Powered by Techcity

Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật TPHCM lần thứ 3 (2018-2022)


Tối 7-11, tại Nhà hát Thành phố, Sở VH-TT TPHCM tổ chức lễ Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) TPHCM lần thứ 3 (2018-2022).

Đến tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TPHCM; Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM… cùng các văn nghệ sĩ và đông đảo khán giả và người dân Thành phố.

Sau thời gian thông báo và phát động, vào ngày kết thúc thời gian nhận tác phẩm 15-8-2023, 9 Hội VHNT chuyên ngành của Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM đã nhận được 292 tác phẩm. Từ ngày 30-8-2023 đến ngày 15-10-2023, Hội đồng Sơ khảo tiến hành chấm sơ khảo Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần 3 (2018-2022). Ngày 9-11-2023, Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM đã nhận được 55 tác phẩm được Hội đồng sơ khảo gửi về và gửi đến các thành viên của Hội đồng chung khảo xem, nghe, đọc và xếp loại từng tác phẩm.

Đánh giá về Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần thứ 3, Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM, cho rằng nhìn chung về số lượng tác phẩm dự giải thưởng còn rất khiêm tốn so với lực lượng hội viên của các hội là hơn 5.600 người, có nhiều lĩnh vực chỉ có 9-10 tác phẩm. Về chất lượng, nhiều tác phẩm với các đề tài đấu tranh để xây dựng xã hội và con người được tốt hơn, đề tài về các cuộc đấu tranh cách mạng… được thể hiện phong phú và có nội dung tư tưởng tốt. Tuy nhiên, ở khía cạnh sáng tác nghệ thuật vẫn chưa có những tác phẩm xuất sắc, những tác phẩm mang tính tìm tòi, đột phá về nghệ thuật.

“Giải thưởng VHNT TPHCM là một giải thưởng cao quý của Thành phố. Giải thưởng không chỉ ghi nhận nỗ lực, cống hiến của các văn nghệ sĩ mà còn là sự động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ tiếp tục dấn thân trên con đường sáng tạo với nhiều hoài bão và khát vọng. Các tác phẩm VHNT được đề xuất xếp hạng và trao giải hôm nay đã phản ánh khá toàn diện về sự phát triển của VHNT và nỗ lực sáng tạo không ngừng của văn nghệ sĩ thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”, KTS Nguyễn Trường Lưu phát biểu.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, theo dòng lịch sử, TPHCM đã là nơi hội tụ của các cộng đồng dân tộc đến sinh sống, lao động, chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính trong quá trình này, nhân dân, nghệ nhân, văn nghệ sĩ đã sáng tạo ra các giá trị tinh thần thông qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Với sự cống hiến, nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ văn nghệ sĩ đã sáng tác những tác phẩm có giá trị về nội dung và có chất lượng về nghệ thuật, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân không chỉ ở TPHCM, mà còn ở khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Sau Lễ công bố và trao tặng Giải thưởng VHNT TPHCM lần thứ 3, Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM sẽ phối hợp cùng các đơn vị, sở, ngành liên quan thực hiện quảng bá sâu rộng các tác phẩm đoạt giải, vừa góp phần lan tỏa sâu rộng các giá trị chân – thiện – mỹ, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân thành phố và du khách đến tham quan thành phố.

Kết quả Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần 3 (2018-2022):

– Lĩnh vực âm nhạc (không có giải nhất, nhì):

3 giải khuyến khích: Nhạc sĩ Chẩm Hồng Giang (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Dâng người ngàn hoa chiến công; Nhạc sĩ Võ Thiên Lan (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố Hồ Chí Minh – nơi những dòng sông hội ngộ; Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố khát vọng vươn xa.

3 giải Ba: Nhạc sĩ Quỳnh Lệ (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Đồng Lộc – Ngọn lửa thiêng; Nhạc sĩ Đặng Văn Bông (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố anh hùng; Nhạc sĩ Trương Quang Lục (Hội Âm nhạc TPHCM) với Tuyển tập ca khúc Trương Quang Lục.

– Lĩnh vực văn học (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm (Hội Nhà văn TPHCM) với tiểu thuyết Symphony ký ức Đồng Khởi ở Boston; nhà văn Trầm Hương (Hội Nhà văn TPHCM) với tập truyện ký Chuyện năm 1968.

2 giải Ba: Nhà văn Bùi Quang Lâm (Hội Nhà văn TPHCM) với truyện ký Đất K; nhà thơ Bùi Phan Thảo (Hội Nhà văn TPHCM) với trường ca Những ngọn khói về trời.

3 giải Nhì: Nhà văn Hoàng Lại Giang (Hội Nhà văn TPHCM) với truyện ký Võ Văn Kiệt, trí tuệ và sáng tạo; nhà văn Lưu Vĩ Lân (Hội Nhà văn TPHCM) với tiểu thuyết Nghiệp chướng; nhà văn Xuân Phượng (Hội Nhà văn TPHCM) với hồi ký Gánh gánh… gồng gồng…

– Lĩnh vực nhiếp ảnh (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: NSNA Huỳnh Phạm Anh Dũng (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh đơn Không ngừng phát triển; NSNA Nguyễn Trung Trực (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh bộ Tổ quốc trong tim người chiến sĩ mũ nồi xanh; NSNA Nguyễn Minh Trí (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh bộ Hành trình hội nhập và phát triển.

2 giải Ba: NSNA Nguyễn Văn Phụng (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Những cây cầu trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh; NSNA Nguyễn Hồng Nga (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Múa Ballet Kiều.

2 giải Nhì: NSNA Giang Sơn Đông (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Diện mạo Thành phố trẻ; NSNA Lê Hoàng Mến (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) bộ ảnh Người hâm mộ Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng đội tuyển U23 Việt Nam.

– Lĩnh vực điện ảnh (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Nhóm tác giả: Lâm Lê Dũng và Trần Quế Sơn với phim tài liệu Suối nhạc giữa đại ngàn Tây Nguyên; nhóm tác giả: Đào Minh Uyển, Kim Tuyên, Nguyễn Thế Toàn với phim hoạt hình Đôi cánh kim cương.

4 giải Ba: Nhóm tác giả: Trần Ngọc Phong, Ngô Hoàng Giang và Lâm Lê Dũng với phim truyện điện ảnh Cơn giông; Nhóm tác giả: Nguyễn Thu, Trần Quế Sơn và Lê Thanh Quang với phim tài liệu Danh họa Diệp Minh Châu; Nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Chi, Đông Hoa và Vi Khâm với phim truyện truyền hình Mẹ trùm; NSƯT Nguyễn Mộng Long (Hội Điện ảnh TPHCM) với phim tài liệu Bi tráng ca Gia Định Thành.

1 giải nhì: Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng và Huỳnh Lâm (Hãng phim Truyền hình TPHCM) với phim tài liệu Việt Nam – Đất nước tôi.

– Lĩnh vực sân khấu (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ với vở diễn kịch nói Công lý như mặt trời; Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh với vở diễn kịch nói Bàn tay của trời; Sân khấu kịch Trần Quốc Thảo với vở diễn kịch nói Cánh đồng rực lửa.

1 giải Ba: Nhà hát Kịch thành phố (Sở VH-TT) với vở diễn kịch nói Thành phố tình yêu.

3 giải Nhì: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (Sở VH-TT) với vở diễn cải lương Thành phố buổi bình minh; Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam (Sở VH-TT) với vở diễn xiếc Cha Rồng Mẹ Tiên; Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội (Sở VH-TT) với vở diễn hát bội Lê Công kỳ án.

– Lĩnh vực Mỹ thuật (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Họa sĩ Hồ Văn Hưng (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh màu nước Thương hồ nghỉ tết; nhà điêu khắc Trần Văn Bình (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Mạch sống đô thị.

3 giải Ba: Họa sĩ Lâm Chí Trung (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh sơn mài Những đồi nhà kính; nhà điêu khắc Trần Mai Hữu Quí (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Vươn cánh; họa sĩ Nguyễn Thành Quốc Thạnh (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh sơn mài Tải thương.

2 giải Nhì: nhà điêu khắc Trần Đình Thắng (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Rừng già; nhà điêu khắc Trần Việt Hà (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Sương đen.

– Lĩnh vực kiến trúc (không có giải nhất, nhì):

3 giải Ba: Nhóm tác giả: ông Đồng Viết Thái và ông Nguyễn Công Luân (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với công trình kiến trúc Khu tưởng niệm Hòn Tàu – Đèo Le; Nhóm tác giả: ông Vũ Việt Anh, ông Phạm Ngọc Thắng, bà Khổng Minh Trang và bà Phạm Thị Ái Thủy (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với đồ án quy hoạch Thiên đường sữa Mộc Châu; Nhóm tác giả: ông Đồng Viết Thái, ông Lê Xuân Khoa, bà Lê Từ Hoan, bà Nguyễn Lữ Minh Loan và bà Nguyễn Thúy Vy (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với công trình kiến trúc Trung tâm văn hóa Hòa Bình, quận 10.

– Lĩnh vực Văn học nghệ thuật Dân tộc thiểu số (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: Nhóm tác giả: TS Phú Văn Hẳn và Chi hội VHNT dân tộc thiểu số Chăm với sách nghiên cứu văn hóa Lễ hội dân gian người Khmer ở Nam bộ; Họa sĩ Trần Văn Hải (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với tranh thủy mặc Cuộc sống vùng ven biển; NSNA Hồng Ngọa Long (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với ảnh đơn Đất lành thành phố Thủ Đức.

2 giải Ba: Chi hội Thư pháp và Chi hội Thơ cổ (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với Tuyển tập Thư pháp Thực hiện Di chúc Bác Hồ 1969-2019; Nhóm tác giả: Hòa thượng Danh Lung, Đại đức Châu Hoài Thái và Chi hội VHNT dân tộc Khmer (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với sách nghiên cứu tôn giáo Nét đẹp chư tăng Phật giáo Nam Tông Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1 giải Nhì: Chi hội Mỹ thuật (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với tranh thủy mặc Hướng dương hoa vĩ hỷ nghênh xuân.

– Lĩnh vực múa (không có giải nhì):

1 giải khuyến khích: Nhóm tác giả: bà Huỳnh Hồng Diễm và ông Vũ Minh Tân (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Chung một niềm tin chiến thắng.

3 giải Ba: ông Hà Thanh Hậu (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Mẫu; Nhóm tác giả: ông Nguyễn Phúc Hùng và ông Nguyễn Phúc Hải (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với kịch múa Ballet Hoàng hôn; Nhóm tác giả: NSND Tô Nguyệt Nga, NSƯT Lương Xuân Thành, NSƯT Tạ Thùy Chi và ông Phạm Thế Chung (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Những nét son thành phố mang tên Bác.

1 giải nhất: Nhóm tác giả: ông Nguyễn Phúc Hùng và bà Nguyễn Thị Tuyết Minh (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với kịch múa Ballet Kiều.

HỒ SƠN





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/trao-tang-giai-thuong-van-hoc-nghe-thuat-tphcm-lan-thu-3-2018-2022-post767317.html

Cùng chủ đề

“Cần có một con đường mang tên Anh Đức ở Cà Mau”

Đó là chia sẻ của nhà văn Cao Chiến tại hội thảo “Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức ngày 18-12, nhân 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa. Theo chia sẻ của nhà văn Cao Chiến, ông từng đến mộ chị Phan Thị Ràng (ở Hòn Đất), rồi đi Cà Mau không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào đến đây cũng khiến ông nhớ...

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Người chưa bao giờ vắng mặt

Hội Nhà văn TPHCM vừa tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 10 năm nhà văn Nguyễn Quang Sáng đi xa (1932-2014). 10 năm đã qua nhưng dường như trong lòng người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả bạn đọc, hình bóng ông chưa bao giờ xa vắng. 1. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh là Nguyễn Sáng), từng đảm nhận cương...

Hội thảo khoa học “Âm nhạc Thiếu nhi ở TPHCM”

Sáng 16-8, tại Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM, Hội Âm nhạc TPHCM phối hợp với Nhà Thiếu nhi Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học Âm nhạc Thiếu nhi ở TPHCM. Kết thúc hội thảo, ban tổ chức ghi nhận ý kiến, quan điểm từ các bài tham luận và các nhà lý luận phê bình, các nhạc sĩ, những người đang tham gia công tác giáo dục âm nhạc thiếu...

Triển lãm tranh màu nước tại TPHCM – Sắc màu dọc miền đất nước

Triển lãm tranh màu nước diễn ra từ nay đến ngày 19-5, do CLB Màu nước Sài Gòn (thuộc Hội Mỹ thuật TPHCM) tổ chức. THIÊN THANH Nguồn

Triển lãm màu nước tại TPHCM

CLB Màu nước Sài Gòn thuộc Hội Mỹ thuật TPHCM vừa tổ chức triển lãm tranh màu nước với tổng cộng 184 tác phẩm của 89 tác giả. Một phần các tác phẩm trong triển lãm là thành quả từ chuyến đi trại sáng tác tại Pù Luông - Thanh Hóa được Hội Mỹ thuật TPHCM tổ chức vào tháng 3-2024, số còn lại là của những tác giả yêu thích chất liệu màu nước. Phần...

Cùng tác giả

Thương bệnh binh mắc bệnh nặng được chuyển thẳng đến tuyến cuối

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết thương bệnh binh đang được chăm sóc tại Bắc Ninh – Ảnh: THÀNH LONG Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trong chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công” được tổ chức tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh ngày 23-1. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (đơn...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

VN-Index tiến sát mốc 1.260 điểm, thanh khoản cải thiện

Thanh khoản toàn thị trường tăng khá so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 620,31 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.428,54 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài phiên này quay lại mua ròng trên 3 sàn hơn 108,86 tỷ đồng, tập trung vào các mã HDB (58 tỷ đồng), VCB (54 tỷ đồng), SSI (48 tỷ đồng), LPB (39 tỷ đồng), VCI (27 tỷ đồng)… Chiều ngược lại,...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học châu Âu

Nguyễn Khang nhận giấy khen và kỷ niệm chương từ Sở GD&ĐT với danh hiệu “Học sinh tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” – Ảnh: TCC Khi nhận được thư nhập học từ 2 ngôi trường đại học danh tiếng ở Pháp và Ý, Nguyễn Khang quyết định sẽ theo học cả 2 chương trình cử nhân: International Politics and Government tại Bocconi University và Science in Data, Society &...

Cùng chuyên mục

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Chuẩn bị ra mắt sách của Tổng Bí thư Tô Lâm dịp 95 năm Ngày thành lập Đảng

Ngày 17-1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo biên tập, xuất bản cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giới thiệu cuốn sách. Cũng theo PGS-TS, Thiếu tướng Đinh Ngọc Hoa, thực hiện...

Tổng kết Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ TPHCM năm 2024

Sáng 15-1-2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TPHCM), Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức lễ tổng kết Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ TPHCM năm 2024. Trong buổi lễ tổng kết, BTC đã trao giấy khen và giải thưởng cho các sáng tác mới đặc sắc. Có 4 giải A được trao cho tác phẩm: 32 Đâu phải điều đơn giản của...

Tết Nam bộ xưa trong lòng đô thị

Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ 2025 đang diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4, Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM), nổi bật với phố ông Đồ, đường mai vàng cùng các tiểu cảnh tái hiện không gian Tết Nam bộ xưa, làng nghề truyền thống…  DŨNG PHƯƠNG - PHƯƠNG NGHI Nguồn: https://www.sggp.org.vn/tet-nam-bo-xua-trong-long-do-thi-post777883.html

Phố ông đồ ở TPHCM đẹp ngỡ ngàng, tràn ngập sắc xuân đón Tết

Phố ông đồ là một trong những địa điểm check-in Tết nổi tiếng ở TPHCM với nhiều góc chụp ảnh thu hút giới trẻ. Người dân xúng xính áo quần đi check-in Tết sớm ở phố ông đồ. Ảnh: Anh Tú Sau bao ngày người dân mong chờ, ngày 13.1, phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM (Quận 1) đã chính thức khai mạc, đón khách đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn đặc biệt tại phố ông đồ năm nay là...

Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn

Bảo tàng TPHCM phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VH-TT TPHCM tổ chức chương trình kỷ niệm với chủ đề “Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn”, ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của những thế hệ học sinh, sinh viên đi trước,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất