Trang chủPolitical ActivitiesHọp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch...

Họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII


Tham dự buổi họp có đại diện Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cùng đại diện các bộ gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tái, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Tư pháp.

Tới dự còn có đại diện các cơ quan Cục, Vụ trực thuộc Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than khoáng sản Việt nam (TKV), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. – Ảnh: Thế Duy

Bối cảnh điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Theo nội dung tờ trình Phê duyệt Nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ngày 13/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15, yêu cầu đánh giá, rà soát Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch Điện VIII). Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội với chi phí hợp lý, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia.

Các yêu cầu này được củng cố thêm bởi Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị, chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2030, tầm nhìn 2050, và Nghị quyết số 139/2024/QH15 ngày 28/6/2024 của Quốc hội, đưa ra chỉ tiêu sử dụng không gian biển cho năng lượng tái tạo như điện gió.

Tuy nhiên, tình hình địa chính trị quốc tế bất ổn, như xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng ở Trung Đông, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá nhiên liệu nhập khẩu và thu hút đầu tư FDI vào ngành năng lượng. Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Dù đã xây dựng quyết liệt các cơ chế thực hiện Quy hoạch Điện VIII, việc triển khai vẫn gặp nhiều trở ngại. Các dự án nhiệt điện khí LNG, chiếm 22.400 MW công suất, đang bị đình trệ do khó khăn trong ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) và cung ứng khí (GSA). Đặc biệt, các dự án sử dụng khí trong nước như Báo Vàng và Cá Voi Xanh đối mặt với rủi ro lớn về trữ lượng và tiến độ vận hành.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Toàn cảnh buổi họp. – Ảnh: Thế Duy

Trong 11 dự án nhiệt điện than, hai dự án lớn là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị (1.320 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW) đã lần lượt bị dừng triển khai và chấm dứt hợp đồng BOT. Bên cạnh đó, các dự án điện gió ngoài khơi vẫn vướng mắc về quy hoạch không gian biển, cơ chế giao thí điểm và yêu cầu vốn đầu tư lớn, gây khó khăn trong triển khai.

Với các cam kết quốc tế về Net-zero vào năm 2050, Chính phủ đã đề xuất tái khởi động chương trình điện hạt nhân. Đây được coi là hướng đi chiến lược nhằm bổ sung nguồn điện chạy nền, trong bối cảnh các nguồn nhiệt điện truyền thống ngày càng gặp khó khăn.

Việc chậm trễ trong triển khai các dự án nguồn và lưới điện đang kéo dài tiến độ vận hành, ảnh hưởng đến các mục tiêu cung cấp đủ điện và phát triển kinh tế – xã hội. Những khó khăn này đòi hỏi phải điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và các yêu cầu pháp luật.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thời gian qua, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã chủ động triển khai các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh. Ảnh: Thế Duy

Theo đánh giá, việc phân tích và dự báo chi tiết là cần thiết để xây dựng kịch bản phát triển điện lực tối ưu, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và hòa nhịp cùng xu hướng phát triển bền vững trên toàn cầu. Do đó, việc rà soát để điều chỉnh quy hoạch điện VIII trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là rất cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện, kịp thời cho phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ do Lãnh đạo Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 7942/BCT-ĐL ngày 8/10/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII và đề xuất chủ trương điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Ngày 15/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện nhiệm vụ này qua Văn bản số 7564/VPCP-CN.

Trên cơ sở chỉ đạo, Bộ Công Thương đã liên tục phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan. Đặc biệt, từ ngày 15/10/2024 đến 31/10/2024, các văn bản đã được gửi đi để lấy ý kiến đóng góp từ nhiều bên. Ngày 19/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long được phân công làm chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Đến ngày 26/12/2024, Bộ Công Thương tổ chức họp Hội đồng thẩm định với sự tham gia của 21 thành viên. Kết quả lấy ý kiến cho thấy đa số đồng thuận thông qua nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch, với một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa thêm để hoàn thiện.

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp từ các cơ quan, ban ngành

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh sự cấp bách trong việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch. Ông cho biết, nhiệm vụ này đã được Chính phủ giao với yêu cầu thực hiện “vừa chạy vừa xếp hàng” để đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới.

Theo Thứ trưởng, dù Quy hoạch điện VIII chỉ mới được ban hành một năm rưỡi, nhiều bất cập đã xuất hiện trong bối cảnh phát triển năng lượng hiện nay. Đặc biệt, với chủ trương tái khởi động nhà máy điện hạt nhân đã được Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua, cùng với định hướng tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo, việc điều chỉnh quy hoạch trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đại diện cơ quan Thanh tra Chính phủ tham dự buổi họp. – Ảnh: Thế Duy

Trong thời gian tới, các bước tiến mới sẽ tập trung vào việc giải phóng nguồn lực cho phát triển điện gió ngoài khơi, song song với việc Luật Điện lực (sửa đổi) đã được thông qua và cũng sẽ ban hành các nghị định liên quan. Những động thái này nhằm tạo điều kiện tối ưu để phát triển bền vững hệ thống năng lượng quốc gia, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kinh tế-xã hội và cam kết quốc tế về giảm phát thải carbon.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã chủ động triển khai các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long mong muốn Hội đồng thẩm định đóng góp ý kiến thiết thực và biểu quyết thông qua, nhằm nhanh chóng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quan trọng này.

Phát biểu tại buổi họp đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII trong buổi họp gần đây. Theo vị này, việc triển khai các quy hoạch điện từ giai đoạn trước, chẳng hạn Quy hoạch Điện VI (2010), đã gặp không ít khó khăn. Nhiều dự án quan trọng như điện hạt nhân hay thủy điện tích năng dù có tiềm năng nhưng không được triển khai hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn lực.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phát biểu tại buổi họp đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII. – Ảnh: Thế Duy

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra rằng các thách thức trong phát triển thủy điện và điện hạt nhân thường bắt nguồn từ việc thiếu sự đồng thuận của xã hội và các cơ quan liên quan. Điển hình là sau thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản, dự án thuỷ điện tích năng Bác Ái đã bị đình trệ. Đối với thủy điện, các dự án như Đồng Nai 6 và 6A dù đạt hiệu quả kinh tế cao vẫn bị loại khỏi quy hoạch do không vượt qua được các rào cản về môi trường và dư luận.

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và khởi động lại các dự án điện hạt nhân, vai trò của thủy điện tích năng trở nên đặc biệt quan trọng. Loại hình này không chỉ giúp điều tiết nguồn điện mà còn hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng khó ổn định như năng lượng mặt trời và gió.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch cần dựa trên các quy định hiện hành nhằm đảm bảo các bước thực hiện và kinh phí phù hợp. Ông lưu ý cần đánh giá kỹ các phương án điều chỉnh quy hoạch, xem xét phương án tổng thể trước khi thực hiện để đảm bảo tính khả thi và sự đồng thuận xã hội.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), cho rằng việc điều chỉnh này hết sức cần thiết. “Khi mà các đơn vị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán thì thì thấy rằng nếu chúng ta không điều chỉnh quy hoạch thì việc cung ứng điện giai đoạn 2025-2030 và 2030-2035 là hết sức khó khăn”.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đại diện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch điện VIII là hết sức cần thiết. – Ảnh: Thế Duy

Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, sau khi nghiên cứu dự thảo điều chỉnh quy hoạch, nhiều nội dung đã được cập nhật theo góp ý từ TKV. Tuy nhiên, dự thảo vẫn chưa bổ sung các điểm mới của Luật Điện lực sửa đổi năm 2024, như chính sách phát triển điện than, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, và chuyển đổi nhiên liệu cho nhà máy điện than. TKV nhấn mạnh cần điều chỉnh để phù hợp với quy định mới, trong đó Luật Điện lực sửa đổi không “chốt cứng” thời gian chuyển đổi nhiên liệu sau 20 năm như Quy hoạch điện VIII, mà khuyến khích theo lộ trình hợp lý.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại buổi họp. – Ảnh: Thế Duy

Đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết, từ khi Luật Quy hoạch mới được áp dụng, việc điều chỉnh quy hoạch phải tuân theo trình tự như lập quy hoạch mới. Trước đây, quy hoạch có thể điều chỉnh toàn bộ hoặc cục bộ định kỳ 4-5 năm, nhưng Luật Quy hoạch hiện tại chưa làm rõ quy định này, dẫn đến quy trình điều chỉnh chỉ có thể thực hiện theo trình tự của một quy hoạch mới. Việc này đòi hỏi đánh giá toàn diện hiện trạng, tình hình thực hiện giai đoạn trước và dự báo để xác định rõ nội dung cần kế thừa và điều chỉnh. Đặc biệt, Luật Quy hoạch mới yêu cầu điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu tổng thể. Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch cũng cần được xác định rõ ràng, bao gồm việc phân bổ từ nguồn vốn thường xuyên hoặc đầu tư công. Việc đảm bảo các quy định và phương án phát triển trong quy hoạch tỉnh cũng phải được thực hiện đồng bộ nhằm tránh việc điều chỉnh lặp lại nhiều lần.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tham gia đóng góp ý kiến – Ảnh: Thế Duy

Tại cuộc họp đại diện các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng lần lượt nêu các ý kiến đóng góp.

Thống nhất thông qua các văn bản liên quan

Sau khi đã lần lượt lắng nghe các ý kiến, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo đã có ý kiến giải trình cho các ý kiến của đại biểu tham dự buổi họp.

Sau phần giải trình này, Hội đồng thẩm định đi đến phần bỏ phiếu đánh giá. Kết quả, số phiếu tham gia của 18 là thành viên, trong đó 6 phiếu nhất chí thông qua các Tờ trình, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các báo cáo giải trình và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). 12 phiếu đồng ý thông qua với điều kiện bổ sung một số nội dung tại các văn bản kể trên.

Các ý kiến nhất trí cao tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Tô Xuân Bảo thông báo kết quả kiểm phiếu đánh giá tại cuộc họp. – Ảnh: Thế Duy

Kết luận buổi họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương, chủ động và tích cực của các đại biểu. Ông nhấn mạnh, cuộc họp đạt được nhiều kết quả tích cực, nhờ vào sự đồng hành sát sao của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tâm huyết trong suốt nhiều năm qua. Các ý kiến đóng góp được đánh giá là sát thực và ý nghĩa, tạo tiền đề quan trọng cho việc triển khai các nhiệm vụ tiếp theo. Thứ trưởng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo ngay trong chiều cùng ngày, nhằm đảm bảo tiến độ không bị gián đoạn, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hop-hoi-dong-tham-dinh-nhiem-vu-lap-dieu-chinh-quy-hoach-dien-viii.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 định hướng hoạt động Xuất nhập khẩu năm 2025

 Chiều 26/12, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự và chỉ đạo Hội nghị, cùng với sự tham gia của đại diện các phòng, ban trực thuộc Cục Xuất nhập khẩu và đại diện các đơn vị liên quan.Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra một...

Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống (Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg) như: Ban hành các văn bản hướng dẫn; Phối hợp với các...

Xuất siêu vào Singapore tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,44 tỷ SGD (giảm 5,6%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 34,95 tỷ SGD (tăng 13,74%), chiếm lần lượt 40,15% và 59,85% tổng kim ngạch XK của Singapore.Tính chung cả 11 tháng của năm 2024, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1.170,45 tỷ SGD, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó...

Lấy ý kiến dự thảo 2 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị …

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 24 Thông tư số 47/2023/TT-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Phiếu trình về việc thông qua Dự thảo 2 Nghị định của...

Quy định mới của EU về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông …

1. Nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao. 2. EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều...

Bài đọc nhiều

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới, định hình động lực và những cơ hội phát triển mới.Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Thực trạng và giải pháp phát triển Thể thao giải trí ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, thể thao giải trí tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phong trào TDTT, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế, du lịch của Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đã đạt được, sự phát triển...

Đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023

Chiều 26/12, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Phiên họp “Đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu...

Chuẩn bị diễn ra chương trình Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

Tiếp nối thành công của năm 2023, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch, từ ngày 27-29/12/2024, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ tổ chức Chương trình...

Nghiên cứu tiếp cận công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở khu công nghiệp, khu chế xuất

Chiều 26/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu về đánh giá tiếp cận, công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các...

Cùng chuyên mục

Bộ GDĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024, sáng 29/12 đã diễn ra buổi gặp mặt và tuyên dương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). ...

Tổng cục Chính trị tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) năm 2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính...

Tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Năm 2024, với tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, ngành Hậu cần đã tích cực...

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế (HNQT) và đối ngoại quốc phòng (ĐNQP) năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật toàn quân năm 2024. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật; đại biểu...

Mới nhất

Dự báo giá cà phê ngày mai 30/12/2024 chưa thể phục hồi

Dự báo giá cà phê ngày mai 30/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 30/12/2024. Cập nhật giá cà phê thế giới Hôm nay, vào ngày nghỉ cuối tuần Chủ nhật nên các sàn cà phê trên thế giới đều...

Báo Mỹ vinh danh một điểm đến ở Việt Nam vào top đẹp nhất thế giới

Tờ báo chuyên về du lịch của Mỹ CN Traveler bình chọn 71 điểm đến đẹp nhất thế giới, bất ngờ khi không phải Hạ Long hay Hội An của Việt Nam được nhắc tới trong danh sách này mà là một điểm đến ở cửa ngõ Tây Bắc. Các điểm đến đẹp nhất thế giới được bình chọn không chỉ...

CĐV rực sắc đỏ quanh sân Việt Trì, chờ tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024

Hàng vạn cổ động viên cùng cờ hoa 'tiếp lửa' cho Việt Nam đấu Singapore. Nguồn: https://vtcnews.vn/cdv-ruc-sac-do-quanh-san-viet-tri-cho-tuyen-viet-nam-vao-chung-ket-aff-cup-2024-ar916847.html

GPT-5 lộ diện, Google không “khoanh tay đứng nhìn”, điểm sáng của Meta

Năm 2025, những "ông lớn" công nghệ thế giới như Meta, Apple, Google... dự định sẽ trình làng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Bộ Chính trị ban hành kết luận số 91-KL/TW, trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Nhà giáo... là những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết. ...

Mới nhất

Ba Lan nhận máy bay F-35A