Trang chủPolitical ActivitiesHội nghị công tác pháp chế chuyên đề xây dựng pháp luật...

Hội nghị công tác pháp chế chuyên đề xây dựng pháp luật năm 2024


Dự hội nghị có các Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT.

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo về công tác pháp chế của Bộ GDĐT, trong 6 tháng đầu năm, Bộ GDĐT phải trình cấp có thẩm quyền ban hành tổng số 12 văn bản và ban hành theo thẩm quyền 24 văn bản. Việc thực hiện kế hoạch đã được các đơn vị của Bộ tích cực triển khai.

Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ GDĐT ban hành tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều hành của Bộ. Nội dung các văn bản phù hợp với văn bản cấp trên như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, các Bộ, ngành có liên quan ban hành. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định.

Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật đã được thẩm định trước khi ban hành, tác động tích cực đến sự ổn định phát triển của ngành Giáo dục. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã đi vào cuộc sống, giải quyết bước đầu một số bức xúc của xã hội, được nhân dân ủng hộ, đồng tình. Công tác phối hợp của các đơn vị trong Bộ ngày càng tốt hơn, trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng được nâng cao.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đào Hồng Cường trình bày báo cáo công tác pháp chế 6 tháng đầu năm 2024

Cùng với công tác ban hành văn bản, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng được Bộ GDĐT được tiến hành thường xuyên, liên tục khi có căn cứ rà soát. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản có tác động tích cực đến công tác xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản hằng năm của Bộ GDĐT.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo công tác pháp chế của Bộ GDĐT cũng cho thấy, vẫn còn nhiều văn bản đang chậm muộn, chưa bảo đảm thời hạn được giao. Một số nội dung đề xuất chưa bám sát cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và chưa đảm bảo vào nguồn lực thực tế, dẫn đến không đảm bảo tính khả thi. Kinh phí chi cho công tác soạn thảo văn bản còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện.

Nguyên nhân của hạn chế trong công tác ban hành văn bản là do một số văn bản có nội dung phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội, vì vậy, cần có thời gian khảo sát, nghiên cứu và tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động của văn bản hoặc cần sự thống nhất với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nhiều văn bản bị mất quá nhiều thời gian vào xin ý kiến.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi tại hội nghị

Tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị đã trao đổi, nêu ý kiến từ thực tiễn thực hiện công tác pháp chế, xây dựng văn bản thời gian qua. Trong đó, với nhìn nhận chung đây là nhiệm vụ khó, các đề xuất của lãnh đạo đơn vị tập trung vào việc cần sự thống nhất trong chỉ đạo; cần tinh thần phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm giữa các đơn vị; sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan khi xin ý kiến dự thảo văn bản; cần quan tâm nâng cao chất lượng nhân sự làm công tác pháp chế; cần đảm bảo kinh phí cho công tác xây dựng văn bản…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Khâu thể chế là một trong ba đột phá chiến lược trong định hướng xây dựng và phát triển đất nước. Công tác xây dựng pháp luật được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng của Chính phủ. Hội nghị chuyên đề về nội dung này được Chính phủ tổ chức hàng tháng. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo ráo riết các Bộ trưởng, trường ngành phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Về phía Bộ GDĐT, khâu thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đặc biệt coi trọng. Trong bối cảnh triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, rất cần đổi mới về thể chế, lấy đổi mới thể chế làm nền tảng tạo dựng khung pháp lý cho đổi mới chung toàn bộ các hoạt động của ngành.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trao đổi tại hội nghị

Bộ trưởng nhận định, những năm qua, công tác pháp chế tại Bộ GDĐT có chuyển biến tích cực. Ngoài chỉ đạo là công tác thường xuyên, Bộ GDĐT cũng đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về công tác pháp chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Từ những hội nghị này, Bộ trưởng đánh giá đã có một vài điểm được điều chỉnh, rút kinh nghiệm, các khâu đã có cải thiện, đẩy nhanh và thống nhất hơn.

Tuy nhiên với thực tế công tác pháp chế còn hạn chế, Bộ trưởng nhấn mạnh, vẫn phải khẳng định đối với công tác quản lý nhà nước, việc ban hành, đốc thúc triển khai, đánh giá tổng kết thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là công việc quan trọng hàng đầu. Lãnh đạo Bộ GDĐT, lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục cần tăng cường tư duy lập pháp, có phản ứng và hành động phù hợp với vấn đề pháp chế.

“Bên cạnh việc bàn nhiều đến tiến độ phải đặc biệt chú ý tới chất lượng”, lưu ý điều này, Bộ trưởng phân tích: Chất lượng văn bản không chỉ thể hiện ở tính hợp hiến, hợp pháp, sự đồng thuận xã hội, mà quan trọng là phục vụ cho mục tiêu quản lý, mục tiêu đổi mới. “Sẽ không có nhiều cái mới thúc đẩy đổi mới quản lý, đổi mới giáo dục nếu không tăng cường chất lượng văn bản quy phạm pháp luật”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Cộng đồng trách nhiệm trong công tác pháp chế cũng là yêu cầu được Bộ trưởng đặt ra với các đơn vị, bởi việc xây dựng văn bản không phải là việc của cá nhân chuyên viên được giao mà là của cả đơn vị, văn bản được ban hành cũng không phải của Vụ, Cục mà là của Bộ GDĐT. 

Một số việc được Bộ trưởng đề nghị tập trung trong thời gian tới để nâng cao chất lượng công tác pháp chế, đó là là đẩy mạnh công tác phối hợp trong, ngoài; tăng cường các công cụ hỗ trợ, tăng cường chuyển đổi số; tăng cường tổ chức tập huấn cho các nhóm đối tượng khác nhau bao gồm cả lãnh đạo các đơn vị…

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, chú ý công tác tuyển dụng, đánh giá cán bộ gắn liền với công tác pháp chế, tính toán nguồn kinh phí phù hợp để tăng cường cho công tác pháp chế… cũng là những vấn đề được Bộ trưởng lưu ý.





Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9548

author avatar
Bộ Giáo dục và đào tạo

Cùng chủ đề

Quảng Bình – điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi, Quảng Bình còn là một trong số không nhiều địa phương có chiến lược đầu tư bài bản, chuyên nghiệp cho ngành công nghiệp không khói để du khách đã một lần tới đây khó có thể quên sự hồn hậu, chân thực của văn hóa và con người nơi đây. Hiếm có nơi nào trên dải đất miền Trung nắng gió lại được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đến vậy:...

Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua bằng sáng chế AI tạo sinh

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), AI tạo sinh, với khả năng tạo ra các văn bản, hình ảnh, mã nguồn và thậm chí cả âm nhạc từ thông tin hiện có, đang bùng nổ với hơn 50.000 đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp trong thập kỷ qua. Trong đó, 1/4 đã được nộp chỉ riêng vào năm 2023. Christopher Harrison, Giám đốc phân tích bằng sáng chế của WIPO cho...

Hối hả xây hầm đường bộ và đường sắt dưới biển dài nhất thế giới

TPO - Hầm đường bộ và đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, nằm sâu 40m dưới biển Baltic, sẽ nối liền Đan Mạch và Đức, rút ​​ngắn thời gian di chuyển giữa hai nước. Đường hầm dưới biển sẽ nối liền Đan Mạch và Đức sau khi khánh thành vào năm 2029. Đoạn đường hầm đầu tiên thuộc Đường hầm Fehmarnbelt được Vua Frederik X...

Nhiều giải pháp đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2024

Vì sao Cao Bằng chưa triển khai được một số nội dung khuyến công? Khuyến công Thái Nguyên góp sức phát triển sản phẩm chè Năm 2024, Sở Công Thương Bắc Giang được giao 3.500 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho triển khai hoạt động khuyến công. 6 tháng đầu năm 2024, địa phương tổ chức triển khai thực hiện 16/18 đề án thuộc các nội dung hỗ trợ xây...

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao kết quả hợp tác Việt Nam – Belarus

Về phần mình, Đại sứ Uladzimir Baravikou khẳng định, Belarus coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước, mong muốn tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ hai nước.Đại sứ nhất trí cao với những định hướng thúc đẩy hợp tác được Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Đại diện tổ bầu cử số 6, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam báo cáo nhanh kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 27/6, th 2 đợt: đợt 1 từ ngày...

Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cho Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam

Bà Rana Flowers nhận nhiệm vụ Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam từ năm 2018. Dự kiến tháng 7/2024 bà Rana Flowers sẽ kết thúc thời gian công tác tại Việt Nam và nhận nhiệm vụ mới. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" cho bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Chia sẻ vui mừng được thay mặt Bộ GDĐT Việt Nam...

Đại sứ Pháp trao Học bổng cho học sinh đạt giải Nhất môn tiếng Pháp

Ngài Olivier Brochet chúc mừng thành tích của các em học sinh đạt giải Nhất môn tiếng Pháp trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024, đó là em Lê Phùng Anh Quân, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; em Nguyễn Hoàng Bảo Chân, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng và em Phùng Kim An, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Đại sứ Pháp Olivier Brochet trao học bổng cho...

Nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 giữ ổn định về phương thức như giai đoạn 2020-2023. Theo kế hoạch, công tác coi thi, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được tổ chức vào các ngày 27, 28/6/2024. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chủ trì họp báo chiều 28/6/2024 Năm nay cả...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn động viên thí sinh, giáo viên trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Điểm thi Trường THPT B Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có 605 thí sinh dự thi với 26 phòng thi chính thức, 6 phòng chờ và 2 phòng dự phòng. Tổng số cán bộ làm việc tại điểm thi là 85 người, trong đó cán bộ coi thi là 59 người. Bộ trưởng trò chuyện, động viên thí sinh tại điểm thi Trường THPT B Duy Tiên, Hà Nam trước giờ vào phòng thi Điểm thi Trường THPT Chuyên...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thông báo mời tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Thực hiện kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2024, hiện nay Trung tâm 1 được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án "Tổ chức Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024". Để đảm bảo công tác tổ chức Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn năm 2024 triển khai đúng tiến độ và giúp các đơn vị đăng ký tham gia chuẩn bị các yêu cầu về nội dung...

Tách di sản tư liệu thành một loại hình di sản mới thì mới đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và...

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV lần đầu tiên cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua. Đây là dự án Luật nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội/ ...

Bản thị thị trường Campuchia tháng 6/2024

Indonesia dự kiến mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng dự trữ  (27/6). Các chuyên gia cho biết kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung có thể gặp trở ngại do hạn chế xuất khẩu và luật sở hữu đất đai địa phương. Bulog, một cơ quan hậu cần nhà nước, đã bắt đầu đàm phán với một số công ty gạo Campuchia và một...

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

Cũng vào ngày này năm 2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là luật lần đầu tiên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam có hiệu lực. Trước bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, nhiều hình thức kinh doanh và xu hướng tiêu dùng mới đã xuất hiện, tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng, phát sinh nhiều vướng mắc,...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương tổ chức chu đáo cho Hội...

Mới nhất

Thường trực Ban Bí thư: Không giáo điều, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc

Làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nêu rõ, cần kiên định, bảo vệ nhưng phải đi đôi với vận dụng đổi mới và phát triển sáng tạo; không giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc. Chiều 3/7, Ủy viên Bộ Chính trị,...

Thủ tướng muốn Việt – Hàn có công trình biểu tượng như đường sắt cao tốc

(Dân trí) - Nhắc đến định hướng tăng cường hợp tác phát triển (ODA), Thủ tướng cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc có thể nghiên cứu công trình mang tính biểu tượng chung, như đường sắt cao tốc. Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia...

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

  Chiều 3.7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ ở Việt Nam. Theo TTXVN, tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng Đại sứ Ito Naoki được Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền...

Hà Nội sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư từ Vịnh Lớn

Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh bày tỏ vui mừng được tiếp đón đoàn Hiệp hội Xúc tiến thương mại Vịnh Lớn. Đánh giá cao mô hình và quy mô của nền kinh tế Vịnh Lớn, người đứng đầu UBND TP đã dành thời gian chia sẻ về kết quả phát triển đạt...

Mới nhất