Powered by Techcity

Về bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam: Cẩn trọng khi làm phim có yếu tố lịch sử

SGGP


Từ trường hợp mới nhất của bản điện ảnh Đất rừng phương Nam, những tranh cãi xung quanh việc làm phim từ các tác phẩm văn học sẽ trung thành với nguyên tác, hay chỉ lấy cảm hứng để thỏa sức sáng tạo, vẫn diễn ra không ngớt thậm chí gay gắt trên mạng xã hội.

Tranh cãi chưa hồi kết

Câu chuyện bộ phim Đất rừng phương Nam vừa bắt đầu những ngày chiếu sớm nhưng đã bị chỉ trích “làm sai lệch lịch sử” hiện vẫn chưa đi đến hồi kết. Bộ phim có thể nói được xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, bởi dù đã ra rạp nhưng vẫn được thẩm định lại. Cụ thể, ngày 29-9, 100% thành viên hội đồng thẩm định và phân loại phim truyện đã kết luận, phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi, với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ. Nhưng đến chiều 14-10, một lần nữa phim được thẩm định lại theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VH-TT-DL với sự tham gia của hội đồng cùng một số cơ quan, đơn vị chức năng.

Bộ phim Đất rừng phương Nam đang tạo ra tranh luận sôi nổi Ảnh: ĐPCC ảnh 1
Bộ phim Đất rừng phương Nam đang tạo ra tranh luận sôi nổi Ảnh: ĐPCC

Trong cuộc họp với Cục Điện ảnh, nhà sản xuất đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim. Theo đó, nhà sản xuất sẽ thay lời thoại “Nghĩa hòa đoàn” bằng “Nam hòa đoàn” và “Thiên địa hội” bằng “Chính nghĩa hội”. Thay đổi này nhằm tránh sự liên quan đến những hội nhóm của nước ngoài. Đây cũng chính là chủ đề gây nhiều bàn tán, tranh luận và thậm chí không ít ý kiến yêu cầu xét lại, dừng chiếu, dù bộ phim đã ra rạp. Trên mạng xã hội, nhiều bài viết rất dài còn đưa ra các dẫn chứng, lập luận, phân tích để chứng minh phim “làm sai lệch lịch sử” khi “nâng tầm vai trò của Thiên địa hội”.

Có thể nói, Đất rừng phương Nam đến giờ đã trở thành dự án gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử điện ảnh Việt. Trước khi lên đỉnh điểm với việc phải thẩm định và chỉnh sửa lại, dự án này đã có rất nhiều tranh cãi ngay từ khi mới khởi động. Từ việc trang phục, tạo hình nhân vật không phù hợp, nhất là với bối cảnh lịch sử, đến việc diễn xuất của một số diễn viên bị đem so sánh với bản truyền hình… Bên cạnh đó, việc bộ phim thay đổi thứ bậc chính – phụ của các tuyến nhân vật xung quanh bé An, bối cảnh và không khí loạn lạc thời chiến, hình ảnh lên phim vì quá trau chuốt nên bớt đi sự mộc mạc, giản dị…, cũng được đem ra mổ xẻ đa chiều.

Ngoài ra, việc nhiều chi tiết, tuyến truyện, nhân vật không xuất hiện cũng khiến bộ phim mang đến cảm giác chưa trọn vẹn, đặc biệt khi đặt lên bàn cân so sánh với phiên bản truyền hình đã quá thành công. Nhiều người cho rằng, nhà làm phim đang “để dành” những chi tiết này cho các phần sau, nhưng điều này thì ngay chính đoàn phim cũng trả lời nước đôi, theo kiểu phải có lời mới dám làm tiếp.

Không mập mờ với lịch sử

Một trong những chi tiết mà phim bị lên án gay gắt nhất là vấn đề về tuyến thời gian. Trong nguyên tác Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, thời gian của truyện được ghi rõ là sau 2-9-1945. Trong bản truyền hình năm 1997, Đất phương Nam lùi bối cảnh lại những năm 1920-1930. Còn trong bản điện ảnh vừa ra mắt, theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, phim lấy mốc thời gian trước năm 1930.

Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà từ sách văn học đến phim truyền hình ngay từ đầu đều nhấn mạnh đến yếu tố thời gian, bởi dù là tác phẩm hư cấu nhưng đều đặt trên nền tảng lịch sử, đều có yêu cầu rất cao về tính chính xác. Phiên bản điện ảnh lấy nguyên tên gốc của tác phẩm văn học, giữ nguyên tên, câu chuyện của các nhân vật, các sự kiện chính, nhưng lại mập mờ, không nêu rõ bối cảnh thời gian, lịch sử khiến nhiều người xem hiểu nhầm bộ phim đang đi theo mạch thời gian của tác phẩm văn học gốc. Chính điều này đã khiến phim chịu nhiều chỉ trích vì các sai sót nghiêm trọng về lịch sử, đặc biệt là khi gắn với các sự kiện, nhân vật, tổ chức có thật trong giai đoạn này. Để “chữa cháy”, nhà làm phim đã phải nhấn mạnh yếu tố “lấy cảm hứng”!

Đất rừng phương Nam có thể xem là một bài học cho những nhà làm phim trong nước khi làm phim từ các tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm có liên quan đến yếu tố lịch sử. Ai cũng hiểu, các phim được làm từ tác phẩm văn học, không phải và không nên là sự minh họa, hay bê nguyên trang sách lên màn ảnh. Thay vào đó, các nhà làm phim thường chỉ lấy cảm hứng để thỏa sức sáng tạo, hư cấu, thêm bớt các nhân vật, tình tiết… Bản thân phim truyền hình Đất phương Nam cũng có thêm nhiều tình tiết mới, hư cấu so với nguyên tác tiểu thuyết.

Sáng tạo, hư cấu là điều tất yếu của nghệ thuật điện ảnh nhằm tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn. Tuy nhiên, với những tác phẩm như Đất rừng phương Nam, yêu cầu đặt ra còn cao hơn, khi vừa phải giữ được tinh thần nguyên bản, vừa phải tạo ra một đời sống mới độc lập và đủ sức thuyết phục khán giả. Đặc biệt, dù sáng tạo theo phương cách nào thì sự cẩn trọng chưa bao giờ là thừa, đặc biệt là với những tác phẩm có yếu tố lịch sử. Bởi dù có chủ đích hay không, việc gây ra những hiểu lầm với khán giả, trách nhiệm trước hết cũng nằm ở chủ thể sáng tạo.

Ngày 16-10, bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi (quận 1, TPHCM) cho biết, nhà trường đã thu hồi thư ngỏ đã phát hành trước đó về việc lấy ý kiến cha mẹ học sinh về đề xuất tổ chức cho học sinh đi xem phim Đất rừng phương Nam. Tuy nhiên, nguyên nhân thu hồi thư ngỏ là do có sai sót về thể thức văn bản; đồng thời tiếp tục lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh về hoạt động nói trên. Nếu có sự đồng thuận, nhà trường vẫn triển khai hoạt động. Đây là hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường theo hình thức tích hợp liên môn. Trường hợp phụ huynh không đồng thuận, nhà trường sẽ có phương án thay thế, đảm bảo quyền lợi của học sinh.

THU TÂM



Nguồn

Cùng chủ đề

Về rừng U Minh hạ mùa sa mưa

Xanh mát U Minh Cà Mau gắn với địa danh U Minh Hạ, nơi mà vùng đất có một mùa mà sẽ chẳng nhầm lẫn với bất cứ nơi đâu. Bởi nét đặc trưng thú vị, đầy lãng mạn, mang đến sự trù phú, tạo nên khí khái hào sảng cho người dân U Minh, đó là mùa sa mưa, khi nước đầy rừng. Mùa sa mưa, nước rừng U Minh hạ lên cao, rừng tràm bạt ngàn bốn bề...

Lộ diện Top 5 Vietnam Idol 2023

2 thí sinh bị loại, Top 5 Vietnam Idol 2023 lộ diện Đêm liveshow 6 tối 14-10 cũng là đêm thi cuối cùng của Vietnam Idol 2023 đã diễn ra để tìm ra top 5 thí sinh tiến vào chung kết. Vì tuần trước, ban giám khảo đã sử dụng quyền cứu Thanh Thảo nên trong tuần này, có đến 2 thí sinh dừng cuộc chơi. Trong đêm thi này, ban giám khảo cũng chính là những người...

Điện ảnh Việt chờ “tăng nhiệt” cuối năm

SGGP 15/09/2023 09:05 Thăng hoa rực rỡ trong mùa phim tết và nửa đầu năm, nhưng lao dốc vào thời điểm giữa năm, phim Việt đang trông chờ vào một số tác phẩm sắp ra rạp để có thể khép lại một năm trọn vẹn. Đất rừng phương Nam nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là cú hích cho thị trường điện ảnh dịp cuối năm. Ảnh: ĐPCC Thăng trầm Tính đến ngày 13-9, đã có 15 phim Việt...

Đại cảnh tiền tỷ quy tụ hơn 400 diễn viên của “Đất rừng phương Nam”

Hơn 400 diễn viên tham gia đại cảnh Nhà sản xuất Đất rừng phương Nam vừa chia sẻ, họ đã mất hơn 60 ngày chuẩn bị, huy động gần 400 diễn viên quần chúng, 500 bộ trang phục để tái hiện đại cảnh chợ nổi miền Tây xưa. Đặc biệt, do hiện nay phần lớn người dân đều chuyển sang dùng thuyền composite (thuyền nhựa), ê-kíp phải mất vài tháng để đóng mới hơn 50 chiếc thuyền gỗ...

Dịp lễ 2-9: Phim chiếu rạp không gây bất ngờ

SGGP 05/09/2023 11:05 Trong 3 ngày (từ ngày 1 đến 3-9), theo chuyên trang phòng vé độc lập Box Office Vietnam, phim Kẻ ẩn danh tiếp tục dẫn đầu với doanh thu hơn 11,3 tỷ đồng. Một cảnh trong phim Kẻ ẩn danh Con số này dù thấp hơn so với doanh thu tuần đầu tiên ra mắt khán giả (từ 25 đến 27-8) với hơn 12,5 tỷ đồng nhưng số lượng suất chiếu cũng ít hơn (4.800 suất...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất