Trang chủNewsThế giớiHội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể...

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược”


Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế mới nổi BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – đã nhấn mạnh sức mạnh kinh tế của khối và kêu gọi hội nhập sâu rộng hơn.

Các bình luận được đưa ra trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm tại Johannesburg hôm 22/8. Cuộc hội ngộ của các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ kéo dài đến ngày 24/8.

“Những thay đổi diễn ra trong các nền kinh tế BRICS trong thập kỷ qua đã làm được nhiều để thay đổi hình dạng của nền kinh tế toàn cầu”, Tổng thống nước chủ nhà Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết tại Diễn đàn Kinh tế của Hội nghị Thượng đỉnh.

“Cùng nhau, các nước BRICS tạo nên 1/4 nền kinh tế toàn cầu, chiếm 1/5 thương mại toàn cầu và là nơi sinh sống của hơn 40% dân số thế giới”, ông Ramaphosa nhấn mạnh tại Trung tâm Hội nghị Sandton, trung tâm tài chính của Johannesburg, nơi đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh.

Nhà lãnh đạo Nam Phi lưu ý rằng khối này “tồn tại không chỉ để tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ mà còn để củng cố mối quan hệ bền chặt hơn giữa người dân 5 quốc gia của chúng ta”.

Mở rộng vì hòa bình và phát triển

Tại hội nghị, chủ đề mở rộng khối BRICS đã được nêu ra và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) nhiệt tình ủng hộ. Bắc Kinh đã dồn sức vào kế hoạch mở rộng BRICS nhằm tìm cách khẳng định ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình trên trường toàn cầu.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược”

Từ trái sang: Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Twitter MEAIndia

Hội nghị Thượng đỉnh này không nhằm mục đích yêu cầu các nước đứng về phía nào, mà kêu gọi mở rộng vì hòa bình và phát triển, ông Tập cho biết trong bài phát biểu do Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) thay mặt ông đọc.

“Chủ nghĩa bá quyền không có trong DNA của Trung Quốc”, ông Tập nói. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến Nam Phi hôm 21/8, nhưng đã không dự Diễn đàn Kinh tế BRICS trong khuôn khổ hội nghị. Chưa có bất kỳ lời giải thích chính thức nào được đưa ra.

“Chúng tôi sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ mở rộng mô hình BRICS+, tích cực thúc đẩy mở rộng thành viên, tăng cường đoàn kết và hợp tác với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển khác”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.

“Bất kể có thể có sự kháng cự nào, BRICS, một lực lượng thiện chí tích cực và ổn định, sẽ tiếp tục phát triển”, ông nói. “Chúng tôi sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn, tích cực thúc đẩy việc mở rộng thành viên và giúp làm cho trật tự quốc tế trở nên công bằng và bình đẳng hơn”.

Trung Quốc là nền kinh tế hùng mạnh nhất BRICS, và chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Nam Phi là chuyến công du quốc tế thứ hai của ông trong năm nay. Trong chuyến công du trước đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tới thủ đô Moscow hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Xu hướng “không thể đảo ngược”

Ngoài vấn đề mở rộng, việc thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ của các quốc gia thành viên trong các giao dịch thương mại và tài chính để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD cũng nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh.

Trong bài phát biểu trực tuyến của mình, Tổng thống Nga Putin cho biết việc từ bỏ đồng USD trong các giao dịch giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là xu hướng “không thể đảo ngược”.

“Quá trình phi đô la hóa một cách khách quan, không thể đảo ngược trong các mối quan hệ kinh tế của chúng ta đang đạt được động lực”, ông Putin nói.

“Kết quả là tỉ lệ đồng USD trong giao dịch xuất nhập khẩu trong khối BRICS đã giảm. Năm ngoái, con số này lên tới 28,7%”, Tổng thống Nga nói, nhấn mạnh quá trình “phi đô la hóa” các nền kinh tế của khối, điều mà ông muốn thúc đẩy thông qua thương mại bằng đồng nội tệ của các nước thành viên.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược” (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trực tuyến tới Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Nam Phi, ngày 22/8/2023. Ảnh: Getty Images

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết, 5 nước BRICS đang vượt qua G7 – nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới – “về sức mua tương đương”, và BRICS đang trên đà đáp ứng nguyện vọng của hầu hết người dân thế giới.

“Chúng ta hợp tác dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ quan hệ đối tác và tôn trọng lợi ích của nhau và đây là bản chất của lộ trình chiến lược định hướng tương lai của khối, một lộ trình đáp ứng nguyện vọng của đa số toàn cầu”, ông Putin nói.

Tổng thống Nga Putin không dự trực tiếp Hội nghị Thượng đỉnh ở Johannesburg để tránh tình huống khó xử cho nước chủ nhà Nam Phi khi lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với ông vẫn treo lơ lửng.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg nhấn mạnh khoảng trống trong nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

Trong số các nước thành viên BRICS, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ chưa lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, trong khi Brazil từ chối cùng các quốc gia phương Tây gửi vũ khí tới Ukraine hoặc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Đàm phán trên cơ sở bình đẳng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng có mặt tại cuộc hội đàm và mời khoảng 50 nhà lãnh đạo khác.

Đại diện cho 40% dân số thế giới, các quốc gia BRICS có chung mong muốn về một trật tự toàn cầu mà họ coi là phản ánh tốt hơn lợi ích và ảnh hưởng ngày càng tăng của họ.

“Chúng tôi không muốn trở thành đối trọng với G7, G20 hay Mỹ”, ông Lula da Silva cho biết trong một buổi phát sóng trên mạng xã hội từ Johannesburg hôm 22/8. “Chúng tôi muốn ngồi vào bàn đàm phán trên cơ sở bình đẳng với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác”.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược” (Hình 3).

Tổng thống Brazil Lula Da Silva gặp lãnh đạo Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, ngày 22/8/2023. Ảnh: IOL

Chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 là “BRICS và Châu Phi”, được đưa ra khi lục địa này nổi lên như một chiến trường ngoại giao mới với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng.

Khối bắt đầu với 4 quốc gia vào năm 2009 nhưng đã mở rộng vào năm sau với việc bổ sung thêm Nam Phi.

Khoảng 40 quốc gia từ khắp “Nam Bán cầu” – một thuật ngữ rộng ám chỉ các quốc gia bên ngoài phương Tây – đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS, theo chính phủ Nam Phi, trong đó 23 quốc gia đã chính thức bày tỏ nguyện vọng, bao gồm Argentina, Iran, Ả Rập Xê-út, Bolivia, Cuba, Honduras, Venezuela, Algeria và Indonesia.

“Điều này cho thấy rằng gia đình BRICS đang ngày càng phát triển về tầm quan trọng, tầm vóc và cả tầm ảnh hưởng trên thế giới”, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa cho biết.

Minh Đức (Theo TRT World, La Prensa Latina)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chiến thắng cho Trung Quốc và Nga sau quyết định lịch sử của BRICS

Khối các nước BRICS đã đồng ý bổ sung thêm 6 thành viên mới, trong nỗ lực nhằm định hình lại trật tự thế giới toàn cầu và tạo đối trọng với Mỹ và các đồng minh. Sức mạnh kinh tế và chính trị của BRICS sẽ được tăng cường sau khi 6 quốc gia, bao gồm Iran, Ả Rập Xê-út, Ai Cập, Ethiopia, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), trở thành thành...

Tăng trưởng và ảnh hưởng “đáng gờm” của BRICS khi so với G7

Nhóm các quốc gia BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – không “lãng phí năng lượng” vào các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh địa chính trị với các nhóm khác, chẳng hạn như G7, Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal nói với hãng thông tấn TASS hôm 24/8. “Chúng tôi không lãng phí năng lượng của mình vào các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh và đối trọng......

Đồng minh lâu năm của Nga nói về điều thúc đẩy BRICS mở rộng

Sự mở rộng của BRICS sẽ là một thời điểm lịch sử và khối này sẽ đạt được vị thế của một thế lực toàn cầu muốn trở thành một sự thay thế cho tập thể phương Tây, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với các phóng viên trong chuyến thăm Athens (Hy lạp) hôm 22/8 – ngày Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 khai mạc ở Johannesburg, Nam Phi. “Tôi cho rằng sẽ là một...

Ấn Độ bác tin Thủ tướng Modi không tới dự Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xác nhận ông sẽ đích thân tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay tại Johannesburg, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 3/8, theo Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ. Lãnh đạo của các nước thành viên BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – dự kiến gặp nhau vào ngày 22-24/8. “Thủ tướng đã nhận lời mời và bày tỏ rằng...

Nam Phi tính nhờ Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh BRICS vì ông Putin

Nam Phi đang xem xét chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo BRICS sang một quốc gia khác, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 1/6. Động thái này được cho là sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Cyril Ramaphosa giải quyết tình trạng khó xử của Nam Phi về việc có nên thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Cận cảnh hậu quả do siêu bão Man-yi gây ra ở Philippines

Siêu bão Man-yi đã làm bật gốc nhiều cây, làm ngã đường dây điện và làm tốc mái nhà khi quét qua Philippines vào sáng nay 17.11. ...

Houthi tấn công mục tiêu quan trọng của Israel

Người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen Yahya Saree cho biết họ đã tấn công 'một mục tiêu quan trọng' tại thành phố cảng Eilat của Israel trên biển Đỏ. ...

Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Mới đây, phong trào Houthi ở Yemen đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Israel.

Cùng chuyên mục

Được Mỹ ‘mở khóa’, Ukraine liền dùng tên lửa ATACMS tấn công đất Nga?

Reuters ngày 19.11 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho hay quân đội Ukraine đã dùng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga. ...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Lý giải nguyên nhân khiến dân số Paris giảm liên tục

Chính quyền thành phố Paris đang xem xét triển khai những phương án nhằm giải quyết tình trạng dân số giảm trong những năm qua. ...

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.

Mới nhất

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Người lớn tuổi nếu hay buồn ngủ ban ngày, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm

Bạn có thấy mình ngáp liên tục và buồn ngủ quá mức vào ban ngày không? Bạn có thể có nguy cơ cao...

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn...

Xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu và những lưu ý đối với doanh nghiệp

EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt NamTại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị...

Trợ lực “tiếp sức” cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn vấn đề này. Thưa ông,...

Mới nhất