Powered by Techcity

Việc cốt nơi dân | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

xuan-16-17-1-2483.jpg
xuan-16-17-vohongphuc-4981.jpg

Định vị về mình như thế nào trong bàn cờ thế giới là rất quan trọng. Có thể nói, với vị trí địa chính trị, Việt Nam hiện nay được quốc tế đánh giá là quốc gia có lợi thế nhất trong số các nước ASEAN. Chúng ta đang có nhiều lợi thế để “đi tắt đón đầu” trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh. Việt Nam đi sau nên có thể kế thừa, đổi mới công nghệ dễ dàng. Vì đi sau nên cũng có nhiều sự lựa chọn về mô hình, cách thức sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế của Việt Nam. Ở Nhật Bản, khi chuyển đổi kinh tế số, họ gặp phải trở ngại vì sự già hóa về dân số cũng như mô hình doanh nghiệp. Già cả về con người lẫn cơ chế thực thi. Nhưng Việt Nam thì khác, chúng ta có dân số trẻ và rất linh hoạt.

a6k05949-khai-mac-le-hoi-song-nuoc-4130.jpg
Lễ hội Sông nước với chuỗi hoạt động văn hóa – giải trí – nghệ thuật đặc sắc diễn ra bên dòng sông Sài Gòn. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Năm 1995, khi chúng tôi làm việc với Nhật Bản trong dự án họ trợ giúp Việt Nam 6 năm về cải thiện đầu tư kinh doanh, một vị giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chuyên về kinh tế vĩ mô đã khuyên chúng tôi rằng: Việt Nam phải chú trọng phát triển “sản nghiệp”. Họ nói là “sản nghiệp” chứ không phải công nghiệp, thương nghiệp hay gì cả. “Sản nghiệp” ở đây được hiểu là một đơn vị doanh nghiệp sản xuất phải có sản phẩm cụ thể và có năng lực cạnh tranh được với quốc tế. Sản phẩm đó của doanh nghiệp phải mang tính “định danh, định vị” cho quốc gia. Lúc đó, kinh tế quốc doanh của Việt Nam vẫn là chủ đạo, nên khi nói đến “sản nghiệp”, chúng ta thường chú ý đến các doanh nghiệp nhà nước và cũng đã tập trung vào các doanh nghiệp này mà xây dựng các nhóm ngành tương ứng, như: thép, xi măng, điện… Thực tế là, kết quả sau nhiều năm xây dựng các mô hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước loay hoay, mãi vẫn không xây dựng được sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh thực sự, mà chỉ ở mức “bình bình”, thậm chí thua lỗ. Nhưng ở mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc bán tư nhân lại phát triển hiệu quả hơn. Nhìn nhận thẳng thắn như vậy để chúng ta “định vị” lại mình đang ở đâu trong nền kinh tế khu vực và thế giới, để từ đó có cách tiếp cận, hướng đi sao cho đúng đắn, phù hợp.

xuan-16-17-truong-trongnghia-9613.jpg

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra những chỉ tiêu đầy thách thức: đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD vào năm 2030; đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao (GDP bình quân đầu người khoảng 27.000-32.000 USD)…

Chúng ta cần làm gì vượt qua thách thức, biến khát vọng thành hiện thực? Tôi cho rằng, cần khai thác tối đa những tiềm năng, tiềm lực còn “bỏ quên” và “ngủ yên”. Trong đó, những tiềm năng lớn nhất, tiềm lực mạnh nhất là ở nhân dân, ở xã hội, nói chung là ở con người. Nếu chúng ta xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức tận tụy với công vụ, đủ năng lực, liêm chính, thực hiện đúng đường lối “dân là gốc” thì chắc chắn nước ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại, thách thức.

nha-may-usm-healthcare-khu-cnc-tphcm-cong-nghe-cao-sx-duoc-stent-mach-vanh-04-5171.jpeg
Nhà máy USM Healthcare khu CNC TPHCM – công nghệ cao SX được Stent mạch vành. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Vị thế, cơ đồ và tiềm lực của đất nước hiện nay đã được thể hiện bằng những con số và sự kiện khách quan, được quốc tế công nhận. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vào năm 1986, GDP Việt Nam chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD; chỉ xếp trên Myanmar (5,15 tỷ USD) trong 10 nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, 36 năm sau, GDP Việt Nam đã tăng gấp 50 lần, đạt khoảng 406 tỷ USD, thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1986, bình quân GDP/người là 235 USD, đến năm 2022 hơn 4.000 USD/người.

1dx18790-cong-nhan-cong-ty-minh-nguyen-khu-cnc-trong-khau-kiem-tra-chi-tiet-san-pham-anh-hh-3845.jpg
Công nhân công ty Minh Nguyên- khu CNC trong khâu kiểm tra chi tiết sản phẩm. Ảnh: HOÀNG HÙNG
20220922-132200-1dx15739-makino-5298.jpg
Ảnh: HOÀNG HÙNG

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và quan hệ đối ngoại với 193 nước và vùng lãnh thổ. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính… Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như: Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, WTO… Nước ta quan hệ kinh tế – thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Cho nên tôi cùng đa số nhân dân ta và những nhà quan sát khách quan, công tâm đều hoàn toàn tin rằng đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

xuan-16-17-vu-minh-giang-2262.jpg

Điểm lại lịch sử Việt Nam từ cổ, trung đại đến hiện nay, chúng ta thấy rất rõ những thử thách đặt ra cho dân tộc Việt Nam đều rất hiểm nghèo. Song chúng ta đều đã vượt qua, không phải dùng lực mà do tạo được thế. Chúng ta đã vượt qua thời kỳ Bắc thuộc, khi tưởng chừng như dân tộc Việt sẽ biến mất. Nhiều dân tộc trên thế giới có hoàn cảnh như Việt Nam đã bị đồng hóa, hòa tan. Người Việt mất độc lập vào năm 179 TCN (trước Công nguyên) sau khi chúng ta đã thử sức nhiều lần bằng lực để giành độc lập song thất bại. Vậy cái gì đã giúp chúng ta vượt qua được thời kỳ ấy? Đó là người Việt vẫn lưu giữ được “sức mạnh mềm” – văn hóa dân tộc mình bằng thiết chế làng xã. Điều này đã tạo ra nội lực. Sự mềm dẻo về văn hóa Việt Nam tạo ra ứng xử, chuyển biến phù hợp với hoàn cảnh, từ đó củng cố nội lực của mình. Chính điều này đã tạo nên sự kiên định, tạo nên sức mạnh đến mức không thể lý giải được của người Việt Nam để vượt qua được những thử thách vô cùng hiểm nghèo như thế. Rồi đến việc cả thế giới quy phục trước vó ngựa “đi đến đâu cỏ không mọc đến đấy” của quân Mông Cổ, nhưng đế chế Nguyên Mông lại 3 lần đại bại trước Đại Việt.

Người Việt Nam có một tố chất đặc biệt là sự linh hoạt. Chính điều này giúp tư duy người Việt luôn thay đổi, đề ra đường lối và cách thích ứng phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài khi có sự thay đổi. Ở giai đoạn phát triển hiện nay, thế và lực của đất nước cũng như cơ hội của Việt Nam đang tăng lên rất nhiều. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phát huy trí tuệ và nắm bắt cơ hội đó như thế nào. Khai thác thời cơ và sử dụng nhân tài là cực kỳ quan trọng để đất nước phát triển mang tính bứt phá, cất cánh trong thời kỳ mới. Rộng hơn, đó là việc Việt Nam tự định vị, tự khẳng định mình trong bàn cờ khu vực và thế giới, hướng đến là một “cường quốc tầm trung”.

xuan-16-17-doan-duy-khuong-3721.jpg

Ngày xưa, các vị Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là những anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là những nhà quản trị quốc gia kiệt xuất. Quản trị quốc gia là quản trị hiệu quả các nguồn lực nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta có thể dùng mô hình quản trị 5 nguồn lực cơ bản (con người, xã hội, tài chính, tài nguyên và sản phẩm) của quốc gia để làm rõ hơn triết lý “nước lấy dân làm gốc” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bậc tiền bối…

Trong thời đại ngày nay, quản lý kinh tế đất nước phải đạt được hai mục đích chủ yếu là tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sống người dân, thông qua quản trị tốt các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Trong các nguồn lực đó thì hai nguồn lực con người và xã hội có đặc tính chủ động thúc đẩy tất cả nguồn lực phát triển và đổi mới kinh tế – xã hội. Quản trị tốt hai nguồn lực này chính là sự khác biệt lớn nhất quyết định một quốc gia phát triển hay đang phát triển. Trong đó nguồn vốn con người được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào. Điều này cũng chứng minh tại sao trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, việc xây dựng và phát huy lòng dân luôn được ông cha ta đặt lên vị trí hàng đầu.

a9-05932-cong-nhan-giam-sat-chuyen-san-xuat-tai-cong-ty-tnhh-sxtm-tan-quang-minh-bidrico-khu-cong-nghiep-vinh-loc-huyen-binh-chanh-anh-hoang-hung-1764.jpeg
Công nhân giám sát chuyền sản xuất tại Công ty TNHH SX&TM Tân Quang Minh- BIDRICO, khu công nghiệp Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh. Ảnh: HOÀNG HÙNG
vissan-hug02961-7396.jpg
Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hiện nay, sau gần 40 năm đổi mới, GDP Việt Nam đạt khoảng 400 tỷ USD, lọt tốp 5 nước có quy mô kinh tế tăng trưởng nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và của cải, thiếu các phúc lợi xã hội gắn với đô thị dẫn đến khoảng cách về chất lượng cuộc sống. Do đó cần chú trọng tập trung nghiên cứu chiến lược xây dựng và phát triển nguồn lực con người và xã hội. Bởi, phát triển vốn con người không chỉ là thu nhập và sự giàu có của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế và mức sống toàn dân.

LƯU THỦY – ĐƯỜNG LOAN (ghi) – Trình bày: HỮU VI



Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế 2024 về đích ấn tượng, mở ra hành trình của kỷ nguyên vươn mình

Biến điều tưởng như không thể thành có thể Ít ngày nữa, “chuyến tàu kinh tế 2024” sẽ về đích. Dù đối mặt với muôn vàn thách thức, kinh tế Việt Nam đã về đích ấn tượng: tăng trưởng GDP đạt trên 7%; đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; thu hút gần 40 tỷ USD vốn FDI và vốn thực hiện đạt mức cao… Sức khoẻ tổng thể nền kinh tế đã hồi phục mạnh mẽ, thể hiện...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Hoa Kỳ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7. (Ảnh: Lê Phương) Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7 với chủ đề “Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung”. Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thương mại...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo ngại về tác động của sự kiện này đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là thương mại toàn cầu. Với nền kinh tế mở lớn, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nhất định khi ông Trump...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Tương lai giao thông hiện đại, bền vững Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia sẻ thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc – Nam với trào lưu: “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều cà phê trứng Hà Nội”; “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều bánh đậu xanh Hải Dương”… Theo báo cáo đang được Bộ GTVT hoàn thiện, nếu được thông qua tốc độ thiết kế 350 km/giờ thì thời gian tàu cao tốc từ TP.HCM...

Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Tăng cường hợp tác thương mại, dịch vụ Việt Nam – Thuỵ Điển thông qua Viet Nam International Sourcing 2023 và EVFTA Chuỗi sự kiện đặc biệt chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9 và 55 quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thuỵ Điển Tham dự diễn đàn có ông Trần Văn Tuấn – Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển, kiêm nhiệm Cộng hòa Latvia; bà Camilla Mellander – Tổng vụ trưởng Chính sách Thương mại, Bộ...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh: Đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu dịp tết

Theo ghi nhận, hiện thị trường rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm phục vụ rằm tháng Chạp cũng như Tết Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TPHCM khá dồi dào. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ sỉ và lẻ cam kết đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chợ đầu mối: tăng lượng hàng Trong những ngày qua, lượng hàng nhập về chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc...

TP Hồ Chí Minh bình ổn hàng Tết

Chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Ất Tỵ. Lúc này, các doanh nghiệp đang tăng tốc chuẩn bị hàng bình ổn Tết để phục vụ nhu cầu của người dân. Như các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thành phố kỳ vọng sẽ phục vụ...

Tháo gỡ triệt để hạ tầng để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TPHCM, cơ sở hạ tầng là một trong ba thách thức lớn của TPHCM trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để bước sang kỷ nguyên phát triển mới. Tập trung giải quyết thách thức này là cách tiếp cận hiệu quả nhất, góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của TPHCM. Sáng 25-12, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và Cục...

Vinh danh 200 doanh nghiệp giành Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Tối 24-12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024, với chủ đề “Vươn tầm Việt Nam”, vinh danh 200 doanh nghiệp xuất sắc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự. Giải thưởng Sao Vàng đất Việt là một trong những nội dung lớn và...

Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành

(Hochiminhciy.gov.vn) - Sáng 22/12, tuyến đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên (tuyến Metro số 1) sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản chính thức được đưa vào vận hành. Đây là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho việc hình thành mạng lưới đường sắt đô thị của TP.Hồ Chí Minh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu...

Du lịch miền Tây “khoác áo mới” đón khách

Tăng cường dịch vụ, ẩm thực văn hóa sông nước Những ngày này, không khí Giáng sinh và Tết Dương lịch đã tràn ngập tại các điểm du lịch sinh thái ở TP Cần Thơ; lượng khách đến tham quan cũng tăng dần về cuối năm. Tại Làng du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), 1 trong 50 điểm đến du lịch hấp dẫn ở TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, chủ khu du lịch...

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố

(Hochiminhcity.gov.vn) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải vừa có thông báo Kết luận tại buổi khảo sát thực tế và làm việc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố. Nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, hướng Tân Thuận đi quốc lộ 1 đã...

Cần quản lý chặt chẽ sàn giao dịch tiền mã hoá để phòng chống rửa tiền và tội phạm xuyên biên giới

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 18/12, Ban Chuyên đề Công an TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nâng cao năng lực phòng chống tội phạm tài chính trên không gian mạng” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc...

Phê duyệt 18 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn

(Hochiminhcity.gov.vn) – UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn. Công nhân vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh minh họa: Báo NLĐ Danh sách này gồm 18 tuyến (chi tiết xem tại đây), với tần suất...

Tập trung giải quyết các điểm nghẽn và tạo động lực phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, kinh tế mũi nhọn

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 17/12, Sở Công thương TP.Hồ Chí Minnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại Hội thảo ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất