao-si-so-35-em-lop-hop-ly-nhung-kho-kha-thi-20240812181514883.htm

Cùng chủ đề

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và...

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó, thủy chung Việt Nam - Lào,...

Dừng chạy tàu khách Hà Nội

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), khu vực tỉnh...

Tỉnh duy nhất nào ở miền Trung không có thị xã?

1. Tỉnh duy nhất nào ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Măng tre mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang

Mùa măng trên núi Cấm bắt đầu từ tháng 4 âm lịch và bước vào vụ thu hoạch rộ trong tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Những mụt măng Mạnh Tông có thể nặng từ 2 - 3kg, thậm chí đến 6 - 7kg.Khi...

Hành trình trở thành thủ khoa của nam sinh tỉnh An Giang

Ba năm cho một mục tiêu Trần Văn Nhịn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Thất Sơn bảy núi (tỉnh An Giang). Từ nhỏ, Nhịn...

Loại cây sirô trồng ởTiền Giang thấp tè ra trái quá trời, ngỡ quả dại hóa ra lại là ngon đáo để

Vườn cây sirô của anh Thông được hình thành từ cách đây 5 năm, ban đầu, anh Thông chỉ trồng vài cây trong khuôn viên sân nhà làm cảnh nhưng nhiều người dân ở địa phương thấy cây cho trái đẹp nên đến hỏi mua cây...

Hoa hậu Jolie Nguyễn được truyền thông Hàn Quốc quan tâm sau thời gian ở ẩn

Mới đây, Hoa hậu Thế giới người Việt tại Úc 2015 Jolie Nguyễn dự Tuần lễ thời trang Seoul (Seoul Fashion Week 2024). Cô gây chú ý khi xuất hiện trong trang phục cách điệu lạ mắt, mang gam màu trắng. Bộ đầm trắng có thiết...

Bài đọc nhiều

Kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Chương trình được kỳ vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng...

Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu SHB thành hệ sinh thái SHD

Lễ công bố thương hiệu mới – Dấu ấn của sự chuyển mìnhLễ công bố được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 13.09.2024 tại Gem Center, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành, đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Cùng chuyên mục

Tỉnh duy nhất nào ở miền Trung không có thị xã?

1. Tỉnh duy nhất nào ở...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão số 3

TPO - Học sinh toàn thành phố Hải Phòng tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.  Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thông...

Bí quyết ‘săn’ học bổng đại học

Nhân mùa khai giảng năm học mới, các "thợ săn" học bổng chia sẻ bí quyết chinh phục các suất học bổng của trường, tổ chức, doanh nghiệp.Lên kế hoạch học tập cụ thểBùi Đặng Đăng Khoa (đang theo học thạc sĩ tại khoa địa chất và dầu khí Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết trong...

Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm

Câu đố về toán học này chắc chắn sẽ đánh gục đa số người chơi, kể cả những người giỏi toán nhất. Câu đố này cho trước các chữ số gồm: 1, 14, 21, 8, 16, 32, 9,17, 13, 6, 40 và yêu cầu bạn tìm ra chữ số được ẩn trong dấu hỏi chấm.Để tìm được câu trả lời không hề đơn giản mà yêu cầu người chơi phải tìm ra được sự logic trong các con...

Mới nhất

Gửi 600 triệu nhận hơn 51 triệu đồng tiền lãi

Đối với tiền gửi tiết kiệm tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ SHB niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng ở mức 3,3%/năm. Với kỳ hạn 3 - 5 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức 3,6%/năm. Kỳ hạn 6 - 11 tháng, khách hàng được hưởng mức lãi suất...

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử...

Phong cách thời trang gợi cảm ‘bùng cháy’ của ‘hoa hồng’ Lưu Diệc Phi

Lưu Diệc Phi được xem là nữ diễn viên có sức ảnh hưởng lớn tại thị trường Hoa...

Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Được biết, Lào Cai có ban hành Nghị quyết số 10-NQ/BTV-TU về chiến lược phát...

Mới nhất