Powered by Techcity

Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của giáo dục quyền con người

Ngày 27/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam đã tham dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”.

Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italia đồng bảo trợ tổ chức với sự điều hành của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva Mai Phan Dũng và sự tham gia của các diễn giả là chuyên gia, đại diện của Việt Nam, Philippines, Australia và Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc.

Phát biểu khai mạc sự kiện nhân dịp kỷ niệm 30 năm Thập kỷ Giáo dục Quyền con người và 20 năm Chương trình Giáo dục Quyền con người thế giới (WPHRE) được Liên hợp quốc thông qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy giáo dục quyền con người, trong đó có công tác trọng tâm là đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống các trường học.

Thứ trưởng cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm, cách làm phong phú, hiệu quả, phủ rộng giáo dục nhân quyền trong hệ thống trường học các cấp và hệ thống giáo dục thường xuyên, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, sinh viên trong việc xây dựng chương trình học về quyền con người.

Các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ song phương, đa phương về vấn đề này. Dù vậy, thực tế việc chia sẻ kinh nghiệm trong công tác này còn cần được thúc đẩy hơn nữa, thí dụ như việc chưa nhiều nước cung cấp thông tin cho Chương trình WPHRE. Các nước và các bên liên quan cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định, Việt Nam chia sẻ với các nước rằng giáo dục quyền con người là một công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo đảm được quyền của mình, tăng cường tôn trọng và hiểu biết trong xã hội, và đó cũng chính là góp phần thực hiện quyền giáo dục.

Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực này, trong đó có Đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025 chính là thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người. Vì vậy, Việt Nam mong muốn cùng các nước đồng bảo trợ toạ đàm để tạo thêm diễn đàn cho các nước chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp vào việc chuẩn bị thực hiện Giai đoạn 5 của Chương trình WPHRE (2025-2029).

Cũng tại tọa đàm, Tiến sĩ Lê Xuân Tùng, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ việc triển khai Đề án 1309 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam với một số kết quả nổi bật như: Tổ chức các khoá tập huấn quyền con người cho tất cả các giáo viên, giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân; biên soạn và xuất bản tài liệu giáo dục quyền con người; xây dựng khung nội dung quyền con người cho giáo dục phổ thông; đưa nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến bậc đại học; giáo dục quyền con người cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong toàn hệ thống chính trị thông qua chương trình cao cấp lý luận chính trị và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người, trong đó nổi bật là quan hệ đối tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy ban Quyền con người Australia.

Tại sự kiện, các đại biểu đến từ nhiều quốc gia và khu vực đã chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm trong việc lồng ghép giáo dục nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường học.

>>> Xem thêm: Tri thức chuyên sâu “Quyền con người ở Việt Nam”

Nhiều nước chia sẻ về các kinh nghiệm phong phú về lồng ghép nội dung quyền con người vào các môn giáo dục công dân, giáo dục xã hội ở các cấp học phổ thông; đồng thời triển khai các chuyên đề giáo dục quyền dành riêng cho một số đối tượng như trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, người thực thi công vụ.

Các đại biểu cũng đề cao yêu cầu có sự tham gia, phối hợp tích cực, toàn diện của nhà trường, gia đình, xã hội và các bên liên quan trong giáo dục nhân quyền cho trẻ em.

Điều phối viên giáo dục và đào tạo nhân quyền, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), bà Elena Ippoliti, chia sẻ phương pháp tiếp cận toàn diện đối với giáo dục nhân quyền là sự tổng hòa của 5 cấu phần: Xây dựng chính sách; các biện pháp thực hiện chính sách; quá trình và công cụ dạy và học; giáo dục và phát triển chuyên môn của giáo viên và các nhân viên giáo dục khác và môi trường học tập.

Phát biểu kết luận, Đại sứ Mai Phan Dũng cho rằng, các trao đổi tại tọa đàm đã đóng góp một cách có ý nghĩa cho việc xác định thách thức và cơ hội trong việc tích hợp giáo dục nhân quyền vào các hệ thống giáo dục quốc gia, hỗ trợ các nước tiếp tục thực hiện Chương trình WPHRE.

Toạ đàm quốc tế về “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn” là một trong 2 sáng kiến dấu ấn của Việt Nam trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ ngày 9/9 đến ngày 11/10/2024; cùng với Tuyên bố liên khu vực về tiêm chủng và quyền con người. Đây là một số lĩnh vực thuộc 8 ưu tiên Việt Nam thúc đẩy trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025.

Nguồn: https://nhandan.vn/viet-nam-khang-dinh-tam-quan-trong-cua-giao-duc-quyen-con-nguoi-post833632.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các trí thức, nhà khoa học phía Nam

(HTV) - Sáng nay, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương có buổi gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành...

Niềm tin và khát vọng tiến vào kỷ nguyên mới

Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, “nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc”. Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như...

Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, khuyến nghị từ chuyên gia

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD vào năm 2021 với con số 111,5 tỷ USD. Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại 2 chiều vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt...

Miền cảm xúc yêu thương

Trong những tháng ngày tất bật giáp Tết, giữa không khí đoàn viên đang theo xuân về trên mọi nẻo đường Tổ quốc, chúng tôi lại có cơ duyên tụ hội trên hành trình photo tour Heritage – Thái Nguyên, để cảm nhận nét thanh tao trong đời sống văn hóa, sự trù phú tốt tươi của sản vật địa phương và hơn hết là tấm chân tình của những người con nơi xứ Trà thượng võ.   Làng du lịch...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long Bộ sưu tập đầu phượng bằng đất nung trong Hoàng thành Thăng Long là cổ vật được phát hiện trong lòng đất có niên đại thời Lý. Bộ sưu tập 5 chiếc đầu phượng Hoàng thành Thăng Long thời Lý rất tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện giá trị biểu trưng của lịch sử kiến trúc Đại Việt thời Lý. Phượng và rồng là những biểu tượng của Hoàng...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Chuyển biến tích cực trong ý thức tham gia giao thông nhờ NĐ168

Sau hơn 1 tuần áp dụng triển khai Nghị định 168, Công an Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy người dân đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm Pháp luật về giao thông. Một trường hợp vi phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông bị lực lượng cảnh sát giao thông dừng xe, kiểm tra và xử lý. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các trí thức, nhà khoa học phía Nam

(HTV) - Sáng nay, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương có buổi gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành...

Niềm tin và khát vọng tiến vào kỷ nguyên mới

Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, “nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc”. Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như...

Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, khuyến nghị từ chuyên gia

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD vào năm 2021 với con số 111,5 tỷ USD. Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại 2 chiều vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt...

Miền cảm xúc yêu thương

Trong những tháng ngày tất bật giáp Tết, giữa không khí đoàn viên đang theo xuân về trên mọi nẻo đường Tổ quốc, chúng tôi lại có cơ duyên tụ hội trên hành trình photo tour Heritage – Thái Nguyên, để cảm nhận nét thanh tao trong đời sống văn hóa, sự trù phú tốt tươi của sản vật địa phương và hơn hết là tấm chân tình của những người con nơi xứ Trà thượng võ.   Làng du lịch...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long Bộ sưu tập đầu phượng bằng đất nung trong Hoàng thành Thăng Long là cổ vật được phát hiện trong lòng đất có niên đại thời Lý. Bộ sưu tập 5 chiếc đầu phượng Hoàng thành Thăng Long thời Lý rất tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện giá trị biểu trưng của lịch sử kiến trúc Đại Việt thời Lý. Phượng và rồng là những biểu tượng của Hoàng...

Giá bạc hôm nay 10/1/2025: Đồng loạt tăng

Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.118.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.153.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được niêm yết ở mức 939.000 đồng/lượng (mua vào) và 980.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc cùng xu hướng tăng, hiện...

Khu rừng lớn nhất của TPHCM nằm ở đâu?

TPHCM có cả rừng, biển và ngọn núi được mệnh danh thấp nhất cả nước. Bạn biết gì về rừng ở TPHCM? 1. Rừng của TPHCM chủ yếu nằm ở đâu? Cần...

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện đang tham gia vào các công đoạn: thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và nguyên liệu liên quan đến bán dẫn. ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN – Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất