Trang chủPolitical ActivitiesHội nghị lần thứ tư Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng...

Hội nghị lần thứ tư Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng



(MPI) – Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng điều phối vùng đã được diễn ra. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Tham dự Hội nghị có Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các thành viên Hội đồng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương vùng ĐBSH.

Tại Hội nghị, đại biểu đã tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, đánh giá khó khăn, thách thức, vướng mắc để xác định phương hướng, giải pháp khắc phục, triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng với mục tiêu đưa kinh tế – xã hội vùng ĐBSH tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội 7 tháng đầu năm 2024 của vùng ĐBSH; các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng này thời gian vừa qua; kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng ĐBSH; rà soát cơ chế, chính sách đặc thù của Vùng; tiến độ một số dự án quan trọng, liên kết vùng. Đồng thời cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, kinh tế – xã hội của Vùng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò là vùng động lực, có vai trò định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Các thành viên Hội đồng đã hoàn thành đã hoàn thành 19/23 nhiệm vụ được giao; Các nhiệm vụ còn lại các Bộ, địa phương đang khẩn trương triển khai do cần phải nghiên cứu thêm, phối hợp với các cơ quan liên quan, có thời gian thực hiện trong các năm tiếp theo.

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ 07 tháng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSH, các bộ và địa phương liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của năm 2024 đã được giao; khẩn trương có văn bản tham gia ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển 6 vùng kinh tế; nghiên cứu, lựa chọn các dự án trọng điểm có tính chất vùng theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030; Đẩy nhanh tiến độ các dự án đã triển khai, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra;…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo và các ý kiến, tham luận tâm huyết, sát thực tiễn, sâu sắc của các đại biểu, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo Kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

Theo Thủ tướng, vùng ĐBSH có vị trí rất quan trọng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, đối ngoại, là cửa ngõ phía bắc của đất nước, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế và là vùng đất có tiềm năng phát triển rất lớn, là cửa ngõ của ASEAN vào Trung Quốc.

Việc phát triển kinh tế – xã hội vùng vùng ĐBSH nhanh, toàn diện, bền vững là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, với nhiều khó khăn, thách thức, kỳ vọng và trách nhiệm, góp phần hoàn thành Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng các cấp của các tỉnh, thành phố trong vùng đã đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến những kết quả tích cực, nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSH thời gian qua; Ghi nhận, biểu dương đóng góp của vùng vào kinh tế – xã hội của cả nước và cho rằng, các kết quả đạt được là nhờ quyết tâm, nỗ lực và sự trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo, nhân dân và doanh nghiệp của vùng ĐBSH.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất tích cực, Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khả năng chống chịu và ứng phó trước các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài chưa cao.

Khoa học công nghệ chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Chưa hình thành được nhiều doanh nghiệp lớn, làm chủ công nghệ ở các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, sản xuất chip, chất bán dẫn… Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Các nội dung liên kết vùng quan trọng (như: Liên kết trong hạ tầng giao thông liên vùng và khu vực, nhất là đường sắt; liên kết đầu tư phát triển; khả năng kết nối, tích hợp kinh tế tỉnh, thành phố vào chuỗi giá trị toàn cầu) còn hạn chế.

Hỗ trợ các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong việc hình thành cụm liên kết ngành; liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin, hợp tác thu hút đầu tư, xử lý môi trường các đô thị và cấp vùng…

An sinh xã hội, phúc lợi xã hội có nhiều tiến bộ nhưng chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ, chưa đồng đều.

Về tình hình triển khai các hoạt động điều phối vùng, Thủ tướng nêu rõ, từ Hội nghị lần thứ ba (ngày 9/5/2024) đến nay, đã hoàn thành thêm 3 nhiệm vụ là: Luật Thủ đô (sửa đổi); hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch điều phối vùng năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng.

Trong đó có 5 nhiệm vụ đã hoàn thành dự thảo và đã xin ý kiến các bộ, địa phương liên quan: Báo cáo rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển 6 vùng kinh tế – xã hội; Đề án phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản và thực phẩm vùng vùng ĐBSH; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới cho vùng vùng ĐBSH; hoàn thiện quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng vùng ĐBSH.

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành thông xe và đưa vào sử dụng từ ngày 17/7/2024, góp phần tạo hệ thống kết nối giao thông liên vùng, kết nối Hải Phòng – Quảng Ninh, nâng cao năng lực phục vụ giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Thủ tướng hoan nghênh nỗ lực của các đồng chí thành viên Hội đồng điều phối vùng cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan để giúp hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trên.

Về quan điểm triển khai quy hoạch và phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSH, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Điều hành phải linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Coi con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực của sự phát triển. Triển khai Quy hoạch và phát triển vùng phải đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Tuân thủ nghiêm và triển khai đồng bộ quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương. Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập thể; tổ chức thực hiện quy hoạch khoa học, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm.

Bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới, vùng biển và hải đảo; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, Trung ương và địa phương, Nhà nước và xã hội. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; phát triển kinh tế theo chiều sâu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế.

Về quan điểm triển khai hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, Thủ tướng yêu cầu bám sát, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị; các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tại Chương trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết số 14); các nhiệm vụ, đề án tại Kế hoạch điều phối vùng năm 2024; tổ chức thực hiện, hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính; “nói thật, làm thật, hiệu quả thật”.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực Hội đồng điều phối vùng và Văn phòng Chính phủ theo dõi sát sao, đôn đốc các cơ quan, địa phương liên quan đảm bảo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được giao, không để chậm hay kéo dài thời gian thực hiện các nhiệm vụ sang năm 2025. Trường hợp không hoàn thành đúng thời hạn, cần báo cáo lại cấp có thẩm quyền lý do không hoàn thành, lý do gia hạn thời gian thực hiện.

Đổi mới tư duy điều phối, chú trọng hơn nữa tới vai trò liên kết, kết nối của vùng ĐBSH đối với các vùng lân cận theo tinh thần “nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”. Chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy liên kết, phát triển vùng, phát huy các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng đề nghị vùng ĐBSH thực hiện “5 tiên phong”. Một là, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Hai là, tiên phong trong cải cách hành chính, phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Ba là, tiên phong lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức, làm ảnh hưởng và làm tăng chi phí tuân thủ với người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bốn là, tiên phong trong huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là qua hợp tác công tư để phát triển nhanh và bền vững.

Năm là, tiên phong trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, xác định các mục tiêu sẽ đạt được, chưa đạt và khó đạt để có giải pháp phù hợp, phân công công việc rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả.

Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng trên tinh thần “thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng và thông minh về quản trị”. Tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có thế mạnh.

Ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội, có tính lan tỏa lớn, có tính kết nối quốc tế, liên vùng; phát triển các nguồn cung và lưới điện, nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hạ tầng thủy lợi.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì khẩn trương hoàn thành thủ tục để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án vùng và liên vùng như dự án tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo; các dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng; các dự án tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; đề xuất các cơ chế, chính sách, gồm cả cơ chế, chính sách đặc thù, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Phát huy mạnh mẽ các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, con người, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống lành mạnh cho người dân; phát triển du lịch, các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề cử “Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc” là di sản thế giới.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án trọng điểm, quan trọng để thu hút hiệu quả các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.

Đẩy mạnh các hoạt động điều phối vùng, cụ thể là triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội và các cơ chế, chính sách khác; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút FDI, nhất là các nhà đầu tư công nghệ; thúc đẩy đầu tư PPP, nhất là trong phát triển các dự án hạ tầng giao thông của vùng và liên vùng; đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, ưu tiên cho giao thông; đẩy mạnh liên kết các chuỗi đô thị, chuỗi cung ứng, logistics, dịch vụ chất lượng cao; phát huy các miền di sản với mô hình “một cung đường, nhiều điểm đến”; đẩy mạnh chuyển đổi số, chia sẻ cơ sở dữ liệu.

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và theo quy hoạch vùng, tiếp tục ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư để bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm đưa vào chương trình làm việc của Hội đồng vùng để thảo luận, thống nhất triển khai trong thời gian tới, trong đó có chú ý nhiệm vụ về rà soát các cơ chế, chính sách về pháp luật, các cơ chế huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xử lý môi trường, triển khai các dự án cấp vùng.

Nhấn mạnh tinh thần tiến công trong triển khai các nhiệm vụ, nhất là với các mục tiêu chưa đạt thì phải có giải pháp tăng tốc, đột phá, Thủ tướng lưu ý các địa phương đặc biệt chú trọng thúc đẩy đầu tư công, góp ý vào dự thảo một luật sửa nhiều luật trong các lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư; mong các địa phương triển khai thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-8-20/Hoi-nghi-lan-thu-tu-Hoi-dong-dieu-phoi-vung-Dong-b57w4na.aspx

Cùng chủ đề

Người dân ‘thủ phủ’ quất Tứ Liên lội nước cứu cây

11/09/2024 | 21:00 TPO - Nước sông Hồng dâng quá nhanh "nhấn chìm" hoàn toàn diện tích trồng quất, ngập vào khu dân cư khiến hàng trăm hộ gia đình phải đi sơ tán trong ngày 11/9. ...

Lãnh đạo Chính phủ và Quân khu 2 kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 tại...

(Bqp.vn) - Chiều tối 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra, làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả của hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên...

Nữ hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM là ứng viên giáo sư duy nhất ngành Dân tộc học

TPO - Liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học với 5 ứng viên, trong đó, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐHQG TPHCM là ứng viên duy nhất cho chức danh GS. Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) do Hội đồng GS...

Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn

Sau khi ăn tiết canh lợn ngoài quán, nửa ngày sau, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân. Bệnh nhân nam, 27 tuổi được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng an thần thở máy. Trên người nhiều...

VNG, Zalo, Zalopay góp sức hỗ trợ người dân miền Bắc chống lũ

Zalo cập nhật hàng loạt tính năng mới để hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp, trong khi Zalopay trở thành kênh quyên góp đồng hành cùng báo Người Lao động hỗ trợ người dân miền Bắc khắc phục hậu quả siêu bão Yagi. Cụ thể, trong tình hình lũ lụt đang diễn biến rất phức tạp, Zalo đã mở tính năng Zalo SOS (Yêu cầu hỗ trợ) cho người dùng tại những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tiếp Tổng Giám đốc Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã tiếp ông Vương Ba, Tổng Giám đốc Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Hình ảnh tại buổi tiếp. Ảnh: MPI Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Đỗ Thành...

Thúc đẩy dòng vốn xanh”

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin chính sách, cũng như các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn xanh, nhằm hiện...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ tiên tiến tại Việt Nam

(MPI) - Phát biểu tại Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 diễn ra ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, những kết quả đạt được 5 năm qua của NIC thể hiện sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự phối...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan đến sự kiện mang tầm quốc gia, đánh dấu bước tiến rất lớn của Việt Nam trong quyết tâm và...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Bài đọc nhiều

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Chiều 6/9, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ.Tham gia đoàn công tác có ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương; bà Nguyễn Kiều Oanh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội. Đoàn công...

Để du lịch cộng đồng phát triển xứng tầm

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên đa phần các mô hình du lịch cộng đồng xây dựng gần đây chưa mang lại hiệu quả, các tiềm năng chưa được khai thác và phát huy xứng tầm. ...

Khẩn trương tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bất ngờ bị sập gây thiệt hại nghiêm trọng về người và phương tiện khi đang lưu thông qua cầu.Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2 chỉ đạo các lực lượng triển khai công tác tìm kiếm, khắc phục hậu quả sập cầu.Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo địa phương, khoảng 9 giờ 40...

Báo cáo nhanh tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống Bão số 3 cập nhật đến chiều ngày …

Tình hình thị trườngHà Nội: Về nguồn cung: Sáng ngày 07/9/2024  các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn vẫn mở cửa phục vụ người dân. Lượng hàng hóa hàng thiết yếu (nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả…) tại các điểm bán đã được bổ sung đầy đủ, nguồn cung ứng dồi dào. Để đối phó với cơn bão số 3, các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã làm việc với...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Chính phủ và Quân khu 2 kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 tại...

(Bqp.vn) - Chiều tối 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra, làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả của hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin

(Bqp.vn) - Chiều 9/9 (theo giờ địa phương), lễ đón chính thức Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ đã diễn ra tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở Thủ đô Washington D.C. Sau lễ đón, Đại tướng Phan Văn Giang đã hội đàm với...

Tập huấn hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ thuộc Bộ GDĐT

Phát biểu tại tập huấn, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ GDĐT) Mai Thị Anh nhận định: Công tác xây dựng, soạn thảo, ban hành; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chồng chéo. Do đó, việc tập huấn về các quy trình,...

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và trao đổi với các học giả tại Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ

(Bqp.vn) - Nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, sáng 9/9 (giờ địa phương), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ ở Thủ đô Washington D.C. Đại tướng Phan Văn...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng đoàn công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra khu vực bên hồ thủy điện…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định Thủy điện Thác Bà an toàn. Sẽ mất khoảng 1-2 ngày nữa thì hồ sẽ về mực nước cho phép và bà con nhân dân trong khu vực vẫn phải ở nơi tránh trú để đề phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Phó Thủ tướng Lê Thành Long theo...

Mới nhất

Điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến sức mua giảm

Dự báo giá tiêu 10/9/2024: Giá tiêu tiếp tục tăng và neo ở mức cao? Dự báo giá tiêu 11/9/2024: Giá tiêu tăng vùn vụt hướng đến vùng đỉnh mới Dự báo giá tiêu ngày 12/9/2024 tiếp đà tăng....

Hơn 1 tỉ đồng từ Miss Grand Việt Nam hỗ trợ bà con vùng lũ

Phía Miss Grand Vietnam, diễn viên Nhật Kim Anh góp hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ bà con vùng lũ. Ảnh: BTC. Những ngày qua, bão lũ xảy ra ở các tỉnh phía Bắc khiến cuộc sống người dân nhiều nơi chịu thiệt hại nặng nề.Để san sẻ với những khó khăn của đồng bào bị lũ lụt, Ban...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin

(Bqp.vn) - Chiều 9/9 (theo giờ địa phương), lễ đón chính thức Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ đã diễn ra tại Trụ sở Bộ Quốc...

Báo Nghệ An quyên góp ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc do bão lũ

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về...

Mới nhất