Powered by Techcity

TP HCM – ‘giao điểm’ ẩm thực phía Nam

Ẩm thực Sài thành mang hương vị tổng hòa của nhiều vùng miền do người dân khắp cả nước đổ về sinh sống, làm việc.

Đến TP HCM, nơi từng được gọi là “hòn ngọc viễn đông” bởi vị trí địa lý chiến lược và hoạt động kinh tế sôi nổi, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn từ nhiều vùng miền khác, từ phở, bánh canh, bánh đa, bánh xèo, bánh tráng, bánh mỳ tới các loại bún, hủ tiếu… Nếu muốn thưởng thức ẩm thực miền Trung, người ta có thể tìm đến chợ Bà Hoa ở quận Tân Bình với mỳ Quảng, bún mắm nêm, bánh xèo, bánh bèo, bánh bột lọc… Còn muốn đổi vị sang các món ăn nước ngoài, TP HCM có khu chợ Campuchia ở quận 10, ẩm thực người Hoa ở quận 5 hay chợ Hàn ở quận Tân Bình.

TP HCM là vùng đất năng động và phát triển bậc nhất cả nước. Ảnh: VNAT

TP HCM là vùng đất năng động và phát triển bậc nhất cả nước. Ảnh: VNAT

Đặc biệt, món cơm tấm trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ăn uống của người dân TP HCM. Cơm tấm được ăn cùng trứng chiên, bì, sườn heo nướng, chả cá chiên, rưới thêm một lớp mỡ hành. Bạn có thể ăn kèm dưa leo, cà chua, nước mắm khi thưởng thức đặc sản này. Thay vì dùng đũa, thực khách ăn cơm tấm được dùng muỗng và dĩa như đồ Tây, tạo nên nét độc đáo cho món.

Cơm Tấm là nét đặc trưng của ẩm thực của TP HCM. Ảnh: VNAT

Cơm Tấm là nét đặc trưng của ẩm thực của TP HCM. Ảnh: VNAT

Ngoài cơm tấm, các món như bánh tráng, xôi mặn, gỏi cuốn, đặc biệt là bánh mỳ – một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới cũng làm nên tiếng vang cho ẩm thực nơi đây. Từng là món ăn du nhập, bánh mỳ trở thành thức quà đại diện cho ẩm thực đường phố Sài thành với hương vị thơm ngon, hòa quyện với sự khéo léo của người chế biến.

Từ trước năm 1958, thành phố có những cửa hiệu bánh của người Pháp, thường là bánh mỳ đặc ruột và bán thêm thịt nguội theo yêu cầu người mua. Về sau, món ăn này được người địa phương cải biên, ổ bánh không cần quá đặc ruột, nhưng phải giòn, bên trong có pate, vài lát thịt, dùng kèm nhiều loại rau như dưa leo, củ cải, cà rốt cắt sợi, hành và ngò.

Bánh mỳ được xem là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Ảnh: VNAT

Bánh mỳ được xem là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Ảnh: VNAT

Một suất xôi mặn tại TP HCM có thể ăn kèm thịt gà, chả lụa, xá xíu, pate, chà bông, lạp xưởng, tép khô… Đây là món ăn được đánh giá ngon – bổ – rẻ khi vừa hợp với túi tiền, vừa chắc dạ sau khi thưởng thức.

Đặc sản nổi tiếng khác của thành phố mang tên Bác là hủ tiếu. Món có xuất xứ từ hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho, nhưng được chế biến phá cách với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như thịt bằm, tim, gan, bao tử, tôm và trứng cút. Bằng đôi bàn tay khéo léo và sức sáng tạo của đầu bếp, nhiều loại hủ tiếu khác nhau được ra đời như bò viên, cá, sa tế…

Nhắc tới xôi mặn, hủ tiếu, không thể không kể đến phá lấu – một phần ký ức đô thị của người dân TP HCM. Nồi phá lấu được làm từ các loại lòng, tim, gan của bò, heo hoặc vịt, thường được ăn kèm bánh mỳ, cơm.

Ngoài các món ăn đường phố, trung tâm kinh tế phía Nam cũng có nhiều đặc sản bánh trái như bánh chuối, bánh bò, bánh da lợn, bánh quai vạc, bánh quy dứa…

Điểm mấu chốt trên hành trình khám phá ẩm thực TP HCM là hương vị đậm đà đặc trưng của các loại nước xốt và chấm. Nguồn cảm hứng này cũng tạo nên các sản phẩm nước tương, dầu hào, hạt nêm Maggi. Nhờ vậy, du khách có thể tự mình chế biến chuẩn vị, học hỏi và khám phá nhiều món ăn độc đáo, tươi ngon cho bữa cơm gia đình.

Vnexpress

nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dâng hoa tại tượng Bác Hồ ở Pháp

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Chiến bày tỏ xúc động khi được đến đây dâng hoa, đồng thời cám ơn chính quyền thành phố Montreuil và lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử sống đã mang đến cơ hội để kiều bào Việt Nam tại Pháp, bạn bè Pháp và quốc tế cảm nhận sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Người luôn mang trong mình một ý chí mãnh liệt và lòng yêu thương dân...

Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ngày 28/6 Sở đã có Quyết định số 2042/QĐ-SGDĐT về đình chỉ hoạt động giáo dục của trường, thời hạn đình chỉ là 12 tháng kể từ ngày 1/7/2024. Lý do là vì cho đến nay trường không đảm bảo điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục, cụ thể: chưa có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát...

Tắm sông Sài Gòn, 1 bé trai mất tích

Ngày 2.7, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ tìm kiếm tung tích, làm rõ vụ 1 bé trai tên B, 5 tuổi, mất tích trên địa bàn. Lực lượng chức năng tìm kiếm bé trai mất tích Thông tin ban đầu, chiều 30.6, bé B. và chị gái 7 tuổi cùng nhau đi tắm sông Sài Gòn, đoạn dưới gầm cầu sắt Bình Lợi (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức). Hơn 17...

Mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(MPI) – Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết...

Kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam

Lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietnam Airlines và các đối tác Hàn Quốc. (Ảnh: VNA) Cách đây 30 năm, những chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã sải cánh trên bầu trời giữa Tp Hồ Chí Minh và Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đường bay thẳng đầu tiên không chỉ khai mở thị trường hàng không hai nước, mà còn là cầu nối quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế,...

Cùng tác giả

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Cùng chuyên mục

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

TP.HCM tưng bừng pháo hoa mừng ‘Tết thống nhất’

Trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối nay (30/4), TP.HCM tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật, với những màn pháo hoa rực sáng trời đêm thành phố trong ngày vui “thống nhất non sông”.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử, nơi lưu dấu mốc son chói lọi – chiến thắng ngày 30/4/1975, mà còn là một biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, đúng như tên gọi ngày nay của công trình này – Hội trường Thống Nhất.

Chơi gì ở TP HCM trong tuần lễ du lịch?

Tuần lễ du lịch TP HCM năm nay có nhiều hoạt động du lịch, chương trình tham quan trải dài 21 quận, huyện và TP Thủ Đức. Đây là lần thứ 3 tuần lễ du lịch TP HCM được tổ chức. Chương trình năm nay diễn ra từ ngày 4/12 đến ngày 10/12 với những hoạt động mới như triển lãm Van Gogh đầu tiên ở Việt Nam, tô màu tranh doodle lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, có những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất