Theo ghi nhận, lĩnh vực an toàn thông tin mạng trong tháng 8/2024 tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong vả nước.
Cụ thể, doanh thu của lĩnh vực trong tháng đạt 451 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, tính đến tháng 8, trong tổng số hơn 7.600 hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, đã có gần 5.900 hệ thống được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ (đạt 77% và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước).
Cũng trong tháng 8, Bộ TTTT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 349 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam, giảm 75,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2023 số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào hệ thống tại Việt Nam đã giảm 53,2% so với 8 tháng đầu năm 2023.
Tuy nhiên, vẫn còn 23% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước chưa phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, trong đó có 22/91 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ dưới 50%. Bên cạnh đó, tỷ lệ hệ thống thông tin chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn theo cấp độ là 43,5%, trong đó 33/91 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn thông tin dưới 50%.
Để khắc phục vấn đề trên, các bộ, ngành địa phương cần ưu tiên nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin với 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo thời hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu (tháng 9/2024 là hoàn thành việc phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ thông tin, tháng 12/2024 là hạn cuối triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống của mình).
Trong khuôn khổ diễn tập quốc tế APCERT 2024, Ông Trần Quang Hưng- Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cũng lưu ý các đơn vị về chỉ đạo của Thủ tướng với việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường đảm bảo hệ thống thông tin theo cấp độ. Theo đó, cần chú trong thực hiện 6 biện pháp an toàn thông tin mà Bộ TTTT đã gửi, trong đó lưu ý có bản sao lưu dữ liệu offline không kết nối mạng.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần triển khai các biện pháp để phát hiện bất thường trong mạng, rà soát tránh để lọt thông tin, yêu cầu người dùng thay đổi mật khẩu định kỳ và sớm áp dụng cơ chế xác thực từ 2 thành phần trở lên.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hon-4-000-cuoc-tan-cong-mang-vao-cac-he-thong-tai-viet-nam.html