Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhHội nghị COP28 chính thức khai mạc

Hội nghị COP28 chính thức khai mạc


Hội nghị COP28 chính thức khai mạc vào 13h00 ngày 30/11 (giờ địa phương) tại Dubai – thành phố đông dân nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với lời kêu gọi đẩy nhanh hành động vì khí hậu toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng môi trường trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi – đây chính là thời điểm quyết định để “giải cứu thế giới”.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Hội nghị COP28 chính thức khai mạc – giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được ‘giải cứu’?. Trong ảnh: Nhà máy điện Jaenschwalde gần Peitz, miền Đông nước Đức. (Nguồn: Getty Images)

Theo lịch trình của nước Chủ nhà UAE, các sự kiện quan trọng sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn kế hoạch, như đã từng xảy ra trong các kỳ hội nghị trước đây, nếu các cuộc đàm phán còn chưa ngã ngũ.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm nay sẽ đối mặt nhiều vấn đề nóng và áp lực nhất từ trước tới nay, trong khi đó, mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C được cảnh báo là “không thể thương lượng!

Phần quan trọng nhất của hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kéo dài hai ngày, trong đó khoảng 140 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự và trình bày các kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Khoảng 70.000 đại biểu từ lãnh đạo các quốc gia và quan chức chính phủ đến các chuyên gia, nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, các nhóm xã hội dân sự, nhà hoạt động khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, sẽ cùng ngồi lại để tìm đáp án cho câu hỏi “Thế giới có thể làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hiện nay?”

Thời điểm then chốt buộc phải hành động

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về BĐKH. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động khủng khiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách. Vấn đề cốt lõi cần sớm giải quyết là thế giới phải làm gì để đảm bảo thời tiết không nóng hơn quá nhiều và BĐKH không gây ra thiệt hại nặng nề hơn.

Các nhà khoa học nhận định, thế giới không còn nhiều thời gian hành động để giữ mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris tại COP21 vào năm 2015. Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc cho rằng, mục tiêu này là rất quan trọng để tránh những hậu quả thảm khốc.

Trước giới truyền thông, ông Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức nhấn mạnh, COP28 là cơ hội cuối cùng để đưa ra những cam kết đáng tin cậy về việc bắt đầu cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. “Chúng ta cần có những kết quả đáng tin cậy ở Dubai để bắt đầu giảm lượng khí thải từ dầu, than và khí đốt. Mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là không thể thương lượng”.

Theo kế hoạch của nước chủ nhà UAE, COP28 sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, có trật tự và bình đẳng; giải quyết vấn đề tài chính khí hậu; đặt thiên nhiên, cuộc sống và sinh kế của người dân vào trung tâm của hành động vì khí hậu và nỗ lực để đưa COP28 thành hội nghị toàn diện nhất từ trước đến nay.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến sẽ là vấn đề chính khi các quốc gia vẫn còn chia rẽ về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu và khí đốt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các khối và các quốc gia khác tham gia đàm phán tại COP28 có thể sẽ phản đối điều này. Những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia và các nước đang phát triển hiện đang dựa vào nguồn nhiên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Tài chính khí hậu cũng dự kiến là một vấn đề được quan tâm thảo luận. Trước đó, tại COP27, các bên tham gia đã thống nhất thành lập quỹ chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của BĐKH.

COP28 cũng là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã đề ra trong COP20 năm 2015.

Theo giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về BĐKH – Thỏa thuận “lịch sử” khi lần đầu tiên thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho cả thế giới về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

COP28 gây chú ý dư luận ngay từ bước khởi động, khi nổ ra tranh cãi liên quan tới địa điểm tổ chức sự kiện. UAE là 1 trong 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Trong khi, Chủ nhà còn bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ tiên tiến của UAE Sultan Ahmed Al Jaber và Giám đốc điều hành một Công ty dầu mỏ hàng đầu, làm Chủ tịch COP28.

Dầu, giống như khí đốt và than đá, là nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH vì chúng thải ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên như carbon dioxide khi đốt dầu để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, công ty dầu mỏ của ông Al Jaber vẫn đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức 350.org nhấn mạnh: “Điều này tương đương với việc bổ nhiệm giám đốc điều hành của một công ty thuốc lá để giám sát một hội nghị về chữa bệnh ung thư”.

Đáp lại, ông Al Jaber cho rằng, mình có vị thế đặc biệt để thúc đẩy ngành dầu khí hành động. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty năng lượng tái tạo Masdar, có thể giám sát việc phát triển và áp dụng các công nghệ sạch như năng lượng gió và Mặt trời.

Chuyên gia Mia Moisio từ Viện Khí hậu mới chỉ trích, trên thực tế chưa có quốc gia lớn nào có kế hoạch tăng cường chương trình bảo vệ khí hậu của họ trong năm nay. Ngay cả khi tất cả những lời cam kết được thực hiện vào năm 2030, thế giới vẫn đang hướng tới sự nóng lên toàn cầu khoảng 2,4 độ vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Các sự kiện quan trọng của Hội nghị COP28 tại UAE sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, hoặc lâu hơn. (Nguồn: COP28)

Tại COP27, việc đạt được thỏa thuận trong đó các quốc gia giàu có sẽ phải đóng góp tiền vào quỹ khí hậu để bù đắp cho những thiệt hại khí hậu mà họ gây ra, được coi là một bước đột phá. Quỹ này sẽ giúp các quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi BĐKH đối phó với những hậu quả của tình trạng này. Giờ đây, quỹ này sẽ phải được lấp đầy như cam kết.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, như quốc gia nào sẽ đóng góp tiền, khoản đóng góp là bao nhiêu? Quốc gia nào được hưởng và số tiền họ thực sự nhận được là bao nhiêu?

Theo chuyên gia Jan Kowalzig của tổ chức Oxfam, Thỏa thuận Paris năm 2015 là bước đột phá vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể. Có quá ít hành động được thực hiện. Nhiều quốc gia tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá, dầu mỏ và khí đốt nên vẫn chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Liệu COP28 có thực sự mang tới những kết quả đột phá? Giới quan sát cho rằng, kỳ vọng về điều này là không nhiều, nhưng thay vì mục tiêu cũ, có thể một mục tiêu mới đầy tham vọng sẽ được thống nhất ở Dubai, nhằm mở rộng năng lượng tái tạo và một nguồn tài chính cụ thể cho những thiệt hại và mất mát do BĐKH.

Hiện chưa rõ kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris như thế nào, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy, chặng đường để thế giới đạt mục tiêu về khí hậu còn khá dài. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thay vì 1,5 độ C, Trái Đất đang hướng tới mức tăng nhiệt gần 3 độ vào cuối thế kỷ này.

Kể cả mức tăng này cũng chỉ có thể đạt được khi tất cả các cam kết của các quốc gia được thực hiện. Nếu không, mức tăng nhiệt sẽ còn cao hơn nữa. Có vẻ hành động của các quốc gia không giống như cam kết của họ. Do đó, một câu hỏi quan trọng tại COP28 sẽ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế

(NLĐO)- Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu ...

Sớm khắc phục đường nông thôn bị sụt lún ở Bạc Liêu

Nhiều đoạn đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún vẫn chưa được khắc phục, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. ...

Phát triển cà phê chưa bền vững, tìm giải pháp canh tác thông minh cho nông dân

Khí hậu ngày càng phức tạp, gây mất mùa nên nông dân cần thay đổi phương thức cũ bằng việc trồng cà phê thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nói thêm về việc này, ông Nguyễn Văn Bộ - nguyên...

Techcombank cam kết đồng hành vì mục tiêu net-zero vào năm 2050

Việt Nam - một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời cũng là quốc gia có lượng phát thải CO₂ đứng thứ 17 toàn cầu, đang thực hiện cam kết tăng trưởng kinh tế nhanh, xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050. Trong hành trình này, Techcombank tự hào là ngân hàng tư nhân tiên phong tại Việt Nam, với nhiều sáng kiến và...

Tập huấn về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các tôn giáo

Ngày 10/12, tại TPHCM, Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, kiến thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BVMT - BĐKH) cho tôn giáo các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh lân cận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hàng loạt hit đình đám được trình diễn tại Nhạc hội âm nhạc lớn nhất năm của TH School

“Chúng con đã luyện tập rất lâu để chuẩn bị cho màn diễn bùng nổ của mình trên sân khấu. Nhạc hội là cơ hội để chúng con thể hiện bản thân cũng như mang lại niềm vui cho tất cả mọi người”, Nguyễn Trần Trâm Anh, học sinh lớp 6 TH School cơ sở Chùa Bộc hào hứng chia sẻ.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Mới nhất

Tiền Giang – cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Ngày 29-11 vừa qua, tại Cần Thơ, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai...

Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City

Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Mới nhất