Trang chủChính trịNgoại giaoHợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine "bên bờ vực", châu Âu vẫn cần...

Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine “bên bờ vực”, châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì?

Hai năm rưỡi kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu và nhiều đợt trừng phạt, khí đốt tự nhiên của Nga vẫn tiếp tục chảy qua mạng lưới đường ống của Kiev tới khách hàng ở châu Âu.

(Nguồn: Reuters)
Khí đốt Nga vẫn không ngừng chảy sang châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Dưới đây là những điều quan trọng cần biết về quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine.

Khí đốt tự nhiên chảy từ các mỏ khí Tây Siberia qua các đường ống đi qua Sudzha và qua biên giới Ukraine để đến vào hệ thống của Kiev. Đường ống đi vào Liên minh châu Âu (EU) tại biên giới Ukraine-Slovakia, sau đó phân nhánh và vận chuyển khí đốt tới các cơ sở ở Áo, Slovakia, Hungary.

Khí tự nhiên được sử dụng để tạo ra điện, cung cấp năng lượng cho các quy trình công nghiệp và sưởi ấm tại các hộ gia đình.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022, khí đốt chưa từng ngừng chảy. Điều này gây ngạc nhiên vì Ukraine có thể cắt đứt dòng chảy qua hệ thống đường ống của đất nước bất cứ lúc nào.

Theo nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine, ngày 13/8, 42,4 triệu m3 khí đốt dự kiến đi qua trạm Sudzha. Con số này gần bằng mức trung bình trong 30 ngày qua.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, tháng 12/2019, Nga và Ukraine đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt của Moscow qua Kiev: 45 tỷ m3 vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Gazprom kiếm tiền từ khí đốt và đất nước của Tổng thống Volodymyr Zelensky thu phí quá cảnh. Thỏa thuận đó kéo dài đến cuối năm nay.

Bộ trưởng năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, phía Kiev không có ý định kéo dài thỏa thuận hay ký thỏa thuận thay thế vào lúc này.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu thông qua đường ống. Khí đốt chảy qua 4 hệ thống đường ống như: dưới Biển Baltic; qua Belarus, Ba Lan; qua Ukraine và dòng chảy Turk dưới Biển Đen qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Bulgaria.

Sau thời điểm tháng 2/2022, Moscow cắt hầu hết nguồn cung cấp qua đường ống Baltic và Belarus-Ba Lan, với lý do tranh chấp về nhu cầu thanh toán bằng đồng Ruble. Trong khi đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) đã bị phá hoại hồi tháng 9/2022, đến nay, vẫn chưa có kết luận cuối cùng ai là thủ phạm.

Việc Điện Kremlin gián đoạn dòng chảy khí đốt gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Đức – nền kinh tế hàng đầu khu vực – bỏ ra hàng tỷ Euro thiết lập các bến nổi để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Người tiêu dùng cũng phải “thắt lưng buộc bụng” khi giá điện tăng cao.

Trong bối cảnh này, Na Uy và Mỹ “lấp đầy khoảng trống”, trở thành hai nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Khu vực này có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027.

Tuy nhiên, khí đốt Nga chưa bao giờ bị cấm. Đó là bằng chứng cho thấy, châu Âu đang phụ thuộc như thế nào vào năng lượng của Điện Kremlin, dù mức độ thấp hơn so với trước đây.

Khoảng 3% lượng khí đốt của Nga tới châu Âu chảy qua Sudzha, Ukraine.

Nếu năm nay, Kiev không gia hạn thỏa thuận với Moscow, châu Âu sẽ phải chịu “cơn đau đầu” về nguồn cung năng lượng. Dòng chảy Sudzha chủ yếu dẫn tới Áo, Slovakia, Hungary và thời gian tới, những nước này sẽ phải đàm phán, tìm kiếm nguồn cung mới.

Trong khi đó, kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 của EU, có tiến độ không đồng đều.

Áo đã tăng nhập khẩu khí đốt của Nga từ 80% lên 98% trong hai năm qua. Và Italy, mặc dù đã cắt giảm nhập khẩu trực tiếp khí đốt nhưng nước này vẫn nhận được hàng có nguồn gốc từ Nga qua Áo.

Trong khi đó, một số quốc gia trong khu vực vẫn mua LNG của Nga – chiếm khoảng 6% lượng nhập khẩu mặt hàng này vào năm ngoái. Dữ liệu thương mại cho thấy, các chuyến hàng LNG đến Pháp đã tăng hơn gấp đôi trong nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, các thành viên EU là Romania và Hungary đang thực hiện các thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Armida van Rijd, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế tại London (Anh) nói rằng: “Khí đốt của Nga chảy qua Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tái xuất khẩu tới châu Âu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khu vực”.

Bà nhận thấy, những nỗ lực của châu Âu nhằm giảm sử dụng khí đốt của Nga cho đến nay vẫn rất “ấn tượng”. “Tuy nhiên, thực tế là các nước châu Âu cực kỳ khó đa dạng hóa hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng”, nhà nghiên cứu cấp cao Armida van Rijd bày tỏ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hop-dong-qua-canh-nga-ukraine-ben-bo-vuc-chau-au-van-can-khi-dot-moscow-vi-dieu-gi-282768.html

Cùng chủ đề

Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp khi Nga sắp cắt khí đốt

(CLO) Sáng 13/12, Quốc hội Moldova thông qua quyết định áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 60 ngày, bắt đầu từ ngày 16/12, do nguồn cung khí đốt từ Nga dự kiến sẽ bị cắt từ ngày 1/1 tới. ...

Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc

Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Cùng chuyên mục

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Mỹ “chơi lớn” chi gần 7 tỷ USD hỗ trợ các nhà sản xuất chip bán dẫn

Để mở rộng sản xuất chip bán dẫn nội địa, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang hoàn tất gói hỗ trợ gần 7 tỷ USD để xây dựng các nhà máy và cơ sở đóng gói, thử nghiệm chip.

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của...

Sáng nay 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương.

Nhân tố nào đang giúp Campuchia hút vốn FDI từ khắp thế giới, tăng hơn 50% số dự án trong năm 2024?

Nền kinh tế đang phát triển và môi trường kinh doanh thân thiện của Campuchia đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Mới nhất

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

(ĐCSVN) - Ngay trận ra mắt người hâm mộ Việt Nam, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập cú đúp bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5-0 trước Myanmar, qua đó tiến vào vòng bán kết ASEAN Cup 2024 với ngôi đầu bảng B. Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ...

HLV Myanmar bất lực: ‘Chỉ tuyển Thái Lan mới là đối thủ của Việt Nam’

"Ở bảng đấu của chúng tôi, tuyển Việt Nam chỉ hòa 1 trận và toàn thắng. Họ là một đội bóng mạnh. Đối thủ duy nhất của tuyển Việt Nam ở giải này là Thái Lan. Tôi xin gửi lời chúc may mắn đến HLV Kim Sang-sik", HLV Myo Hlaing Win chia sẻ trong buổi họp báo sau...

Thắng đậm Myanmar, HLV Kim Sang-sik tuyên bố ‘tuyển Việt Nam đã trở lại’

Đội tuyển Việt Nam 5-0 Myanmar"Tuyển Việt Nam đã trở lại, đã có sức sống hơn, chúng tôi sẽ tập trung chuẩn bị cho trận gặp Singapore", HLV Kim Sang-sik hạnh phúc trả lời sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Myanmar với mục tiêu giành chiến thắng, thậm chí là thắng đậm để chiều lòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy...

Mới nhất