Trang chủPolitical ActivitiesHội nghị giáo dục đại học năm 2024

Hội nghị giáo dục đại học năm 2024


Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học.

Tuyển sinh khởi sắc; đào tạo cải thiện về chất

Báo cáo kết quả giáo dục đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết: Năm 2024, số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) trên cả nước là 1.071.393. Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GDĐT ghi nhận tổng số hơn 733.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tương đương 68,5% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tỷ lệ tuyển sinh đại học chính quy đạt 82,9%, tỷ lệ tuyển sinh thạc sĩ đạt 56,89%, tỷ lệ tuyển sinh tiến sĩ đạt 47,16%.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ chủ trì thảo luận

Công tác tuyển sinh ngày càng đảm bảo khách quan, công bằng, bình đẳng, thuận tiện hơn cho cả cơ sở đào tạo và thí sinh, giúp tiết kiệm nguồn lực xã hội, đồng thời góp phần đánh giá đúng năng lực của thí sinh vào các ngành đào tạo, ngày càng minh bạch hơn về nguồn tuyển và chất lượng nguồn tuyển.

Việc thực hiện chuyển đổi số trong toàn hệ thống và ở tất cả các khâu trong tuyển sinh là một điểm sáng, mang lại lợi ích lớn cho người học, thí sinh và người dân, đồng thời giảm chi phí cho toàn xã hội. Quy trình tuyển sinh được cải tiến liên tục, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, từ việc áp dụng công nghệ thông tin đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ thí sinh.

Tuy nhiên, việc các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn; phương thức xét tuyển sớm và sự công bằng, khách quan giữa các phương thức xét tuyển, giữa các cơ sở đào tạo vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng ngày càng được chú trọng, cải thiện rõ rệt về chất. Đội ngũ giảng viên được gia tăng cả về số lượng và chất lượng, với sự cạnh tranh lành mạnh để thu hút nhân tài trong hệ thống. Năm 2024, số lượng đội ngũ giảng viên toàn thời gian là 91.297 người, cao hơn so với những năm trước. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên là giáo sư, phó giáo sư tại các cơ sở giáo dục đại học ngày một tăng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy báo cáo tại hội nghị

Hoạt động nghiên cứu khoa học được chú trọng, các công trình nghiên cứu ngày càng hướng theo chất lượng thực chất; đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học trong công bố khoa học cả trong nước và quốc tế vẫn luôn chiếm vị thế chủ đạo. Thứ hạng của các cơ sở giáo dục đại học và ngành đào tạo của Việt Nam ngày càng được ghi nhận trên bản đồ giáo dục đại học thế giới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy cũng chia sẻ những khó khăn, thách thức hiện nay trong hoạt động của giáo dục đại học. Theo đó, Chất lượng đào tạo mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao và yêu cầu phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đa số cơ sở giáo dục đại học chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đào tạo sau đại học gắn với nghiên cứu khoa học. Công tác đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Việc đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đang theo xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập không có đủ nguồn tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo và tái đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa đạt được nhiều kết quả, nhất là ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong năm học 2024-2025, khối giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong toàn hệ thống. Chuẩn bị tốt các tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm.

Đề xuất sớm cụ thể hóa kế hoạch tuyển sinh năm 2025

Tại hội nghị, lãnh đạo một số đơn vị của Bộ GDĐT đã tham luận, đề xuất giải pháp về công tác quản lý chất lượng; giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đại học; công tác thanh tra, kiểm tra khối giáo dục đại học.

Đại diện trường đại học tham luận tại hội nghị

Đại diện các cơ sở giáo dục đại học thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục đại học hiện nay; vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành…

GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên nhìn nhận: Trong bối cảnh đầu tư cho giáo dục đại học còn ít ỏi, nhưng những gì đã làm được có nhiều kết quả tích cực. Về công tác tuyển sinh, kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đủ độ tin cậy để các trường đại học xét tuyển, GS.TS Phạm Hồng Quang cho rằng, nên quan tâm đến đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, có những chính sách riêng, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: Năm 2022, trường đã thử nghiệm phương án tuyển sinh tổng hợp, bao gồm tất cả các tiêu chí. Kết quả cho thấy, phương án tổng hợp này đã tạo ra sự thuận tiện, công bằng cho thí sinh và hiệu quả trong công tác xét tuyển. Nếu như trước đó, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường là 8.500 thí sinh, thì năm nay, con số đã tăng lên 17.200 thí sinh. Hiệu quả của phương án xét tuyển đã giúp thu hút nhiều hơn số lượng thí sinh đăng ký vào trường.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT trao đổi tại hội nghị

Năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, với các tổ hợp được thay đổi so với chương trình cũ, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT mong muốn Bộ GDĐT sớm cụ thể hóa kế hoạch tuyển sinh năm 2025 để các trường chủ động trong công tác xét tuyển.

Liên quan đến 2 ngành học quan trọng là Y khoa và Sư phạm, theo TS Lê Trường Tùng, Bộ GDĐT đã có ngưỡng điểm sàn đảm bảo chất lượng cho 2 ngành này. Tuy nhiên, cần làm sao nâng cao chất lượng đầu vào hơn nữa để đây thực sự là những ngành tinh hoa, vì đầu ra của 2 ngành này rất quan trọng đối với xã hội.

TS Lê Trường Tùng cũng đề xuất cần có chiến lược phát triển các cơ sở giáo dục đại học địa phương, đào tạo nhân lực tại chỗ, đóng góp cho sự phát triển của địa phương và của vùng. Đồng thời, với sự phát triển lớn mạnh của trí tuệ nhân tạo, các cơ sở giáo dục đại học cũng cần thay đổi cách thức quản lý, dạy học, để thích ứng và phát triển hiệu quả hơn.

Thách thức là cơ hội để giáo dục đại học vượt lên đáp ứng mục tiêu chất lượng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ sở giáo dục đại học, dù trải qua nhiều khó khăn trong những năm qua song với nỗ lực, cố gắng cao độ đã đạt được nhiều kết quả, tạo thêm niềm tin với xã hội, người học và các bên liên quan.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Nhấn mạnh từ khóa “chất lượng”, Bộ trưởng cho rằng, chất lượng vừa là điểm nhấn, vừa là vấn đề cần bàn, cũng là vấn đề cần lưu ý trong thời gian tới. “Chúng ta thực hiện và tăng cường tự chủ cũng vì chất lượng, đổi mới cũng vì chất lượng”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng phân tích nhiều thách thức lớn đang đặt ra với giáo dục đại học. Theo đó, thách thức đầu tiên là sự cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu đối với giáo dục đại học. Đó là cạnh tranh trong thu hút giảng viên, thu hút người học, cạnh tranh xếp hạng, thu hút đầu tư và cả ảnh hưởng xã hội. “Chúng ta chấp nhận cạnh tranh và coi đó là điều đốc thúc chúng ta phát triển, đổi mới, gia tăng chất lượng”.

Thách thức từ sự kỳ vọng, sự giao phó, trông đợi của Đảng, Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp, xã hội với giáo dục đại học ngày càng lớn. “Chúng ta được tin tưởng, xác định và định vị là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược, là giải pháp quan trọng giúp bứt phá về kinh tế – xã hội. Kỳ vọng ngày càng lớn là một áp lực”, Bộ trưởng chia sẻ.

Thách thức của việc cung cấp nguồn nhân lực ngày càng nhiều, đa dạng và yêu cầu chất lượng ngày càng cao cho một nền kinh tế có nhiều điểm đặc thù như kinh tế của Việt Nam; thách thức trong cung cấp nhân lực công nghệ cao, gần đây là nguồn nhân lực công nghệ bán dẫn, cũng là những vấn đề được Bộ trưởng đề cập.

“Năm nay là năm đầu tiên tuyển sinh các ngành trực tiếp liên quan đến công nghệ bán dẫn. Các trường đại học với sự nhạy bén, tinh thần trách nhiệm rất cao đã vào cuộc và các thông tin tuyển sinh năm nay cho thấy rất khả quan”, Bộ trưởng đánh giá, đồng thời cho rằng, nếu giáo dục đại học làm tốt việc cung ứng nguồn nhân lực công nghệ bán dẫn sẽ xóa được góc nhìn của xã hội là đào tạo không đáp ứng nhu cầu.

Nhắc đến thách thức phải đáp ứng nhu cầu của người học ngày càng gia tăng về số lượng và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng; thách thức giữa kỳ vọng và yêu cầu cao, nhưng đầu tư còn rất khiêm tốn, Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh thách thức trực diện trong đẩy mạnh tự chủ thời gian tới, gồm đẩy mạnh chiều sâu của tự chủ và điều chỉnh cả mục tiêu của tự chủ.

Các đại biểu dự hội nghị

“Chúng ta trải qua một giai đoạn triển khai tự chủ đại học, từ thí điểm đến diện rộng. Tự chủ làm thay đổi diện mạo các cơ sở giáo dục đại học, tuy nhiên phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta từng bước để tự chủ ngày càng cao hơn, chiều sâu và thực chất hơn. Cùng với đó, bên trong hệ thống cần gia tăng một số “tự”: tự kiểm soát, tự điều tiết, tinh thần tự lực tự cường, tự biết mình ở đâu để tự soi, tự sửa, tự tin hơn để hành động, tự mình từng ngày làm tốt hơn để hướng đến chất lượng cao hơn…”, Bộ trưởng nói.

Về triển khai tự chủ, Bộ trưởng lưu ý các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục hoàn thiện văn bản quy định nội bộ, quy chế nội bộ. Bộ GDĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc này. Các nhà trường cũng cần xây dựng và hoàn thiện các đề án tự chủ theo quy định mới, tăng cường một số nội dung chủ yếu về vấn đề bộ máy và các yếu tố khác liên quan.

Đối với thách thức tuyển sinh, trong đó có vấn đề xét tuyển sớm, Bộ trưởng chia sẻ: Chúng ta đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều đổi mới. Các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông, tạo sự công bằng cho thí sinh trong cơ hội học tập.

“Chúng ta cũng lưu ý không nên quá nhiều phương án xét tuyển, càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học có tự chủ cao trong tuyển sinh nhưng tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Bộ GDĐT có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết tuyển sinh năm sau”, Bộ trưởng cho biết.

Về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường sư phạm sẽ sớm được ban hành, triển khai thực hiện quy hoạch có thể có những biến động trong sắp xếp hệ thống các trường, Bộ trưởng mong muốn các trường đại học đón nhận với tinh thần đổi mới và tinh thần trách nhiệm đối với ngành, với xã hội.

“Những thách thức phát sinh trong chính quá trình phát triển, quá trình giáo dục đại học ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Chính những thách thức lớn sẽ là cơ hội để đáp ứng được, thoả mãn được, vượt lên được. Mong tất cả chúng ta, từ Bộ GDĐT, các đơn vị, cho đến cơ sở giáo dục cùng vượt qua và tự mình vượt lên thách thức để đạt tới mục tiêu chất lượng”, Bộ trưởng bày tỏ.

Sớm có hướng dẫn tuyển sinh năm 2025, đảm bảo chất lượng, công bằng

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: Hệ thống giáo dục đại học mặc dù còn có nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã tạo được sự chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng, có năng lực thích ứng và tự đổi mới thành công trong giai đoạn vừa qua.

Thứ trưởng nhấn mạnh vấn đề cần lưu tâm trong thời gian tới, đó là các cơ sở giáo dục đại học tập trung chuyển từ “số lượng” sang “chất lượng”; bởi chỉ có duy trì và nâng cao chất lượng mới tiếp tục nâng cao được số lượng.  

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu kết luận hội nghị

Đánh giá giai đoạn vừa qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, quy mô tuyển sinh đã tăng lên, đảm bảo chất lượng, chứng tỏ niềm tin của xã hội đối với giáo dục đại học, Thứ trưởng lưu ý, việc này dứt khoát trong thời gian tới cần duy trì, làm tốt, củng cố và nâng cao chất lượng.

Một số nhiệm vụ cụ thể được Thứ trưởng lưu ý thực hiện trong năm học tới. Đó là tập trung chuẩn bị quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn lãnh đạo chủ chốt trong thời gian tới. Tiếp tục đổi mới quản trị đại học và thực hiện nghiêm quy định của Luật giáo dục đại học.

Cơ sở giáo dục đại học sớm hoàn thiện việc kết nối cơ sở dữ liệu của các trường với cơ sở dữ liệu Hemis của Bộ GDĐT. Thực hiện cập nhật kịp thời, nhất quán, đầy đủ dữ liệu, công việc cụ thể phục vụ thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Tiếp tục quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó cần rà soát, đánh giá lại, đề xuất những điều chỉnh trong Thông tư hướng dẫn, tranh thủ nguồn lực của Đề án 89 để hỗ trợ tối đa các trường đại học trong việc đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ.

“Các trường đại học cần tạo điều kiện tối đa cho giảng viên bằng những giải pháp hỗ trợ cụ thể. Không chỉ là vấn đề thu hút, cạnh tranh trong nước, mà còn phải phát triển, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc, đặc biệt trong những lĩnh vực mà đất nước cần, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn…”, Thứ trưởng nêu yêu cầu.

Về công tác tuyển sinh, Thứ trưởng đề nghị Vụ Giáo dục đại học khẩn trương phối hợp để sớm có dự thảo hướng dẫn theo hướng đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng, cũng như công bằng cho thí sinh.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Vụ Giáo dục đại học tiếp tục phối hợp với các trường hoàn thiện chuẩn chương trình đào tạo các lĩnh vực, trình độ đào tạo để sớm ban hành, làm sao để các chuẩn chương trình đào tạo đưa vào các năng lực cốt lõi của người công dân toàn cầu trong tương lai, như: công nghệ số, năng lực tự học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông, Thứ trưởng yêu cầu cần phối hợp truyền thông để xã hội hiểu đúng, hiểu rõ về giáo dục đại học, giải quyết tốt những bức xúc của dư luận xã hội, đặt lợi ích người học lên hàng đầu, định hướng ngành nghề, công tác tuyển sinh và tác động trực tiếp, gián tiếp đến việc dạy và học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông…





Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9705

Cùng chủ đề

Truy thăng cấp bậc hàm cho cán bộ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ trong bão Yagi

TPO - Sáng 9/9, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an cho biết, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã ký quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tá lên Trung tá trước thời hạn đối với đồng chí Trần Quốc Hoàng, cán bộ Trại giam Quảng Ninh. Trung tá Hoàng đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ trong bão Yagi. Đồng chí Trần Quốc Hoàng (SN 1987, quê quán tại Mỹ Hào, Hưng...

Công an Phú Thọ lập 3 điểm nhận thông tin người bị nạn vụ sập cầu Phong Châu

Hiện tại, các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm người bị nạn. Để công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ thuận lợi, nhanh chóng, Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Phú Thọ) thông báo rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân phối hợp cung cấp thông tin có liên quan đến người, phương tiện bị nạn trong vụ việc trên. Công an tỉnh Phú Thọ công bố 3 địa chỉ tiếp...

Chậm nhất 12/9 phải báo cáo về việc tạm ứng, trả bảo hiểm thiệt hại do bão Yagi

Ngày 9/9, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã gửi công văn tới Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm về việc báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do cơn bão số 3 Yagi gây ra. Để kịp thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khắc phục thiệt hại do bão, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm...

Self-guided Hue travel tips

For generations, Hue has been synonymous with the dreamy, ancient charm of a royal capital, even though it is now one of Vietnam’s major cities. If you suddenly feel like escaping the hustle and bustle of city life, keep these self-guided Hue travel tips in mind to immerse yourself in the unique pace of this historical city. Photo: baochinhphu.vn When is the Best Time to Visit Hue? Located between the North and South of Vietnam, Hue’s weather is a blend of both...
09:26:13

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ: Nước lũ kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp chính cầu

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. 5 ô tô rơi xuống sông, 10 người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ Quân khu 2 huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm Quân khu 2 cho biết ngay khi nhận được tin báo về sập cầu Phong Châu, Quân khu 2 đã huy động hàng trăm cán bộ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xét tặng giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên năm 2024

Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích...

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Tin học quốc tế 2024

Cả 4 học sinh giành huy chương cho đội tuyển Việt Nam đều đang là học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ phải sang trái: em Hoàng Xuân Bách, em Phạm Công Minh, em Phạm Ngọc Trung, em Nguyễn Hữu Tuấn 2 học sinh giành Huy chương Vàng là em Phạm Công Minh, học sinh lớp 12 và em Hoàng Xuân Bách,...

Cần quan tâm, đầu tư thích đáng cho phát triển giáo dục ở vùng khó khăn

Báo cáo kết quả năm học 2023-2024, thầy giáo Lê Quang Hòa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tuân Đạo cho biết: Năm học 2023-2024, trường có 2 điểm trường, với 27 lớp, 861 học sinh, 29 phòng học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 53 người, cơ bản đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, tâm huyết, trách nhiệm. Các đại...

Dành những điều tốt đẹp nhất chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Phát biểu tại lễ khai giảng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những nỗ lực, cố gắng và những kết quả nổi bật mà các thế hệ thầy trò nhà trường đã đạt được trong chặng đường vừa qua. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phạm Hùng, tỉnh Vĩnh Long....

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự khai giảng năm học mới tại Tiền Giang

Phát biểu tại lễ khai giảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp giáo dục nước nhà. Người căn dặn “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc...

Bài đọc nhiều

Duy trì nghiêm chế độ trực cứu hộ, cứu nạn, tập trung hỗ trợ, hướng dẫn khu vực bị thiệt hai do bão số...

(Bqp.vn) - Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, lúc 14h00 ngày 07/9/2024, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9ºN - 106,9ºE, trên vùng bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng, sức gió mạnh nhất cấp 12, 13 (118 km/h - 149 km/h), giật cấp 14 (Cửa Ông), cấp 16 (tại Cô Tô). Các tỉnh, thành phố lân cận gió cấp 6, 7, giật cấp 8,...

Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam

Vụ việc này đã được DOC khởi xướng điều tra cùng với vụ việc điều tra chống trợ cấp từ ngày 14 tháng 02 năm 2024 theo yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất đĩa giấy Hoa Kỳ. Vụ việc điều tra chống trợ cấp đã có kết luận sơ bộ từ ngày 25 tháng 6 năm 2024 (https://pvtm.gov.vn/default.aspx?page=news-detail&do=detail&category_id=061fcf6d-54dd-4a7b-9293-33e0c3c218ad&id=86b4f3c9-de68-4943-808f-3f706afea13a).Trong vụ việc này, DOC đã lựa chọn 02 bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, 01 bị đơn bắt...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và...

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu sau bão

(Bqp.vn) - Sáng 8/9, chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi bão số 3, trên...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và...

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai...

Mới nhất

Danh tính 7 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất ở Lào Cai

Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã xác định danh tính 7 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất vào rạng sáng ngày 9/9, tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát. Trong cơn mưa lớn vào rạng sáng ngày 9/9, tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát xảy ra...

Lùi thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng sau bão số 3

Từ ngày 6/9 đến nay, cơn bão số 3 (Yagi) làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.  Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các...

Giá vàng nhẫn hôm nay: Tăng giảm trái chiều

Tại thời điểm khảo sát lúc 13h chiều ngày 9/9, giá vàng nhẫn 9999 được Công ty SJC niêm yết ở mức 77,15 triệu đồng/lượng mua vào và 78,55 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 150.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với cuối tuần trước. Trong khi đó, Công...

Đắk Lắk đón 130.000 lượt khách du lịch trong dịp lễ Quốc khánh 2/9

Trong số lượng khách du lịch đến với Đắk Lắk, tổng số khách lưu trú du lịch ước đạt 75.000 lượt, tăng 188,46% so với cùng kỳ năm 2023; công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt bình quân đạt 70%. Tổng doanh thu du lịch của Đắk Lắk dịp này đạt 85...

Chi tiết những khu vực tại TPHCM bị cúp nước trong tuần

TPO - Trong tuần, một số khu vực tại các quận 1, quận 6, quận 8, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè,…(TPHCM) sẽ bị cúp nước theo khung giờ nhất định để phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng mạng lưới cấp nước và thay thế đồng hồ nước. Quận Bình Thạnh Nhằm thực hiện...

Mới nhất