Powered by Techcity

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới

Làng lên phố

Chỉ 2 năm sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô, TP Hà Nội đã thông xe tuyến Đại lộ Thăng Long đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu bước ngoặt mới cho sự phát triển ở khu vực phía Tây với nhiều huyện thuộc tỉnh Hà Tây trước đây như: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, là vùng đất xứ Đoài xưa.

Thời điểm tuyến Đại lộ Thăng Long được thông xe, suốt tuyến đường dài gần 30km, hai bên đường chủ yếu là đồng ruộng, làng mạc thưa thớt dân cư. Tuy nhiên đến nay sau 15 năm trôi qua, những khu vực xung quanh trục đại lộ hiện đại bậc nhất Thủ đô đang có sự phát triển chóng mặt. Tính từ đầu tuyến đường là Trung tâm hội nghị Quốc gia cho tới cuối tuyến đường Khu công nghệ cao Hoà Lạc là rất nhiều các khu đô thị hiện đại như: Đại Mỗ, Tây Mỗ, An Khánh Vinaconex, Vinhomes Smart City… với hàng loạt toà chung cư hiện đại tấp nập cư dân.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 1

Đại lộ Thăng Long- tuyến đường đã góp phần to lớn thúc đẩy phát triển phía Tây TP Hà Nội. Ảnh: QUANG PHÚC

Không chỉ có góp phần phát triển về hạ tầng và đô thị của phía Tây thành phố mà Đại lộ Thăng Long còn kết nối khu vực trung tâm của Hà Nội với các chuỗi đô thị vệ tinh, đang trong quá trình phát triển như: Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giàu tiềm năng như Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ba Vì, Suối Hai… Đặc biệt tuyến đường đã góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây cũng là con đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 2

Một khu đô thị tại phía Tây của TP Hà Nội sau khi địa giới hành chính được được mở rộng. Ảnh: QUANG PHÚC

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội vào thời điểm Thủ đô Hà Nội được hợp nhất có diện tích 3.328,89 km2 với dân số hơn 6,2 triệu người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn. Đến nay, qua 15 năm phát triển (từ 2008 – 2023), dân số Hà Nội ước tính trên 8,5 triệu người, có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, hiện nay TP Hà Nội đang tập trung triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng văn hiến, văn minh, hiện đại, giữ được văn hóa nông thôn Bắc bộ gắn với làng nghề, di tích văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, trong tương lai Thủ đô sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc, gồm: thành phố ở phía Bắc sông Hồng (huyện Mê Linh – Sóc Sơn – Đông Anh) và thành phố phía Tây (Hòa Lạc – Xuân Mai) tập trung về khoa học công nghệ cao và giáo dục.

Kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, trong suốt những năm qua, TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ; sự phối hợp giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, các đơn vị, địa phương, của các nhà trí thức, nhà khoa học và sự ủng hộ, động viên to lớn của nhân dân cả nước. Một số cơ chế, chính sách được ban hành đã tạo điều kiện cho Hà Nội huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và đối ngoại.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 3

TP Hà Nội sau khi được mở rộng địa giới hành chính đã có sự phát triển mạnh mẽ rất hiện đại. Ảnh: QUANG PHÚC

Do đó, nền kinh tế Thủ đô luôn giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 – 2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm. Giai đoạn 2011 – 2022 (theo quy mô GRDP điều chỉnh) GRDP tăng bình quân 6,67%/năm; trong đó, dịch vụ tăng 6,77%; công nghiệp – xây dựng tăng 8,19%; nông nghiệp tăng 2,87%. Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2022, GRDP tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, năng suất lao động năm 2022 đạt 291,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động).

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động khởi công xây dựng đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô. Ảnh: QUANG PHÚC

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của TP Hà Nội đạt hơn 58 tỷ USD (gấp 1,93 lần so với năm 2008). Lạm phát được kiểm soát tốt; thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả giá cả theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18% năm 2011 còn 3,4% năm 2022, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước.

Ngành công nghiệp được tích cực cơ cấu lại, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao. Giai đoạn 2011 – 2022, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,19%/năm (cao hơn bình quân chung 6,67%). Một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao đã có bước phát triển khá. Hà Nội luôn chú trọng phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng), với khoảng gần 8.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin và có 2/5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 5

Hà Nội chú trọng phát triển công nghệ cao trong sản xuất. Ảnh: QUANG PHÚC

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được trung ương giao. Giai đoạn 2008 – 2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô huy động gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%. Thành phố triển khai nhiều giải pháp, đã thu hút mới trên 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD; các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách và 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa

Đặc biệt không chỉ quan tâm phát triển hạ tầng, kinh tế- xã hội, sau khi được mở rộng địa giới hành chính, TP Hà Nội luôn quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (còn 3 huyện: Mỹ Đức, Ứng Hoà, Ba Vì đang hoàn thiện hồ sơ); 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy.

Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động, trong đó 313 làng được công nhận là làng nghề, làng nghề truyền thống.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 6

Vùng nông thôn, ngoại thành Hà Nội không ngừng phát triển đổi mới sau khi được mở rộng địa giới hành chính. Ảnh: QUANG PHÚC

Bên cạnh đó, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Các mô hình làng văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa dần đi vào thực chất. Nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh. Đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình” năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”, là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô Hà Nội triển khai đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 7

Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm luôn đông nghịt người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Ảnh: QUANG PHÚC

Cùng với đó, công tác chăm lo cho con người và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chuyển biến tích cực. Việc ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử nơi công sở và nơi công cộng tạo được chuyển biến từ nhận thức đến hành động, góp phần bồi đắp nền tảng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tròn 15 năm, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Tầm vóc mới, sức mạnh mới ảnh 8

Việc xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch văn minh luôn được thành phố quan tâm. Ảnh: QUANG PHÚC

Đối với lĩnh vực du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.

Năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 1,5 triệu lượt (bằng 21,4% mục tiêu năm 2025). 6 tháng đầu năm 2023, tổng khách du lịch đạt 12,33 triệu lượt (so với cùng kỳ năm 2022 tăng 42%); dự kiến cả năm 2023 thu hút 22 triệu lượt khách du lịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tin tức sáng 10-12: Mở thêm đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố

Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Ảnh: VGP Khai mạc phiên họp 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Theo chương trình, sáng nay 10-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 40. Sau khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10-11 năm 2024. Tiếp đó, Thường...

Báo Anh giới thiệu 12 điểm đến đẹp nhất ở Việt Nam

Khám phá du lịch Việt Nam với 99 triệu dân và bờ biển dài từ Bắc vào Nam. Đây là điểm đến lý tưởng với vô vàn điều thú vị để khám phá, từ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đến nền văn hóa phong phú. Thưởng thức ẩm thực đặc sắc và gặp gỡ con người thân thiện, chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm khó quên.  Nhà báo Claire Boobbyer, tác giả bài viết cho biết đã đến...

Điều làm nên khác biệt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tích hợp công nghệ VR

HHT – Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gây ấn tượng với quy mô hoành tráng và thiết kế hiện đại. Ngoài hơn 150.000 hiện vật, bảo tàng còn thu hút du khách khi đem tới những trải nghiệm khác biệt khi tích hợp công nghệ 3D, thực tế ảo (VR). Không gian trải nghiệm sống động Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), với tổng kinh phí xây...

Sắc vàng hoa dã quỳ rợp kín cung đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Kha Ninh 17:25 | 31/10/2024 Mùa hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì nở rộ cũng là lúc các ‘tín đồ’ mê xê dịch rậm rịch lên đường săn ảnh để có những bức hình tuyệt đẹp. Cứ độ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm, mùa khô bắt đầu cũng là lúc cả rừng núi Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) lại trở nên rực rỡ với sắc hoa dã quỳ vàng óng. (Nguồn: Vinpearl) Hoa dã...

Những tuyến phố Hà Nội có giá đất cao nhất

TPO – Hiện tại, giá đất ở tại Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND TP. Hà Nội. Trong đó, khu vực có giá đất ở cao nhất là khu đường Hàng Ngang, Hàng Đào với giá 162 triệu đồng/m2. Hiện tại, thành phố đang soạn thảo để ban hành Bảng giá đất mới.  TPO – Hiện tại, giá đất ở tại Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND...

Cùng tác giả

Xuân tình nguyện 2025: Cùng sẻ chia nghĩa tình mùa xuân

Sau lễ ra quân, các chiến sĩ đến thăm, tặng quà Má phong trào học sinh, sinh viên Võ Thị Hào tại quận 10 – Ảnh: C.TRIỆU Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà cho biết dự kiến 70.000 chiến sĩ tình nguyện tham gia chiến dịch năm nay, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Chúng ta đang ở lứa tuổi đẹp nhất đời người, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, hoài bão và lý tưởng....

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”

(Hochiminhcity.gov.vn) – Tối 22/12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1, TP.Hồ Chí Minh). Các đại biểu chụp hình lưu niệm trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: SGGP Đến tham dự chương trình có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng: ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên...

Cơ hội giải ngân của nhà đầu tư

Chứng khoán Việt Nam đi vào vùng tích luỹ; Yeah1 được săn đón sau thành công concert; Dệt may lãi lớn; Lịch trả cổ tức. ...

Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya

Đường Tôn Đức Thắng (quận 1) khúc qua Nguyễn Huệ, công viên Bạch Đằng ken đặc xe cộ lúc đầu giờ tối – Ảnh: NHẬT XUÂN Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tối 22-12, khi thành phố vừa lên đèn, dòng xe cộ tấp nập từ mọi hướng đã đổ về các khu vực trung tâm rực rỡ đèn hoa. Khoảng 18h, các điểm vui chơi như phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Bạch Đằng, nhà thờ Đức Bà, Vincom...

Cùng chuyên mục

Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành

(Hochiminhciy.gov.vn) - Sáng 22/12, tuyến đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên (tuyến Metro số 1) sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản chính thức được đưa vào vận hành. Đây là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho việc hình thành mạng lưới đường sắt đô thị của TP.Hồ Chí Minh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu...

Du lịch miền Tây “khoác áo mới” đón khách

Tăng cường dịch vụ, ẩm thực văn hóa sông nước Những ngày này, không khí Giáng sinh và Tết Dương lịch đã tràn ngập tại các điểm du lịch sinh thái ở TP Cần Thơ; lượng khách đến tham quan cũng tăng dần về cuối năm. Tại Làng du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), 1 trong 50 điểm đến du lịch hấp dẫn ở TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, chủ khu du lịch...

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố

(Hochiminhcity.gov.vn) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải vừa có thông báo Kết luận tại buổi khảo sát thực tế và làm việc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố. Nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, hướng Tân Thuận đi quốc lộ 1 đã...

Cần quản lý chặt chẽ sàn giao dịch tiền mã hoá để phòng chống rửa tiền và tội phạm xuyên biên giới

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 18/12, Ban Chuyên đề Công an TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nâng cao năng lực phòng chống tội phạm tài chính trên không gian mạng” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc...

Phê duyệt 18 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn

(Hochiminhcity.gov.vn) – UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn. Công nhân vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh minh họa: Báo NLĐ Danh sách này gồm 18 tuyến (chi tiết xem tại đây), với tần suất...

Tập trung giải quyết các điểm nghẽn và tạo động lực phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, kinh tế mũi nhọn

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 17/12, Sở Công thương TP.Hồ Chí Minnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại Hội thảo ...

Hơn 500 thương hiệu cao cấp sẽ có mặt tại sự kiện Khuyến mại hàng hiệu – City Sale đợt 2 năm 2024

(Hochiminhcity.gov.vn) - Chiều 16/12, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện Khuyến mại hàng hiệu - City Sale đợt 2 năm 2024. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, thông tin sự kiện tại buổi họp báo   Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ...

TP.Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của...

(Hochiminhcity.gov.vn) - Sáng 14/12, Sở Thông tin & Truyền thông TP.Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/12/2004 – 17/12/2024). Tham dự lễ có Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy. Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP.Hồ Chí Minh Lâm Đình Thắng phát biểu tại...

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Từng thất bại khi đầu tư nuôi gà, nuôi lợn, song anh Đinh Công Thuần đã quyết tâm đứng dậy với sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến và mới đây, sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh. Quyết tâm từ nông nghiệp hữu cơ Trong số 36 thanh niên được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ 19 ngày 29-11 vừa qua, có...

Khai mạc Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024”

(Hochiminhciy.gov.vn) - Sáng ngày 12/12, Lễ Khai mạc Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” đã diễn ra tại trục đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành tổ chức từ ngày 12 đến 15/12/2024.Đến tham dự có Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất