Trang chủPolitical ActivitiesHội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư



(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương tổ chức chu đáo cho Hội nghị quan trọng này. Đồng thời đánh giá cao ý kiến phát biểu của các đại biểu.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội nghị đã nghe báo cáo về 5 nội dung quan trọng, gồm: Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; Báo cáo tình hình triển khai Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo về cơ chế, chính sách đặc thù Vùng; Tiến độ triển khai một số dự án liên Vùng và các giải pháp ứng phó để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đầu tiên trong sáu vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng và Ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch. Đến nay, 13/13 tỉnh, thành phố thuộc Vùng đã được phê duyệt quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch và hoàn thành tổ chức công bố quy hoạch.

Đây cũng là vùng đầu tiên được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với việc ban hành quy hoạch và Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị là điều kiện thuận lợi để triển khai các chủ trương, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Vùng cũng như các địa phương trong Vùng,

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù nền kinh tế trong nước phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, hậu quả từ đại dịch COVID-19 kéo dài; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, lạm phát ở mức cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả rất nghiêm trọng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân nhưng tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Vùng có nhiều kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội có chuyển biến tích cực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 6,37%, cao thứ 2/6 vùng trên cả nước; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần so năm 2020, đạt 72,3 triệu đồng/người/năm.

Một số công trình quan trọng, trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2… Nhiều công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực giao thông, thủy lợi, năng lượng, du lịch, hỗ trợ phát triển nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện hoặc nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao được quan tâm tổ chức nhiều hơn tạo không khí vui tươi cho nhân dân. Công tác an sinh xã hội được quan tâm. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như, kinh tế của Vùng tăng trưởng khá nhưng còn chưa thực sự bền vững, quy mô còn rất khiêm tốn (chỉ chiếm 12% quy mô GDP cả nước). Tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, hạ tầng kinh tế – xã hội của Vùng vẫn còn yếu, trong đó có hạ tầng giao thông, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục…; thiếu nguồn lực để đầu tư; năng suất lao động đạt thấp (136 triệu đồng/lao động, đứng thứ 5/6 vùng, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên); hoạt động liên kết vùng chưa hiệu quả; một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa thực chất; ứng dụng khoa học và công nghệ còn chậm.

Môi trường đầu tư kinh doanh của một số địa phương trong Vùng còn chưa thực sự hấp dẫn, chưa thuận lợi để thu hút đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Chất lượng giáo dục và đào tạo của vùng tuy được nâng lên nhưng chưa đồng đều. Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn lực cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập còn hạn chế, thiếu trang thiết bị y tế.

Quy hoạch vùng và quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể của các địa phương dựa trên lợi thế của từng vùng chưa đồng bộ. Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng chưa được xây dựng đầy đủ…

Cùng với đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đối diện với nhiều thách thức. Trong đó có sự xuất hiện các công trình thủy điện ở thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy, giảm đáng kể lượng phù sa, cát, suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Vấn đề này được các đại biểu nêu rất ro. Thời gian qua, các đợt xâm nhập mặn, triều cường, gây khó khăn cho Vùng và các địa phương, đặc biệt là về nguồn nước, nước ngọt, nước cho sinh hoạt, sản xuất.

Do đó, để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, địa phương cần đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng. Từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có của các lĩnh vực, khu vực, địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến quả phát triển kinh tế – xã hội của cả nước gắn với phát triển Vùng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, Quốc hội để đạt kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Đồng thời cho rằng, 6 tháng còn lại của năm 2024, cũng như thời gian còn lại của nhiệm kỳ, cả nước nói chung cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải tiếp tục nỗ lực, thực hiện các giải pháp để góp sức chung cùng với cả nước đưa tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng nhấn mạnh đến một số nội dung trọng, các giải pháp trong thời gian tới đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, cần quán triệt nghiêm túc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 324/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long …

Tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh như phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững gắn với các sản phẩm trọng tâm của vùng là thủy sản, trái cây và lúa gạo gắn với các cụm ngành nông, lâm, thủy sản, các trung tâm đầu mối.

Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển.

Phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và năng lượng tái tạo, nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học biển.

Đồng thời, ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm, quan trọng có tính lan tỏa lớn, có tính liên kết vùng, liên tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng như dự án xây dựng cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu giai đoạn 1, cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề, Hòn Khoai…

Đối với các dự án cao tốc có vướng mắc về giải phòng mặt bằng, vật liệu cát đắp, đề nghị các bộ, ngành, UBND tỉnh có dự án đi qua tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu cát đắp nền để đảm bảo tiến độ cho các công trình này.

Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là đất đai và tài nguyên nước; bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển vùng.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi, thoát lũ, trữ – chuyển nước ngọt, hệ thống quản lý và kiểm soát xâm nhập mặn nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động đến từ sự thay đổi nguồn nước thượng lưu sông Mê Kông. Xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại các tỉnh, nhất là trung tâm đầu mối tổng hợp tại Cần Thơ.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thiên nhiên và văn hóa – lịch sử, văn hóa sông nước, miệt vườn, văn hóa các dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực số gắn với ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhất là chính sách ưu đãi người có công, giảm nghèo, trợ giúp xã hội. Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm nghiên cứu tiêu chí, nguyên tắc xây dựng các dự án trọng điểm của vùng và đưa vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để bố trí nguồn lực thực hiện.

Về kế hoạch triển khai kế hoạch điều phối vùng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương trên tinh thần các nội dung điều phối phải thực chất, hiệu quả, các nhiệm vụ phù hợp triển khai trong năm 2024 sát với thực tiễn và khả thi.

Đồng thời đề nghị các đồng chí trong Hội đồng điều phối vùng bám sát các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao nhất, báo cáo kết quả theo quy định./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-7-3/Hoi-nghi-Hoi-dong-dieu-phoi-vung-Dong-bang-song-Cu6w85cc.aspx

Cùng chủ đề

VNPT ‘bắt tay’ cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh thúc đẩy Chuyển đổi số

VNPT và Tây Ninh đã có chương trình cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số để xây dựng thành công Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số của địa phương. Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2030 về Chuyển đổi số giữa Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: T.Q/Vietnam+) Ngày 1/7, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho...

Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn Samsung

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/viet-nam-tro-thanh-cu-diem-san-xuat-module-hien-thi-lon-nhat-cua-tap-doan-samsung-19168.htm

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Thủ tướng chủ trì họp hằng tháng 5 dự án trọng điểm tại TPHCM

TPO - Giám đốc Sở GTVT TPHCM thông tin hiện có 5 dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn được Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp định kỳ hằng tháng. Với dự án Vành đai 3, nếu TPHCM không tập trung cao độ và tăng tốc thì sẽ chậm hơn các tỉnh và nguy cơ ảnh hưởng tiến độ chung. Tình hình các dự án trọng điểm Chiều 1/7, tại phiên họp thường kỳ...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài...

Chung sức đồng lòngTrong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Đồng Hỷ đã tăng cường nguồn lực, ưu tiên đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Huyện xác định, đây là nền tảng hạ tầng quan trọng giúp Nhân dân có đường giao thông đi lại thuận tiện, để sản xuất giao thương hàng hóa, thu hút phát triển du lịch.Xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng nằm ở độ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường quảng bá môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam tới doanh nghiệp Hàn Quốc

(MPI) – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chiều ngày 01/7 (theo giờ địa phương) tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc làm việc với Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (KBIZ) và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK). ...

Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng

(MPI) - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II/2024 tốt hơn quý I/2024 với 26,4% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; 42,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 30,7% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo quý III/2024 so với quý II/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định tốt lên với 28,8% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43,1% nhận định giữ ổn định...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế

(MPI) - Ngày 01/7/2024, tại tỉnh Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham dự và phát biểu tại buổi Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Buổi Lễ do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức. Tham dự buổi Lễ có ông...

Mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(MPI) - Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt...

Sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024

(MPI) – Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 8,55% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67%. ...

Bài đọc nhiều

Sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024

(MPI) – Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 8,55% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67%. ...

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

(MPI) - Sản xuất nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Lúa đông xuân năm nay được mùa, được giá; cây ăn quả tăng cả về diện tích và sản lượng do nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Chăn nuôi phát triển ổn định với sản lượng thịt lợn và gia cầm xuất chuồng tăng khá, dịch bệnh được kiểm soát. Diện...

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Ảnh-baochinhphu.vn)  Theo các chuyên gia, việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ giúp các doanh nghiệp có thêm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, nâng tầm...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Phái Đoàn Hội đồng Kinh doanh châu Âu – ASEAN

Chuyến công tác của Phái đoàn doanh nghiệp EU-ABC là hoạt động thường niên do EU-ABC và EuroCham phối hợp tổ chức tại một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy hoạt thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại khu vực Đông Nam Á.Tham gia buổi tiếp có Lãnh đạo các Vụ: Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Chính sách thương mại đa biên, Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền...

Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cho Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam

Bà Rana Flowers nhận nhiệm vụ Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam từ năm 2018. Dự kiến tháng 7/2024 bà Rana Flowers sẽ kết thúc thời gian công tác tại Việt Nam và nhận nhiệm vụ mới. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" cho bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Chia sẻ vui mừng được thay mặt Bộ GDĐT Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra …

Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) đã gửi bản câu hỏi điều tra chính thức cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài mà Cơ quan điều tra biết để trả lời bản câu hỏi điều tra. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 07 tháng 8 năm 2024 (theo giờ Hà Nội). Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, Cơ quan điều tra đề...

Lấy ý kiến nhân dân đối với đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định “Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 5, Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng có trách nhiệm công khai danh sách cá...

Linh hoạt, đổi mới công tác xúc tiến thương mại

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu khai mạc tại Hội nghị (Ảnh: Tạp chí Công Thương)Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhận định, hội nghị giao ban xúc tiến thương mại lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận, tổng kết tình hình, bài học kinh nghiệm của công tác xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024. Báo cáo tại hội nghị, ông...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao các văn kiện hợp tác với Hàn Quốc

Nhận thức được những khó khăn đặt ra, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng Hàn quốc (Bộ MOTIE) đã đàm phán, thống nhất và đi đến ký kết “Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc về định hướng xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song...

Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại

Phát biểu tại chương trình, ông Kevin Anderson, Bộ trưởng Bộ Thương mại bang Maryland hoan nghênh và chào đón đoàn đại biểu các nước cũng như đoàn Việt Nam tới công tác tại Hoa Kỳ. Ông Kevin Anderson cho rằng việc tổ chức Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại – đầu tư lần này là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, có thêm nhiều cơ...

Mới nhất

Tăng lương tối thiểu có làm Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh?

Việc Việt Nam vừa tăng lương tối thiểu và nhiều nước Đông Nam Á cũng đang có kế hoạch tăng lương đặt ra lo ngại khu vực sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh sản xuất toàn cầu đang dịch chuyển. Một xưởng may tại Hà Nội, Việt Nam - Ảnh: ATSUSHI TOMIYAMA Trong bối cảnh các trung...

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. Ở giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú ở một vị trí sẽ có nhiều khả năng điều trị hơn. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm vô cùng quan trọng. ...

Chờ đợi hơn nửa thế kỷ để được công nhận là người gốc Việt Nam

Chuyển từ Campuchia về Việt Nam sinh sống từ năm 1970, do trục trặc một số giấy tờ nên bà Sây Fara (64 tuổi) không được nhập quốc tịch Việt Nam. Điều này khiến bà gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/cho-doi-hon-nua-the-ky-de-duoc-cong-nhan-la-nguoi-goc-viet-nam-185240702114913985.htm

Thẻ tín dụng Bac A Bank “chơi lớn”- miễn phí 100% phí giao dịch ngoại tệ

Đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch nước ngoài cũng như chi tiêu, mua sắm xuyên biên giới, BAC A BANK mang tới ưu đãi đặc quyền cho chủ thẻ tín dụng khi áp dụng mức phí giao dịch ngoại tệ chỉ 0% đối với cả hai dòng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK từ nay...

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Đẩy mạnh xuất khẩu chả giò Việt Nam ra thế giới Bắt đầu ngày làm việc cuối cùng trong chuyến thăm Hàn Quốc, sáng 3/7, Thủ tướng đã tiếp ông Sohn Kyung Sik - Chủ tịch Tập đoàn CJ. CJ là tập đoàn đa quốc gia, thành lập năm 1953 tại Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực thực...

Mới nhất