Powered by Techcity

Văn học Nghệ thuật TPHCM: 60 năm xây dựng và phát triển Những bước đi xứng tầm

Ngày 5-12, Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (Liên hiệp) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Văn học, Nghệ thuật TPHCM: 60 năm xây dựng và phát triển”, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hiệp (1963-2023). Đây là dịp để văn nghệ sĩ TPHCM và công chúng có dịp nhìn lại chặng đường 60 năm qua của văn học nghệ thuật (VHNT) TPHCM, đồng thời có những kiến nghị cho chặng đường sắp tới.

Nơi “đất lành chim đậu”

Tháng 12-1963, Hội Văn nghệ Giải phóng Đặc khu Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Sau 30-4-1975, hội đổi tên thành Hội Văn nghệ Giải phóng TPHCM, đến năm 1985 tiếp tục được đổi tên thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TPHCM và chính thức mang tên Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM từ năm 2001 đến nay. Hiện tại, Liên hiệp đang có 9 hội thành viên, gồm: Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Sân khấu, Hội Mỹ thuật, Hội Điện ảnh, Hội Nhiếp ảnh, Hội Kiến trúc sư, Hội Nghệ sĩ múa và Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thành phố, với trên 5.000 hội viên.

Theo nghệ sĩ Lê Nguyên Hiều, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TPHCM, Sài Gòn – TPHCM là nơi “đất lành chim đậu”, khi có sự hội tụ, giao thoa của nhiều dòng chảy văn hóa như: Chăm, Khmer, Hoa, Ấn… và sau này là văn hóa Âu, Mỹ… “VHNT TPHCM gần như có đủ các đặc tính văn hóa của mọi miền đất nước nhưng lại đa dạng hơn, hiện đại hơn và mang tính hướng ngoại, cởi mở, hào sảng”, TS Lê Nguyên Hiều đúc kết.

f6a-8989.jpg
Quang cảnh hội thảo VHNT TPHCM 60 năm xây dựng và phát triển

Trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Liên hiệp, nhiều văn nghệ sĩ TPHCM đã đóng góp không chỉ trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết mà bằng cả tính mệnh của mình cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, như các soạn giả Trần Hữu Trang, Nguyễn Ngọc Cung, Phong Anh, Phạm Trần, nghệ sĩ Bảy Lương, nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà văn Nguyễn Thi, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhà thơ Trần Quang Long…

Dù chưa có một công trình thống kê chính xác về số lượng các tác phẩm mà đội ngũ văn nghệ sĩ TPHCM liên tục sáng tạo trong suốt 60 năm qua, nhưng có một điều chắc chắn, những tác phẩm này đã luôn đồng hành cùng lịch sử phát triển của TPHCM nói riêng, của cả nước nói chung. Điển hình như trong lĩnh vực điện ảnh, dù trong điều kiện khó khăn và khắc nghiệt, nhưng các văn nghệ sĩ vẫn miệt mài sáng tạo và cống hiến, cho ra đời những bộ phim thời sự, tài liệu chiến trường như Chiến thắng Tây Ninh, Đồng Xoài rực lửa, Du kích Củ Chi, Đội nữ pháo binh Long An… hay những bộ phim điện ảnh được xem là kinh điển của Việt Nam như Chị Tư Hậu, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Ván bài lật ngửa, Hòn Đất

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, chia sẻ: “Giá trị của những tác phẩm vô giá đó giúp cho các thế hệ sáng tạo đương thời và công chúng thưởng ngoạn VHNT không chỉ thưởng thức, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập ở chính tác phẩm, mà còn ở cốt cách của những con người trực tiếp làm nên tác phẩm có sức sống bền bỉ với thời gian và trở thành tài sản tinh thần của dân tộc”.

Ngày 5-12, tại sảnh Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3) diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh, tập hợp gần 500 bức ảnh với 4 chủ đề chính: các thế hệ lãnh đạo Liên hiệp và lãnh đạo các hội qua các thời kỳ; các văn nghệ sĩ TPHCM đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước; hoạt động của Liên hiệp trong suốt 60 năm qua; những tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu của văn nghệ sĩ TPHCM. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 17-12.

Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa

Không chỉ nhìn lại những thành tựu mà thế hệ văn nghệ sĩ đi trước của TPHCM đã làm, hội thảo còn là dịp thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay cùng trao đổi và đưa ra những kiến nghị, góp phần đưa VHNT của TPHCM tiếp tục có những bước đi xứng tầm.

Nhà văn Lại Văn Long, tác giả bộ tiểu thuyết Hồ sơ lửa (Giải thưởng Sáng tạo TPHCM năm 2023), đặt ra vấn đề về tính chiến đấu của văn nghệ sĩ TPHCM trong 60 năm qua. Theo ông, trong bối cảnh chiến tranh, tính chiến đấu đã thể hiện rất rõ ràng. Sau năm 1975, tính chiến đấu của nghệ sĩ, nhà văn thể hiện ở việc đấu tranh với tàn dư của chế độ cũ, đồng thời cổ vũ cho đời sống mới, tư tưởng mới trong chế độ cách mạng. Hiện nay, một số hội đã tổ chức cho hội viên đi thực tế ở biên giới, hải đảo để có thêm tư liệu, tạo cảm xúc và sáng tác về hình tượng các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biên giới, hải đảo. Đây có thể xem là cách thể hiện tính chiến đấu của VHNT thành phố.

“Tuy nhiên, tính chiến đấu mà Liên hiệp nói chung và các hội chuyên ngành sẽ định hướng cho các hội viên sắp tới như thế nào? Đây đang là một thực tế rất cần được chúng ta quan tâm”, nhà văn Lại Văn Long bày tỏ.

Nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, đề xuất, cần tăng cường đưa những tác phẩm có giá trị đến với công chúng trẻ: “Nên chăng, chúng ta hãy số hóa các tác phẩm của các văn nghệ sĩ đã hy sinh, làm sao để các tác phẩm của họ được lan tỏa sâu rộng trong công chúng. Từ đó, những tác phẩm, những nghệ sĩ – chiến sĩ mãi mãi sẽ không bị lãng quên”.

Từ kinh nghiệm của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng, Trưởng Ban Lý luận phê bình – Hội Nhiếp ảnh TPHCM, đặt ra vấn đề mang tính cấp thiết, đó là Liên hiệp và các hội chuyên ngành phải lưu tâm, đưa quy trình bảo quản, lưu trữ vào điều lệ phát triển của hội. “Chúng ta cần xem đó là vấn đề bắt buộc phải làm, không phải vấn đề tùy hứng, thích thì làm, không thích thì nghỉ. Điều này rất quan trọng, để chúng ta có căn cứ lịch sử, có căn cứ khoa học trong vấn đề nghiên cứu và bảo tồn, và từ đó có có sở xây dựng cho tương lai”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng bức xúc.

* Nhà văn BÍCH NGÂN, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM: Biết ơn và tri ân di sản tinh thần của cha ông

Theo quy luật nghiệt ngã của thời gian, mọi thứ rồi cũng sẽ lụi tàn và dần đi vào quên lãng nếu chúng ta không không biết chọn lọc, nâng niu, lưu giữ, gìn giữ và phát huy giá trị của nó. Một khi giá trị tác phẩm sáng tạo của lớp văn nghệ sĩ đi trước không được lưu giữ như lẽ ra phải làm, thì cũng đồng nghĩa là chúng ta thiếu nâng niu di sản tinh thần, di sản văn hóa, thứ giá trị căn cốt mà người sáng tác chân chính nào cũng phải biết trân quý, nâng niu và kế thừa.

Biết ơn và tri ân di sản tinh thần mà các thế hệ ông cha để lại còn là hành trang không thể thiếu trên hành trình sáng tạo đối với mỗi chúng ta, thế hệ được thừa hưởng những di sản tinh thần vô giá từ những thế hệ văn nghệ sĩ tiên phong luôn coi trọng thiên chức sáng tạo của mình.

* Đạo diễn XUÂN PHƯỢNG: Quảng bá các tài năng VHNT thành phố ra thế giới

Không những thế hệ trước, mà hiện nay có nhiều tác phẩm hay và giá trị nhưng lại không được quảng bá ra nước ngoài. Để bạn bè thế giới hiểu được dân tộc ta qua những tác phẩm VHNT, theo tôi, Liên hiệp phải chú trọng công tác đối ngoại, xem đây là vấn đề trọng tâm. Đây là công việc cực kỳ quan trọng, là cách để văn nghệ sĩ của Việt Nam có một tiếng nói trên thế giới. Liên hiệp cần xem như đây là một mục tiêu, phải giới thiệu được những tài năng trẻ, những văn nghệ sĩ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài.

Các văn nghệ sĩ thành phố rất tài năng, và để có thể tiếp tục phát triển tài năng của mình, không nên gò bó ở trong nước mà cần phải vươn ra ngoài. Trường đại học ở các quốc gia đều có mong muốn được tìm hiểu về Việt Nam. Đưa được các tác phẩm vào đây, tiếng nói VHNT của Việt Nam sẽ sớm có điều kiện lan tỏa, góp phần quảng bá đất nước, con người chúng ta.

HỒ SƠN



Nguồn

Cùng chủ đề

Học tập tư nhân để quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật

Đó là chia sẻ cũng là yêu cầu của Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Nguyễn Thọ Truyền đối với văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM tại Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Ngày 27-2, Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM (Liên hiệp) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm...

Cùng tác giả

Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, khuyến nghị từ chuyên gia

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD vào năm 2021 với con số 111,5 tỷ USD. Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại 2 chiều vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt...

Miền cảm xúc yêu thương

Trong những tháng ngày tất bật giáp Tết, giữa không khí đoàn viên đang theo xuân về trên mọi nẻo đường Tổ quốc, chúng tôi lại có cơ duyên tụ hội trên hành trình photo tour Heritage – Thái Nguyên, để cảm nhận nét thanh tao trong đời sống văn hóa, sự trù phú tốt tươi của sản vật địa phương và hơn hết là tấm chân tình của những người con nơi xứ Trà thượng võ.   Làng du lịch...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long Bộ sưu tập đầu phượng bằng đất nung trong Hoàng thành Thăng Long là cổ vật được phát hiện trong lòng đất có niên đại thời Lý. Bộ sưu tập 5 chiếc đầu phượng Hoàng thành Thăng Long thời Lý rất tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện giá trị biểu trưng của lịch sử kiến trúc Đại Việt thời Lý. Phượng và rồng là những biểu tượng của Hoàng...

Giá bạc hôm nay 10/1/2025: Đồng loạt tăng

Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.118.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.153.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được niêm yết ở mức 939.000 đồng/lượng (mua vào) và 980.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc cùng xu hướng tăng, hiện...

Khu rừng lớn nhất của TPHCM nằm ở đâu?

TPHCM có cả rừng, biển và ngọn núi được mệnh danh thấp nhất cả nước. Bạn biết gì về rừng ở TPHCM? 1. Rừng của TPHCM chủ yếu nằm ở đâu? Cần...

Cùng chuyên mục

Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn

Bảo tàng TPHCM phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VH-TT TPHCM tổ chức chương trình kỷ niệm với chủ đề “Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn”, ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của những thế hệ học sinh, sinh viên đi trước,...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 vừa chính thức khởi động ngày 26-12, tại Hà Nội, với nhiều kỳ vọng và những điểm nhấn sáng tạo. Chia sẻ tại lễ khởi động cuộc thi nhan sắc có bề dày lịch sử, uy tín, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định, địa phương đặt nhiều kỳ vọng dành cho cuộc thi....

Tiếp tục phát huy vẻ đẹp con người TPHCM trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 25-12, Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9- 6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chương trình hành động số 45-CTHĐ/TU ngày 21- 6- 2015 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. ...

City Tết Fest – Thủ Đức 2025: điểm đến Tết mới của người dân thành phố

(Hochiminhcity.gov.vn) - Sáng ngày 24/12/2024, UBND Thành phố Thủ Đức và Vietnam Brand Purpose tổ chức Họp báo thông tin Lễ hội Chào đón năm mới “City Tết Fest - Thủ Đức 2025”, diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến ngày 01/01/2025 tại Công viên bờ sông Sài Gòn. Bà Nguyễn Thanh Giang, CEO Vietnam Brand Purpose thông tin sự kiện tại buổi họp báo ...

Tập huấn chuyên sâu Luật và các văn bản Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 23/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đợt Tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Cảnh sát giao thông TP.Hồ Chí Minh.   Thượng tá Trần Trung Hiếu – Trưởng phòng CSGT phát biểu khai mạc lớp...

Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”

(Hochiminhcity.gov.vn) – Tối 22/12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1, TP.Hồ Chí Minh). Các đại biểu chụp hình lưu niệm trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: SGGP Đến tham dự chương trình có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng: ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên...

Ra mắt tập thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21-12, tại tỉnh Điện Biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị Anh hùng dân tộc mà còn là một vĩ nhân của lịch sử nhân loại. Cuộc đời, tư tưởng và phong cách của Người là tài...

Khởi động cuộc thi toàn quốc về ý tưởng công nghệ Web3 và AI

(Hochiminhcity.gov.vn) - VBI Academy, GFI Ventures và TechFest Vietnam Blockchain Hub vừa công bố khởi động cuộc thi Web3 & AI Ideathon - sân chơi sáng tạo toàn quốc dành cho những ý tưởng đột phá trong lĩnh vực Web3 và Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh công nghệ Web3 và AI đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn trẻ đam mê công nghệ thể hiện những...

Hội Nhà văn kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi diễn ra ngày 20-12 tại Hà Nội, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức và đại diện gia đình nhà văn. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi bật ở các thể loại. Văn xuôi của ông với tiểu thuyết như Xung kích,...

TP.Hồ Chí Minh thực hiện hiệu quả các chính sách chăm lo đồng bào dân tộc

(Hochiminhcity.gov.vn) – UBND TP.Hồ Chí Minh ban hành Báo cáo về kết quả công tác dân tộc năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải trao tượng trưng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh người Hoa có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh:TTXVN  ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất