Trang chủNewsThời sựHọp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023


Buổi họp báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông.

1683278632481060-16832787700621581134499.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung tháo gỡ khó khăn

Thông tin về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 diễn ra sáng cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết Phiên họp nhằm đánh giá thảo luận về tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và một số nội dung quan trọng khác.

Phiên họp diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã đi qua 1/3 chặng đường năm 2023 với tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; xung đột Nga-Ukraine tiếp tục căng thẳng và chưa có dấu hiệu kết thúc; lạm phát thế giới hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; các thị trường xuất khẩu lớn, thị trường truyền thống bị thu hẹp… Trong khi đó, với độ mở nền kinh tế lớn nên nước ta chịu tác động rất lớn, trực tiếp bởi diễn biến tình hình thế giới, mang lại khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các kết luận, nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, Quốc hội và của Chính phủ. Trong đó tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế; đã tổ chức 8 phiên họp Chính phủ, trong đó có 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; ban hành 31 văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, tập trung vào một số trọng tâm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gồm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; Cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ mua lại trái phiếu doanh nghiệp; Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; trình cấp có thẩm quyền xem xét giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, thuế trước bạ; Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Xử lý vướng mắc về mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; Tổ chức các hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về 6 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước gắn với tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vùng, địa phương; Tổ chức các hội nghị toàn quốc về công tác quy hoạch, chuyển đổi số, du lịch, ngoại giao kinh tế; các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách hành chính các công trình trọng điểm; gặp mặt các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, nhất là các doanh nghiệp dự án thua lỗ, các tổ chức ngân hàng yếu kém.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng thành viên Chính phủ rà soát, nắm bắt tình hình và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu tại từng địa phương.

img8802-16832799906741652000242.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, thông tin với báo chí về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Duy trì ổn định, phát triển với nhiều điểm sáng

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ, thống nhất nhận định, trong điều kiện khó khăn do tác các động của tình hình thế giới và khu vực, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, bạn bè, đối tác quốc tế… tình hình KT-XH nước ta trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục được duy trì ổn định, phát triển với nhiều điểm sáng.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Lạm phát có xu hướng giảm dần qua các tháng, tháng 4 giảm 0,34% so với tháng 3; bình quân 4 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu tiếp tục tăng mạnh, tháng 4 xuất siêu 1,51 tỷ USD, 4 tháng đầu năm xuất siêu 6,35 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định, lãi suất điều hành giảm 2 lần liên tiếp; chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp, chắc chắn, linh hoạt và kịp thời. Bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực: Công nghiệp có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,2%. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng; lúa gạo được mùa, được giá. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế; xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo, trị giá 1,55 tỷ USD. Thương mại, dịch vụ xu hướng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 3,7% so với tháng 3 và 11,5% so cùng kỳ; du lịch phục hồi nhanh, tháng 4 khách quốc tế tăng 9,9 % so với tháng 3, gấp 9,7 lần so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 78.900 doanh nghiệp, gấp 1,3 lần bình quân giai đoạn 2018-2022 và nhiều hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 77.000.

Các đột phát chiến lược được triển khai thực hiện hiệu quả với các giải pháp đồng bộ. Nhiều dự án, công trình giao thông quan trọng, liên vùng được đưa vào khai thác; đã khánh thành thêm 02 dự án đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây và Mai Sơn-Quốc lộ 45 với tổng chiều dài khoảng 160 km; khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tính đến ngày 20/4/2023 ước đạt 4,11 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công tăng 15 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ.

An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác khám chữa bệnh được tích cực triển khai; tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác. Giáo dục, đào tạo được quan tâm chỉ đạo. Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, lễ hội truyền thống được tổ chức thành công, sôi nổi trên cả nước, nhất là những chương trình nhân dịp những ngày lễ lớn như Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 1/5…

Quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, nhất là trong dịp nghỉ lễ dài ngày. Công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương.

Thông tin truyền thông được tăng cường; tích cực đưa thông tin nhanh chóng, chính xác, khách quan và đầy đủ về tình hình KTXH của đất nước và đã ngăn chặn, gỡ bỏ, phản bác nhiều thông tin giả, xấu, độc, phản cảm, chống phá Đảng và Nhà nước.

Các tổ chức quốc tế đánh giá tốt về tình hình phục hồi và phát triển KTXH của Việt Nam và dự báo lạc quan trong thời gian tới. Giá trị Thương hiệu quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2020-2022, xếp vị trí 32 trong 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên 65 trong năm 2023.

img8803-16832799911851761798641.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, thông tin với báo chí về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn cho rằng, nước ta còn không ít tồn tại, khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý, trong đó nổi lên là: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa thực sự vững chắc; môt số động lực tăng trưởng giảm. (2) Lạm phát chịu nhiều sức ép. (3) Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm giảm. (4) Các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; thị trường nội địa chưa được khai thác hiệu quả. (5) Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ. (6) Việc triển khai một số chính sách của 3 CTMTQG, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH còn chậm; hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn…

Sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, nhất là trong bối cảnh thời gian tới những khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn so với cơ hội, thuận lợi; Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh như vậy nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, cần phải nắm chắc, nắm kỹ tình hình; đặc biệt quan tâm công tác phân tích, dự báo để có phản ứng chính sách hiệu quả, kịp thời, sát với thực tiễn.

Quan điểm chỉ đạo điều hành phải nhất quán theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã đề ra là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng với đó là phải giữ vững được sự ổn định về chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đây là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu lên những nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn, yêu cầu các bộ, ngành địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả:

Tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Tập trung hoàn thiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; kết hợp hài hòa, bảo đảm cân bằng giữa lãi suất với tỉ giá, giữa tăng trưởng với lạm phát, giữa cung và cầu, giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, giữa tình hình bên trong với thực tiễn bên ngoài.

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tăng khả năng tiếp cận vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất mặt bằng cho vay cả đối với các khoản nợ hiện hữu và vay mới. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả; tận dụng tốt các dư địa còn khá lớn cho các mục tiêu phát triển; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác.

Tiếp tục triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số… và chống thất thu thuế. Triệt để tiết kiệm chi, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách. Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp qua đó góp phần giữ ổn định và tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, khai thác và phát triển mạnh thị trường trong nước; thực hiện tốt cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Có các giải pháp về miễn giảm thuế phí. Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, hợp tác công tư, đầu tư nước ngoài… Cương quyết tháo gỡ mọi rào cản, khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Đẩy nhanh các dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giữ vững và củng cố các thị trường truyền thống hiện có, đồng thời mở ra các thị trường mới. Tạo thuận lợi cho thị trường vốn, khoa học công nghệ, lao động… phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, phục vụ hiệu quả cho phát triển đất nước. Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp về phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương.

Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội. Chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch. Xử lý nghiêm các hoạt động lừa đảo trên mạng.

Từ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan. Yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội làm công tác nhân sự, quyết chủ trương xây đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thông qua hàng loạt dự án luật; xem xét, quyết định công tác nhân sự và thông qua chủ trương đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Chiều 25/11, Quốc hội bắt đầu bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8 với việc xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng và thông qua nhiều dự...

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ðiều này đòi hỏi phải ban hành và sửa đổi, bổ sung các đạo luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và “nội luật hóa” các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có Luật Công đoàn.   Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa...

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024, biến động trái chiều. Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên đồng loạt giảm giá, miền Nam có 2 tỉnh tăng giá. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận có 6 tỉnh như Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và TP. Hà Nội đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg. ...

Quốc hội bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn do Covid-19 với Vietnam Airlines

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 để Vietnam Airlines sớm phục hồi và phát triển bền vững. ...

Bất động sản công nghiệp thắng lớn

Dù thị trường chung chưa hết khó khăn, song mảng bất động sản công nghiệp vẫn thắng lớn, các doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng, kho vận ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Dù thị trường chung chưa hết khó khăn, song mảng bất động sản công nghiệp vẫn thắng lớn, các doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng, kho vận ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam

Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thành công tốt đẹp trên cả bình...

Sở TN&MT Quảng Trị và Sở TN&MT tỉnh Savannakhet và Salavan

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị đã có chuyến công tác đến Sở TN&MT tỉnh Savannakhet và tỉnh Salavan (nước CHDCND Lào). Chuyến công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp quản lý...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã phát biểu,...

Phối hợp với các cấp hội nông dân hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trung hòa các-bon

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân nhằm tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp, hướng đến mục...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Đăng ký tuyển dụng trên Facebook, cô gái ở Hà Nội bị lừa 2 tỷ đồng

Ngày 24/11, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân gần 2 tỷ đồng.Ngày 17/11, chị Đ. (trú quận Long Biên) đăng ký tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng trên mạng xã hội Facebook. Sau đó, chị nhận được cuộc gọi của một người giới thiệu là bộ phận tuyển dụng nhân sự...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành tổng thể, toàn diện, đồng bộ và khoa học

Tiến sỹ Trần Anh Tuấn khẳng định để sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần vô tư, khách quan, công minh và biết hy sinh; nếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì kết quả không như mong đợi. Thứ hai, tinh gọn tổ chức bộ máy cần chú ý không thực hiện một cách cơ học. Việc thành lập một tổ chức mới hoặc giải thể các...

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng

Kinhtedothi - Từ ngày 25-30/11, trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng. Cụ thể, theo chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; thảo luận các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó...

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 26 qua Khánh Hòa chậm tiến độ do vướng đất 3 hộ dân

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 26, đoạn qua đèo Phượng Hoàng có nguy cơ phải gia hạn tiến độ lần thứ 2 do vướng đất đồi núi của 3 hộ dân xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. ...

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, có nơi dưới 10 độ C

Điểm tin thời tiết nổi bật trong ngày 25/11/2024Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khoảng chiều tối và đêm 25/11, đợt không khí lạnh cường độ mạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.Ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, vùng núi...

Đường sắt tốc độ cao và khát vọng vươn xa trong kỷ nguyên mới

Sau gần 2 thập kỷ "thai nghén", mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc...

Mới nhất

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 26 qua Khánh Hòa chậm tiến độ do vướng đất 3 hộ dân

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 26, đoạn qua đèo Phượng Hoàng có nguy cơ phải gia hạn tiến độ lần thứ 2 do vướng đất đồi núi của 3 hộ dân xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. ...

Đất đấu giá ven Hà Nội hạ nhiệt: Người mua ‘tỉnh giấc’ hay chiêu đầu cơ mới?

Ngày 23/11, phiên đấu giá 25 lô đất của huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã ngã ngũ sau 11 vòng đấu. Lô đất có giá trúng cao nhất đạt 75,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 14 lần giá khởi điểm. Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với phiên 10/8 - thời điểm đó, giá trúng cao nhất...

Nữ sinh lớp 8 Đắk Nông xúc động nhận thư tay của Bộ trưởng Bộ GDĐT

Đón nhận thư tay của Bộ trưởng Bộ GDĐT, nữ sinh lớp 8 ở Đắk Nông vỡ òa cảm xúc, xem đây là...

Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống tội phạm, tham nhũng

Ngày 25/12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; phòng chống tham nhũng năm 2024. Theo chương trình kỳ họp, sáng 25/11 tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa...

Chàng kỹ thuật viên xét nghiệm chinh phục huy chương thể hình

Dù công việc kỹ thuật viên xét nghiệm có bận rộn nhưng Lê Văn Hoàn (28 tuổi), vẫn chăm chỉ dậy sớm, về muộn để theo đuổi giấc mơ thể hình. Năm 2022, Hoàn đạt huy chương bạc Giải thể hình nam, nữ bãi biển tại tỉnh Bình Thuận. Tìm đến thể hình để cải thiện sức khỏe Mỗi ngày, 4 giờ...

Mới nhất