Phát triển bảo hiểm thiên tai; chuyển giao công nghệ ứng phó với thiên tai; cải thiện hệ thống cảnh báo thiên tai sớm; thành lập nhóm xung kích phản ứng nhanh ứng phó với thiên tai… là những đề xuất của hơn 20 tổ chức quốc tế nhằm phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản do thiên tai gây ra tại Việt Nam.
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người Việt
|
Viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2023 đạt 228,6 triệu USD
|
Ngày 2/3, tại xã Nặm Đăm (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Hội nghị xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (kế hoạch) do Cục quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai) phối hợp với ActionAid Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của gần 100 đại biểu từ hơn 20 tổ chức quốc tế, phi chính phủ quốc tế như JICA Vietnam, Plan International in Vietnam, UN Women, World Vision… Tại đây, các đại biểu đã thảo luận đưa ra nhiều đề xuất, góp ý xây dựng kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam dựa trên những chủ đề chính như: nâng cao nhận thức cộng đồng, ứng phó khẩn cấp, thông tin thiên tai…
Các đại biểu trình bày những đề xuất, góp ý xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai. (Ảnh: Mai Anh) |
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng Chủ tịch Đối tác chủ trì hội nghị cho biết, kế hoạch được xây dựng với mục đích tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai, coi đây là cốt lõi trong quá trình phát triển của Việt Nam. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia chủ động của tất cả các thành viên đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy văn hóa chuẩn bị sẵn sàng và chống chịu thiên tai; thiết lập một diễn đàn thống nhất để thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ cho các sáng kiến giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng Chủ tịch Đối tác chủ trì hội nghị. (Ảnh: Khánh Huy) |
Trong giai đoạn 2025-2030, kế hoạch sẽ thể hiện rõ tầm nhìn chung phù hợp với các mục tiêu chiến lược của các thành viên đối tác, đồng thời phù hợp với các ưu tiên của chính phủ Việt Nam về phòng chống thiên tai.
“Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ dựa vào cộng đồng, các hạng mục được triển khai đều sẽ xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Việc triển khai lập kế hoạch sớm giúp thu thập đầy đủ thông tin và đưa ra các cảnh báo sớm. Từ đó giúp các đối tác chủ động trong việc triển khai và cân đối nguồn ngân sách phù hợp”, bà Pauline Tamesis nói.
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện ActionAid Việt Nam cho biết, trong hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, các chương trình về phòng, chống rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng luôn được ActionAid dành sự ưu tiên rất lớn. Nhiều chương trình hướng tới việc chuẩn bị trước, ứng phó trong và phục hồi sau thiên tai đã được triển khai như hỗ trợ sinh kế cây trồng, vật nuôi, xây dựng cầu dân sinh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời… Việc xây dựng kế hoạch từ sớm giúp tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thúc đẩy tinh thần đoàn kết giữa các thành viên Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, trong đó mỗi thành viên đều đóng góp vào thành công chung của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong các sáng kiến giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam.
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị. (Ảnh: Mai Anh) |
Đánh giá mỗi tổ chức quốc tế đều có những ưu tiên riêng, có địa bàn hoạt động cũng như đối tác với những đặc thù khác nhau, ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai mong muốn giữ vai trò kết nối các tổ chức, tạo ra cơ chế, diễn đàn để các bên cùng phối hợp chặt chẽ và đặc biệt là tận dụng hiệu quả nguồn lực, tránh sự chồng chéo.
Ông Vũ Xuân Thành khẳng định, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai sẽ phối hợp với Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam tổng hợp lại các nội dung thảo luận; sẽ sớm có dự thảo kế hoạch cập nhật và tham vấn chi tiết hơn với thành viên Đối tác và những bên liên quan để hoàn thiện, trình Đồng Chủ tịch Đối tác phê duyệt làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác GNRRTT) được thành lập theo quyết định số 3922/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có thành viên gồm hơn 20 tổ chức quốc tế và 4 cơ quan Bộ (Nông nghiệp, Quốc phòng, Ngoại giao, Truyền thông). Thành viên của Đối tác GNRRTT là các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và giám sảt các chính sách cấp quốc gia và toàn cầu về phòng, chống thiên tai, bao gồm các tổ chức Liên Chính phủ, Chính phủ và Phi Chính phủ quốc tế, các định chế tài chính. |
Bình Định sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Tính đến ngày 30/11/2023, toàn tỉnh Bình Định có 27 dự án, phi dự án do các tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ đang được triển khai thực hiện với tổng giá trị giải ngân đạt gần 1,65 triệu USD. |
Global Coffee Platform: Ân tình với cà phê xứ Việt
Tập huấn nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; giảm phát thải khí nhà kính; nghiên cứu rủi ro chất cấm trong ngành cà phê… là những định hướng hoạt động của tổ chức Global Coffee Platform (GCP) trong năm 2024 nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt cà phê Việt. |