Trang chủNewsThế giớiHồi chuông về bạo lực cực hữu

Hồi chuông về bạo lực cực hữu

Hàng trăm cuộc biểu tình với hàng ngàn người đổ xuống đường khắp nước Anh phản đối người nhập cư và Hồi giáo trong suốt hai tuần đầu tháng Tám cho thấy những vấn đề đáng báo động còn tồn tại trong xã hội và chính trị xứ sương mù.

Cảnh sát và người biểu tình trên đường phố Belfast hôm 3/8. (Nguồn: AFP)
Cảnh sát và người biểu tình trên đường phố Belfast hôm 3/8. (Nguồn: AFP)

Các cuộc biểu tình bạo lực liên quan đến vụ Axel Rudakubana, 17 tuổi, sinh ra tại Anh, có cha mẹ là người Rwanda đến một lớp dạy khiêu vũ ở thị trấn Southport và dùng dao tấn công khiến ba bé gái thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Tin giả và sự chia rẽ

Tuy nhiên, cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Anh trong 13 năm qua chỉ thật sự bùng phát khi mạng xã hội lan truyền thông tin sai lệch cho rằng nghi phạm trong vụ tấn công là “người nhập cư Hồi giáo cực đoan”, tị nạn đến Anh bằng thuyền và trong danh sách theo dõi của cơ quan tình báo MI6.

Những nhân vật cộm cán, đứng đầu phe cực hữu như Tommy Robinson (sáng lập phong trào cực hữu EDL, từng bị cấm sử dụng mạng xã hội Twitter) hay Laurence Fox (từng dẫn chương trình cho kênh truyền hình GB News TV cánh hữu) đã lợi dụng mạng xã hội để chỉ trích, kỳ thị người nhập cư, lên án tỷ lệ di cư bất hợp pháp cao vào nước Anh và cho rằng cần xóa bỏ hoàn toàn Hồi giáo khỏi nước Anh.

Nhiều đánh giá cho rằng các diễn ngôn độc hại xoay quanh vấn đề di cư được lan rộng và dễ dàng kích động người dân đi từ biểu tình thành bạo loạn là bởi sự thất vọng và bất mãn với chính phủ và tình trạng xã hội đã và đang tồn tại sẵn trong lòng nước Anh. Thống kê của Đại học Oxford cho thấy tỷ lệ người lao động sinh ra ở nước ngoài làm việc tại Anh đã tăng đều trong hai thập kỷ qua, từ 9% quý I năm 2004 lên 21% trong quý I năm 2024. Một bộ phận người dân bắt đầu lo ngại về tình trạng bất bình đẳng xã hội, phân bổ nguồn lực thiếu công bằng…

Tuy nhiên, một nghiên cứu đáng chú ý khác của nhà xã hội học Noah Carl lại chỉ ra rằng các số liệu thu được ở cuộc bầu cử gần đây không cho thấy người dân Anh phản đối mạnh mẽ tình trạng nhập cư ồ ạt. Như vậy, sự bất mãn không hoàn toàn chỉ nằm ở vấn đề nhập cư, mà người dân Anh đang cảm thấy chính phủ không giải quyết được các vấn đề xã hội cơ bản như chi phí sinh hoạt và dịch vụ công, dẫn đến việc người dân buộc phải tìm một đối tượng để đổ lỗi, đó là những người nhập cư và Hồi giáo.

Hồi chuông cảnh báo

The Guardian cho rằng các cuộc bạo loạn ở Anh đã để lộ “tiêu chuẩn kép” đáng lo ngại trong cách xã hội nhìn nhận và phản ứng trước bạo lực cực hữu và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh (Rusi) vào năm 2015 và 2016 chỉ ra rằng công chúng thường liên tưởng bạo lực có động cơ cực hữu là hành vi “côn đồ” hoặc tội phạm, trong khi các hành vi tương tự của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo được xem là khủng bố và thánh chiến. Sự không nhất quán này làm giảm nhận thức về mức độ nguy hiểm của chủ nghĩa cực hữu và ý chí chính trị trong đối phó hiệu quả với bạo lực cực đoan.

Những gì đang diễn ra ở Anh không phải là một sự cố riêng lẻ, mà là một phần của “hiện tượng” rộng hơn về chủ nghĩa cực hữu cực đoan đang lan rộng trên khắp châu Âu. Các cuộc bạo loạn cực hữu tương tự từng xảy ra ở Dublin (năm 2023) và ở Chemnitz, Đức (năm 2018) đều là phản ứng trước các vụ đâm dao làm bùng lên làn sóng bài xích người nhập cư.

Riêng trong năm 2024, những kẻ cực hữu bị tình nghi đã tấn công một số ứng cử viên và nhà vận động của đảng Xã hội và đảng Xanh ở Đức, cũng như tấn công một sự kiện chống phát xít do các đảng cánh tả và đảng Xanh tổ chức ở Thụy Điển. Theo ACLED (tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu xung đột vũ trang), trong năm 2020, cực hữu đứng đằng sau 85% các cuộc tấn công có mục tiêu ở 12 quốc gia EU.

Cuộc bạo động tại Anh góp thêm một hồi chuông cảnh báo đối với châu Âu trong đánh giá lại tình trạng bạo lực có động cơ cực hữu, tìm ra phương án xử lý tình trạng này với quyết tâm và độ chính xác tương tự như xử lý các hành vi bạo lực cực đoan.

Bài kiểm tra cho tân Thủ tướng

Thủ tướng Anh Keir Starmer – người từng hứa cắt giảm số lượng người di cư, đang đứng trước “bài kiểm tra” lớn đầu tiên kể từ khi ông lên nhận chức vào đầu tháng Bảy. Các chính phủ Bảo thủ trước đây đã cam kết nhưng không thể giảm lượng nhập cư hợp pháp hằng năm xuống dưới 100.000 người. Kể từ Brexit, lượng nhập cư hợp pháp thậm chí đã tăng gấp ba lần, chỉ giảm nhẹ so với mức đỉnh điểm năm 2022.

Kinh nghiệm làm công tố viên vào năm 2011có thể giúp Thủ tướng Starmer sớm kiểm soát được tình trạng hỗn loạn ở Anh và hạ nhiệt tình hình. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập cư vẫn là một bài toán nan giải. Nước Anh còn phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài để lấp đầy các công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và một vài lĩnh vực khác, đồng thời, nhập cư là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sẽ là một thách thức đối với ông chủ số 10 phố Downing trong việc giảm lượng người nhập cư, mà không gây tổn hại đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cản trở mục tiêu phục hồi nền kinh tế để xử lý khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Biểu tình bạo lực tại Anh có thể sẽ được giải quyết sớm. Tuy nhiên, cuộc bạo loạn cũng để lộ những thách thức mà nước Anh đang phải đối mặt, đó là những bất mãn kéo dài do bất bình đẳng kinh tế và xã hội, căng thẳng về sắc tộc và văn hóa, truyền thông chưa kiểm soát tốt thông tin… Điều này thúc đẩy chính phủ mới của Anh phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp giải quyết nguyên nhân gốc rễ vốn tồn tại trong lòng nước Anh bấy lâu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bieu-tinh-o-anh-hoi-chuong-ve-bao-luc-cuc-huu-282672.html

Cùng chủ đề

Hai tháng, hai cuộc gặp và ‘đồng minh tốt nhất’

Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ đến Washington D.C vào tuần tới, dự kiến gặp song phương với Tổng thống Joe Biden nhưng chưa rõ có tiếp xúc với hai ứng cử viên của cuộc đua vào Nhà Trắng hay không.

Tình hình Bangladesh sau khi sinh viên lật đổ Thủ tướng hiện thế nào?

Cuộc biểu tình của sinh viên về việc làm nhà nước ở Bangladesh đã phát triển thành cuộc nổi loạn quy mô lớn chống lại Thủ tướng tại vị lâu nhất của đất nước. Bà Hasina, 76 tuổi, đã trốn sang Ấn Độ vào ngày 5/8 khi cuộc bạo loạn...

Greta Thunberg bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine

Thunberg sau đó đã được thả, theo báo cáo từ truyền thông Đan Mạch. Có 6 người bị tạm giữ tại Đại học Copenhagen sau khi khoảng 20 người chặn lối vào một tòa nhà và 3 người vào trong, phát ngôn viên...

Người Israel lần đầu tổng đình công trên khắp cả nước

Ngày 2/9, tổ chức công đoàn lớn nhất Israel, Histadrut, đã kêu gọi đình công trên toàn quốc. Cuộc tổng đình công đã làm gián đoạn giao thông và dịch vụ y tế tại một số quận của Israel, đồng thời khiến nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đóng cửa....

Thủ tướng Scholz tuyên bố “rắn”

Thủ tướng Đức Olaf Scholz sáng hôm 26/8 cho biết sẽ tăng cường trục xuất và giảm tình trạng di cư bất hợp pháp. Tuyên bố trên được ông Scholz đưa ra trong chuyến thăm thành phố Solingen, nơi 3 người đã thiệt mạng trong một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan hệ Ấn Độ-Maldives hết thời nguội lạnh?

Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu sẽ “sớm đến thăm” Ấn Độ.

Giá vàng nhẫn có bước đi mới, thị trường chờ tin Fed, người Việt hết hứng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 11/9/2024 ghi nhận thị trường thế giới giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên, vàng nhẫn bật tăng. Chuyên gia nhận thấy, thị trường dường như đang chấp nhận Fed có nhiều khả năng sẽ thực hiện mức cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Thị trường phản ứng trái chiều, vụ thu hoạch 2025 sẽ đến muộn hơn thường lệ

Giá tiêu hôm nay 11/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg.

Ấn Độ “mời” sinh viên Việt Nam theo học ngành gì?

Sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần của Ấn Độ sẽ được miễn phí cấp thị thực Ấn Độ, được miễn học phí, có trợ cấp để trang trải sinh hoạt phí, chỗ ở trong ký túc xá và vé máy bay khứ hồi...

Cuộc đối đầu lịch sử Trump-Harris có thể xoay chuyển tình thế, lợi thế của nhà kinh doanh lão luyện có tạo sự khác...

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và cự Tổng thống Donald Trump sẽ trực tiếp mặt đối mặt trên sân khấu tranh luận tối nay (giờ Mỹ), đúng 8 tuần trước cuộc đối đầu chính thức của họ trên lá phiếu. Giới bình luận nhận định là “những khoảnh khắc quan trọng có thể xoay chuyển cuộc đua năm 2024 đang vô cùng sít sao”.

Bài đọc nhiều

Israel không kích Syria, 5 người thiệt mạng

Theo Times of Israel, đêm 8-9 (giờ địa phương), một số đợt không kích của Israel vào thành phố Masyaf của Syria làm 5 người thiệt mạng, 19 người bị thương. Một số người trong tình trạng nguy kịch và được đưa đi cấp cứu. Hãng truyền thông SANA của Israel cho biết, đợt không kích nhằm vào một trung tâm nghiên cứu quân sự lớn phục vụ hoạt động sản...

Một tay súng vượt biên giới Jordan, sát hại 3 người Israel

Đây là vụ tấn công xuyên biên giới đầu tiên tại đây kể từ ngày 7/10 tới nay, khi tổ chức dân quân Hồi giáo Palestine Hamas thực hiện tấn công miền Nam Israel, châm ngòi cho cuộc chiến tranh Gaza, một cuộc chiến đã leo...

Một nước NATO phát hiện UAV Nga rơi trên lãnh thổ, thông báo triệu tập đại diện của Moscow

Ngày 8/9, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics thông báo, một thiết bị bay không người lái (UAV) quân sự của Nga đã bị rơi trên lãnh thổ nước này.

Israel không kích, khiến quan chức dịch vụ cứu hộ Gaza thiệt mạng

Ảnh: REUTERS/Hatem Khaled/Ảnh tài liệu.Dịch vụ Khẩn cấp Dân sự đưa ra tuyên bố, việc Morsi thiệt mạng đã đưa con số quan chức của cơ quan này thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel từ ngày 7/10/2023 tới nay lên 83 người.Hiện chính...

Đức nói đã đến lúc tìm cách thoát khỏi xung đột, ông Trump tự tin tuyên bố “vũ khí bí mật” khiến Nga “bó...

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đã đến lúc bắt đầu thảo luận về cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Cùng chuyên mục

Quan hệ Ấn Độ-Maldives hết thời nguội lạnh?

Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu sẽ “sớm đến thăm” Ấn Độ.

Nga nổi giận vì “bão” UAV, Ukraine có chơi chiêu hạt nhân để ép đồng minh? Thảm kịch do Israel tấn công “vùng an...

Thủ đô của Nga bị hàng trăm UAV nhắm mục tiêu tấn công, Israel không kích Gaza khiến hàng chục người tử vong, Nga-Trung Quốc tập trận, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Đề nghị hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu Đuống

Ngày 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội có phương án hạn chế phương tiện di chuyển qua cầu Đuống. Theo VNR, cầu Đuống (Km 9+667) nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Vào lúc 12h ngày 10-9, mực nước tại trạm thủy văn Long Biên là +9,5m, đạt mức báo động số 1, dự báo nước sông tiếp tục lên nhanh....

Cấm người và phương tiện qua cầu Long Biên

Từ 15h ngày 10/9, Hà Nội cấm tất cả người và phương tiện qua lại cầu Long Biên. Theo Sở GTVT, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở GTVT Hà Nội thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Long Biên, TP Hà Nội như sau: Cấm người đi bộ và các loại...

GCC lo, Tehran tin con đường đến JCPOA vẫn mở

Các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) bày tỏ quan ngại sâu sắc về chương trình hạt nhân của Iran trong khi Tehran bày tỏ lạc quan về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc.

Mới nhất

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu...

Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Vào ngày 10/9, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra dọc tuyến đê hữu sông Cầu, từ khu vực xã Tam Đa (huyện Yên Phong) đến phường Vạn An (TP Bắc Ninh). Nhiều ngôi nhà của người dân trong khu vực này đã bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và tài sản...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. ...

Sabeco muốn tăng sở hữu tại Bia Sài Gòn Bình Tây lên 65,9%

Sabeco dự kiến chào mua công khai 37,8 triệu cổ phiếu Bia Sài Gòn Bình Tây (SSB), nâng tổng sở hữu lên 65,9% và trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát...

Mới nhất