Trang chủNewsThời sựHơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á


RCEP đối mặt với nhiều thách thức

RCEP đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu là do tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp. Điều này là do các yếu tố như thời gian có hiệu lực ngắn, ngoài ra còn có một số vấn đề mang tính cơ cấu.

Thứ nhất, tỷ lệ vận dụng các quy tắc còn thấp đã trở thành hạn chế chính đối với việc phát huy tiềm năng của RCEP. Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của các nước thành viên ASEAN còn thấp. Ví dụ, tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của Trung Quốc chưa cao.

Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ áp dụng các quy định xuất khẩu của doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2022 là 3,56%, tỷ lệ áp dụng các quy định nhập khẩu là 1,03% và tăng lên lần lượt là 4,21 và 1,46% vào năm 2023.

Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp đã hạn chế việc phát huy lợi ích của RCEP. Mặc dù mức độ áp dụng RCEP trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cao, nhưng mức độ áp dụng các quy tắc trong quan hệ thương mại với ASEAN lại chưa cao.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực… Ảnh: Pixabay

Thứ hai, RCEP có tiềm năng lớn để phát huy tối đa vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là động lực quan trọng cho việc triển khai toàn diện RCEP. GDP và giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 80% của khu vực RCEP, kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước này chiếm hơn 50% của cả khối, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện RCEP.

Hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt với sự can thiệp nghiêm trọng từ các yếu tố bên ngoài. Từ tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong những năm gần đây, một số nền kinh tế trong khu vực mù quáng nghe theo sự kích động của các nước ngoài khu vực, điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hợp tác kinh tế và thương mại trong khu vực và hạn chế việc phát huy tiềm năng tăng trưởng kinh tế khu vực.

Sử dụng hiệp định RCEP để thúc đẩy kết nối các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2022, giá trị nhập khẩu ưu đãi của Nhật Bản trong khuôn khổ RCEP gần bằng tổng giá trị nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU-Nhật Bản và Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản-Mỹ, trong đó 88,5% nhập khẩu ưu đãi đến từ Trung Quốc.

Tỷ lệ áp dụng các quy định RCEP của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2022 và tỷ lệ áp dụng quy tắc hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nhật Bản vào năm 2023 lần lượt đạt 57 và 68,1%.

Thứ ba, tỷ lệ áp dụng quy tắc thấp cho thấy thiếu cơ chế thúc đẩy toàn diện. Ban thư ký vẫn chưa được thành lập. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng trong triển khai RCEP chưa thể được quyết định và phối hợp kịp thời, bao gồm các vấn đề như nâng cấp các điều khoản và mở rộng RCEP đều rất khó để thúc đẩy triển khai RCEP một cách hiệu quả, rõ ràng còn thiếu sự phối hợp trong thực thi chính sách.

Các diễn đàn, kênh và cơ chế để thực hiện điều phối và kết nối toàn diện chính sách của RCEP cũng vẫn còn thiếu, ngoài ra, còn thiếu sự hỗ trợ trí tuệ đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển trung và dài hạn. RCEP sẽ bước vào giai đoạn lịch sử quan trọng trong tương lai từ 5-10 năm tới. Hiện tại, cơ chế thúc đẩy toàn diện vẫn chưa được thiết lập, vẫn còn thiếu kế hoạch tổng thể và bố trí tổng thể cho sự phát triển 10 năm tới của RCEP.

RCEP tạo động lực quan trọng cho kinh tế châu Á

Với sức sống và động lực phát triển của châu Á, RCEP có những lợi ích tiềm năng rất lớn. Để triển khai toàn diện RCEP phải tập trung vào các mục tiêu và triển vọng hội nhập kinh tế châu Á, đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường trong khu vực, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các điều khoản đã có hiệu lực…

Thứ nhất, RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, từ năm 2023-2029, GDP của khu vực RCEP sẽ tăng thêm 10.900 tỷ USD, gấp khoảng 1,4 lần GDP của Mỹ và 2,6 GDP của EU trong cùng giai đoạn.

Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu RCEP được triển khai đầy đủ trước năm 2030, thu nhập của từng nền kinh tế thành viên sẽ tăng 0,6% so với mức hiện tại, tạo ra 245 tỷ USD doanh thu và 2,8 triệu việc làm cho khu vực.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Ảnh: Pixabay

RCEP tạo động lực quan trọng để tăng cường sự gắn kết kinh tế khu vực. Một mặt, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-ASEAN đã được thúc đẩy sâu sắc hơn trong khuôn khổ RCEP. Năm 2022, trong số hàng hóa xuất nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc, hàng hóa tiêu dùng trung gian lần lượt chiếm 63 và 70%; linh kiện, vật tư, thiết bị vốn sử dụng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu chiếm trên 80%. Các sản phẩm có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN sang Trung Quốc như động cơ điện, thiết bị điện và linh kiện, lần lượt chiếm 31,7 và 30,7%.

Nếu các quốc gia thành viên áp dụng hiệu quả quy tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP, có thể nâng cao đáng kể tỷ trọng các thành phần giá trị trong khu vực và mở rộng quy mô thương mại nội khối. Mặt khác, cũng còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy quá trình thương mại tự do giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ RCEP.

Đến năm 2030, RCEP sẽ làm tăng thu nhập thực tế toàn cầu thêm 186 tỷ USD. Dự kiến phần lớn mức tăng thu nhập của RCEP (khoảng 164 tỷ USD) đến từ châu Á, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ có mức tăng thu nhập là 156 tỷ USD.

Thứ hai, RCEP là lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy và định hình lại cục diện toàn cầu hóa kinh tế. Việc triển khai chính thức RCEP sẽ tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực, xây dựng khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và hiện thực hóa hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn. RCEP vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tế, vừa quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất.

RCEP có tiềm năng thương mại và đầu tư lớn, lợi tức tiềm năng lớn từ việc nâng cao tỷ lệ áp dụng quy tắc. Tính toán sơ bộ cho thấy, dựa trên quy mô thương mại hiện tại, nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc của RCEP trong xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt 50% với trình độ hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 3.940 tỷ Nhân dân tệ và số tiền giảm thuế sẽ đạt khoảng 79 tỷ Nhân dân tệ, cao hơn so với mức hiện tại lần lượt là 9,9 và 11,3 lần. Nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc RCEP của Trung Quốc có thể đạt đến mức hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 7.900 tỷ Nhân dân tệ và số tiền cắt giảm thuế sẽ đạt 157,5 tỷ Nhân dân tệ, cao lần lượt gấp 20,9 và 23,6 lần so với hiện nay.

Thứ ba, RCEP có thể phát triển thành tổ chức thương mại tự do xuyên khu vực quan trọng. Giương cao ngọn cờ phát triển bao dung và phát triển cùng chia sẻ lợi ích, RCEP sẽ thu hút nhiều nền kinh tế ngoài khu vực tham gia. Hiện tại Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka, Chile đã nộp đơn xin tham gia.

Khi tham gia RCEP, trước sự kích thích của các biện pháp nâng cao trình độ tự do hóa thương mại hàng hóa và cải cách các thủ tục hải quan thuận lợi hơn, GDP của Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tăng thêm 0,87%, cải thiện điều kiện thương mại thêm 0,26%, phúc lợi xã hội tổng thể tăng thêm 3,440 tỷ USD và tăng trưởng nhập khẩu đạt 0,78%, hiệu quả tích cực từ việc gia nhập RCEP đến kinh tế vĩ mô của Hong Kong (Trung Quốc) rất rõ rệt.

RCEP có thể kết nạp thêm thành viên xuyên khu vực. Dựa trên cơ cấu thành viên ban đầu của RCEP, việc mở rộng RCEP sẽ được thúc đẩy kịp thời. Bất kỳ nền kinh tế nào có nguyện vọng tham gia và có thể tuân thủ các quy tắc đều có thể được coi là đối tượng kết nạp tiềm năng.

Ngoài ra, RCEP cũng định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu. Càng có nhiều thành viên thì lợi ích của nguyên tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP sẽ càng lớn. Càng có nhiều thành viên thì năng lực bảo vệ thương mại tự do của RCEP càng mạnh mẽ. Cùng với việc RCEP tiếp tục mở rộng, tỷ trọng mật độ dân số, tổng lượng kinh tế và tổng lượng thương mại càng lớn, lợi ích của quy tắc cộng gộp xuất xứ càng rõ ràng hơn, mức độ ưu đãi đối với doanh nghiệp cũng càng lớn hơn.

Thứ tư, sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ giải phóng tiềm năng hợp tác khu vực to lớn. Sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình thực hiện RCEP. Việc mở cửa thị trường của Trung Quốc chứa đựng tiềm năng to lớn cho nền kinh tế khu vực.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2021 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc đề ra mục tiêu phấn đấu nhập khẩu 150 tỷ USD nông sản chất lượng cao từ ASEAN trong 5 năm tiếp theo.

Tính đến giữa năm 2023, nhập khẩu lũy kế đã vượt 55 tỷ USD, vượt tiến độ dự kiến. Việc mở cửa trình độ cao của thị trường rộng lớn với dân số 1,4 tỷ người sẽ “biến thị trường Trung Quốc trở thành thị trường của thế giới, thị trường chung, thị trường của mọi người”, sẽ tạo động lực quan trọng đối với thị trường lớn châu Á thống nhất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Việc Trung Quốc chủ động mở cửa trình độ cao với ASEAN sẽ tạo hiệu ứng đòn bẩy quan trọng và nâng cao sức sống của RCEP.

RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực…



Nguồn: https://congthuong.vn/rcep-hoi-tho-moi-cho-tang-truong-kinh-te-chau-a-348454.html

Cùng chủ đề

Hướng đi giúp cà phê Việt vững bước trên “hành trình giá’ mới

Điều này khiến cho nhiều nhà phân tích nhận định rằng, giá cà phê Việt đã bước sang một chu kỳ giá hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng duy trì giá cao trong thời gian tới khá bấp bênh khi các yếu tố hỗ trợ đều là khách quan. Về dài hạn, định hướng nâng cao giá trị ngành cà phê thông qua việc tăng tỷ trọng cà phê qua...

Cận cảnh ga Bình Triệu ‘treo’ hơn 20 năm đang điều chỉnh thành ga metro

26/09/2024 | 11:45 Bị "treo" suốt 22 năm qua, ga Bình Triệu đang được bổ sung chức năng trở thành ga hành khách các tuyến metro số 3, 6, 8 và tổ chức quy hoạch mô hình TOD khu vực xung quanh. ...

Hình ảnh khai mạc Đại hội Hội LHTN tỉnh Bắc Ninh

TPO - Ngày 25 và 26/9, tại Trung tâm Văn hóa thể thao thành phố Bắc Ninh, Hội LHTN tỉnh Bắc Ninh tổ chức đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với 220 đại biểu tham dự. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội LHTN các cấp trong toàn tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cụ thể hóa các nội dung của phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”...

Dự án Angel Island (Đồng Nai) được chấp thuận chủ trương đầu tư

Dự án Angel Island (Đồng Nai) được chấp thuận chủ trương đầu tưUBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Nhơn Phước (Angel Island), đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2020, tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại Hội...

The Victoria – tái tạo cuộc sống mới từ chuỗi cảm hứng bất tận

The Victoria - tái tạo cuộc sống mới từ chuỗi cảm hứng bất tậnThe Victoria là chốn an cư mà bất cứ cư dân nào cũng muốn trở về sau ngày dài làm việc áp lực và mệt mỏi. Bởi đó là nơi mọi bộn bề được gác lại, là khởi đầu của một cuộc sống mới với những nguồn năng lượng tươi mới và tích cực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng đi giúp cà phê Việt vững bước trên “hành trình giá’ mới

Điều này khiến cho nhiều nhà phân tích nhận định rằng, giá cà phê Việt đã bước sang một chu kỳ giá hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng duy trì giá cao trong thời gian tới khá bấp bênh khi các yếu tố hỗ trợ đều là khách quan. Về dài hạn, định hướng nâng cao giá trị ngành cà phê thông qua việc tăng tỷ trọng cà phê qua...

Miến đao sâm – dấu ấn từ sản phẩm đặc hữu

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Ngày 10/10 sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam 2024 Ông Nguyễn Đức Quân - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Minh Phúc (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) - cho...

Kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm từ Trung Quốc

Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc Bộ Công Thương gia hạn điều tra áp dụng chống bán phá giá tháp điện gió từ Trung Quốc Ngày 23/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2531/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp...

Cấp vũ khí cho Ukraine là vô nghĩa; Kiev bị phá hủy toàn bộ nhà máy nhiệt điện

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Cung cấp vũ khí phương Tây cho Ukraine là vô nghĩa Ngoại giao Hungary Peter Szijjártó phát biểu tại cuộc thảo luận chính trị chung tại kỳ họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine hóa ra là vô nghĩa; họ không thể thay đổi...

Xô đổ mọi kỷ lục

Tại thời điểm khảo sát lúc 8h ngày 26/9, giá vàng nhẫn tại một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC 9999 niêm yết ở mức 80,8 triệu đồng/lượng mua vào và 81,3 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 800.000 đồng chiều mua và 1 triệu đồng chiều bán. Giá vàng nhẫn xô...

Bài đọc nhiều

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.  Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt...

Nghị sỹ New Zealand tự hào về nguồn gốc Việt Nam

VOV.VN - Chị Phạm Thị Ngọc Lan chia sẻ, bố của chị là người Việt, ông luôn là tự hào về nguồn gốc Việt Nam và đã truyền điều đó sang cho chị và các anh chị em của mình.    Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang ngày càng đông đảo song việc duy trì sự kết nối và tình cảm của thế hệ người Việt thứ hai với quê mẹ Việt Nam là một việc làm rất quan...

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

15 ngày khó quên của bộ đội tại thôn Làng Nủ

(Dân trí) - Bịn rịn chia tay đồng bào Làng Nủ, gần 400 người lính đã kết thúc nửa tháng gian khổ tìm kiếm thi thể nạn nhân bị chôn vùi. Nửa tháng trước, thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng. Những người sống sót chỉ biết chắp tay cầu xin "hương hồn khôn thiêng" của người đã khuất chỉ cho nơi thân xác bị vùi lấp. Trong hoàn cảnh đau thương ấy, hàng...

Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử Việt Nam-Nga

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, sự thành công của Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác khoa học và công nghệ Việt-Nga.   Sáng 25/9 theo giờ Việt Nam, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang...

Cùng chuyên mục

Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để bảo vệ các cộng đồng ven biển

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đồng chủ trì phiên thảo luận chuyên đề về “Tăng cường thích...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự buổi làm việc về Đồng thuận 4P

Tại buổi làm việc về Đồng thuận 4P, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự đoàn kết, chủ nghĩa đa phương và xây dựng lòng tin là nền tảng để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.   Ngày 25/9, nhận lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đặc phái viên sáng kiến Đồng thuận Paris vì con người và hành tinh (Đồng thuận 4P), nguyên Tổng thống Senegal Macky Sall, thừa ủy quyền của Tổng Bí...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tại sân bay Jose Marti, về phía Cuba có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Roberto Morales Ojeda - Thường trực Ban Bí thư...

Hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô phải thể hiện vai trò của Hà Nội với cả nước

Sáng 26/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban Tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn và các Phó Chủ tịch UBND TP: Hà Minh Hải, Vũ Thu Hà. Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, thành phố đã...

Cháy lớn xưởng khung, phòng tranh ở TPHCM, nhiều người tháo chạy

Hơn 8h sáng nay (26/9), Công an huyện Nhà Bè (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan phong toả, khám nghiệm hiện trường vụ cháy lớn xưởng khung - phòng tranh nằm trên địa bàn xã Phước Kiển. Trước đó, khoảng 6h30 cùng ngày, ngọn lửa bùng lên từ xưởng khung - phòng tranh (chuyên vẽ tranh sơn dầu, dán tường...) với thiết kế 2 tầng nằm trên đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển. Thời...

Mới nhất

Bấm huyệt bàn chân để chữa u xơ tiền liệt tuyến

Tác động bàn chân chữa tiền liệt tuyếnKhi tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra phản ứng điều hòa chức năng của các cơ quan tương ứng, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua...

Fan BTS ‘check-in’ cùng thần tượng trong đám cưới

Theo cô, tình yêu không có giới hạn hay quy tắc. Cô đã sống trong tình yêu,...

Google tiếp tục hỗ trợ quảng bá văn hoá, du lịch Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Google đã thảo luận, trao đổi về khả năng hợp tác quảng bá văn hóa, du lịch và chuyển đổi số của Việt...

Mới nhất