Powered by Techcity

Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Mông Cổ đi vào chiều sâu, thực chất

Trong số đó, Mông Cổ là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm và công tác lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương với Mông Cổ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh năm 2024 đánh dấu mốc 70 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (17/11/1954-17/11/2024) và mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ đang phát triển tốt đẹp với nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân.

Bảy thập kỷ quan hệ chính trị-ngoại giao phát triển tốt đẹp

Việt Nam và Mông Cổ là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Mông Cổ là một trong những nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 17/11/1954, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.

Tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam sang thăm chính thức Mông Cổ, mở đầu cho việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam và Mông Cổ đã phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, dành cho nhau sự giúp đỡ vô tư, trong sáng.

Trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhân dân Mông Cổ đã tích cực ủng hộ và viện trợ nhiều nhu yếu phẩm cho nhân dân Việt Nam. Đáp lại, Việt Nam cũng có nhiều hành động thiết thực giúp đỡ Mông Cổ như: cử chuyên gia giúp khảo sát và phát triển giao thông, trồng trọt, phục chế các di tích lịch sử.

Sau 70 năm kể từ khi thiết lập, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam-Mông Cổ không ngừng được củng cố, tăng cường, phát triển. Hai nước thường xuyên giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, duy trì hợp tác chặt chẽ trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân.

Hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục được lãnh đạo các cấp quan tâm, thúc đẩy, ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và đạt được những hiệu quả thiết thực.

Mối quan hệ ấy ngày càng được củng cố, phát triển thông qua các chuyến thăm và làm việc thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần quan trọng trong việc tăng cường quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Mông Cổ.

Các chuyến thăm tới Mông Cổ của Chủ tịch nước Việt Nam năm 2000 và 2008, cùng các chuyến thăm tới Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ vào các năm 1994, 2005, 2013 và 2023 đã góp phần củng cố lòng tin chính trị và vun đắp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

TTXVN_3009 Viet Nam Mong Co 4.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Gần đây nhất là chuyến thăm Mông Cổ của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng (tháng 10/2023); chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh (tháng 11/2023); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batmunkhiin Battsetseg bên lề Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York, Hoa Kỳ (tháng 9/2024)…

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh vào tháng 11/2023, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực phù hợp với tiềm năng hợp tác của mỗi nước; phối hợp triển khai các hoạt động dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2024; thúc đẩy triển khai hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác song phương, qua đó góp phần củng cố lòng tin chính trị giữa hai nước và hướng tới việc thiết lập khuôn khổ quan hệ mới thời gian tới.

Hiện hai nước duy trì cơ chế Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao (thiết lập từ năm 2002), phiên họp gần đây nhất là phiên họp lần thứ 10 (tháng 9/2022); cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ về hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học kỹ thuật (thiết lập năm 1979, được khôi phục hoạt động từ năm 1996, và nâng lên cấp Bộ trưởng từ năm 2012).

TTXVN_3009 Viet Nam Mong Co 1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Saikhanbayar Gursed tại Hà Nội, ngày 6/12/2022. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Hai bên tiến hành họp thường xuyên 2 năm/1 lần, đến nay đã họp được 18 lần, lần gần đây nhất được tổ chức tại Ulaanbaatar vào tháng 9/2022.

Mông Cổ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị, đánh giá cao tiềm năng hợp tác phát triển với Mông Cổ và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống với Mông Cổ.
Hai nước tích cực hợp tác trong các lĩnh vực cử lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quân y.

Mông Cổ đã giúp Việt Nam xây dựng Đoàn cảnh sát kỵ binh cơ động. Hai nước cũng tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)… và các tổ chức khu vực khác. Mối quan hệ này được thúc đẩy trên cơ sở chia sẻ lợi ích chung về hòa bình, phát triển và ổn định.

Hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực

Trao đổi thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh, với kim ngạch song phương năm 2022 đạt 85 triệu USD; năm 2023 đạt 132 triệu USD; 7 tháng năm 2024 đạt 65,5 triệu USD. Hai nước đặt mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên 200 triệu USD.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mông Cổ các loại hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là tân dược của Mekopharm, Bidipharm, Hậu Giang, thuốc lá Sài Gòn, càphê G7, phở khô, bia Saigon … và nhập khẩu từ Mông Cổ chủ yếu là cao ngựa bạch, thảm len lông cừu, các sản phẩm lông dê mịn, các sản phẩm làm từ da, găng tay da.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh, quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp.

Trao đổi thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh, với kim ngạch song phương năm 2022 đạt 85 triệu USD; năm 2023 đạt 132 triệu USD; 7 tháng năm 2024 đạt 65,5 triệu USD. Hai nước đặt mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên 200 triệu USD.

Về kinh tế, hai bên có thể tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh như khai khoáng, luyện thép, xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi.

Về du lịch, do sự khác biệt về khí hậu, địa lý, hai nước có các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách của nhau. Cả hai nước đều đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch và đã miễn thị thực cho du khách, mở các đường bay thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch trong thời gian tới, qua đó thúc đẩy giao lưu nhân dân và văn hóa.

TTXVN_1606xuatkhaugao.jpg
0407thuysanTPHCM.jpg

Nông nghiệp cũng là lĩnh vực tiềm tàng cho hợp tác giữa hai nước. Mông Cổ có thế mạnh về chăn nuôi, Việt Nam có thế mạnh về trồng trọt và sản xuất thực phẩm. Hai nước có thể hợp tác trao đổi công nghệ, kinh nghiệm và sản phẩm nông nghiệp.

Việt Nam và Mông Cổ cũng có thể đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và trao đổi công nghệ, nhất là trong nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất công nghiệp. Điều này sẽ tạo ra các cơ hội phát triển bền vững cho hai nước.

Ngoài ra, hai nước cùng còn nhiều khả năng và lợi thế để hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, viễn thông, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, dược phẩm, khai thác khoáng sản.

Trong hợp tác giáo dục-đào tạo, trao đổi sinh viên giữa hai nước được thực hiện từ những năm 1960. Hai bên hợp tác theo Hiệp định về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký giữa hai Chính phủ.

Theo Hiệp định về Hợp tác giáo dục giai đoạn năm 2011-2016, hàng năm Việt Nam tiếp nhận đào tạo 15 sinh viên Mông Cổ và Mông Cổ đào tạo 5 sinh viên Việt Nam. Từ năm 2018, hai bên thỏa thuận tăng 5 chỉ tiêu và tăng mức học bổng so với Hiệp định.

ttxvn_VN-Mong Co22.jpg
Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi và Tổng Giám đốc Hãng thông tấn Mông Cổ Montsame Ganchimeg Badamdorj ký kết thoả thuận hợp tác, tại Hà Nội, ngày 15/8/2017. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Về hợp tác văn hóa, sự kết nối về văn hóa-xã hội suốt chiều dài lịch sử quan hệ hai nước đã giúp người dân hai nước thêm hiểu nhau, đoàn kết và gắn bó.

Mông Cổ đã đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương Trung tâm Văn hóa Hồ Chí Minh tại trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ) vào năm 2009.

Từ năm 2014, phía Mông Cổ thường xuyên cử đoàn nghệ thuật tham gia Festival Huế. Năm 2022, Mông Cổ đã đoạt giải đặc biệt (trong số 888 tác phẩm quốc tế) tại cuộc thi quốc tế Hát lên Việt Nam – Let’s sing Viet Nam do VOV tổ chức trao giải.

Tháng 9/2022, đoàn nhạc công do Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh thăm và biểu diễn tại Mông Cổ. Tháng 7/2023, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Asia Art Link Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm “Hương gió phương Nam-Hội họa Việt Nam ngày nay” tại Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật Mongol Art Gallery, thủ đô Ulaanbaatar.

Đây là lần đầu tiên một triển lãm mỹ thuật mang đậm hơi thở nghệ thuật, văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đầy ý nghĩa này đã góp phần tăng cường hiểu biết về đất nước và con người giữa hai quốc gia.

Hai nước đã ký Hiệp định miễn thị thực cho công dân mỗi nước mang hộ chiếu phổ thông (tháng 11/2023), qua đó góp phần tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân.

Nâng tầm quan hệ song phương

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp trong 70 năm qua, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần này có ý nghĩa quan trọng.

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên đến Mông Cổ của Chủ tịch nước Việt Nam sau 16 năm (kể từ chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2008), đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ cùng lãnh đạo cấp cao Mông Cổ trao đổi các định hướng lớn, các biện pháp quan trọng để thắt chặt hơn nữa sự tin cậy chính trị cũng như tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên ưu tiên.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương, đánh dấu chặng đường phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với nhiều thành quả hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ, thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ với Mông Cổ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ cùng lãnh đạo cấp cao Mông Cổ trao đổi các định hướng lớn, các biện pháp quan trọng để thắt chặt hơn nữa sự tin cậy chính trị cũng như tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên ưu tiên, nhất là hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, du lịch và giao lưu nhân dân hai nước.

3009 Viet Nam Mong Co.jpeg

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh, chuyến thăm góp phần quan trọng định hướng và mở ra triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước, tạo ra động lực mới cho quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm như thương mại, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Cụ thể, về thương mại và logistics, hai nước đã thống nhất tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực logistics, vận tải đường sắt, đường biển và đường không nhằm tăng cường trao đổi hàng hóa và thương mại song phương trong thời gian tới; thống nhất việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu và kiểm dịch nông sản như thịt dê, cừu từ Mông Cổ và thịt, trứng gia cầm từ Việt Nam.

Theo Đại sứ, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ được thúc đẩy theo hướng thực chất, hiệu quả và toàn diện hơn. Các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy kết nối hợp tác doanh nghiệp được tăng cường, mở rộng; các chính sách nhằm cải thiện môi trường, khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ được tăng cường nhằm thu hút đầu tư hai nước.

Các lĩnh vực như giao thông vận tải, lao động, du lịch, văn hóa, giáo dục sẽ được thúc đẩy theo hướng thực chất và toàn diện. Diện học bổng của chính phủ hai nước cũng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu sinh viên của hai bên.

Ngoài ra còn phải kể đến một số lĩnh vực khác như khoa học, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu cũng sẽ được tăng cường và thúc đẩy./.

ttxvn_VN-Mong Co8.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Gürsediin Saikhanbayar chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận về trao đổi đoàn giữa hai Bộ Quốc phòng, tại Ulan Bator, 26/10/2023. (Ảnh: TTXVN phát)

Cùng chủ đề

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ

Chiều 30/9, tại Nhà hát Opera và Ballet, thủ đô Ulan Bator, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thanh niên Mông Cổ đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Đại hội Thi đua Quyết thắng Học viện Hậu cần

(Bqp.vn) – Sáng 30/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) Học viện Hậu cần giai đoạn 2019 – 2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện với các đại biểu dự đại hội. Trung tướng Phan Tùng...

Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Cùng tác giả

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ

Chiều 30/9, tại Nhà hát Opera và Ballet, thủ đô Ulan Bator, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thanh niên Mông Cổ đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Đại hội Thi đua Quyết thắng Học viện Hậu cần

(Bqp.vn) – Sáng 30/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) Học viện Hậu cần giai đoạn 2019 – 2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện với các đại biểu dự đại hội. Trung tướng Phan Tùng...

Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Cùng chuyên mục

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ

Chiều 30/9, tại Nhà hát Opera và Ballet, thủ đô Ulan Bator, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thanh niên Mông Cổ đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Đại hội Thi đua Quyết thắng Học viện Hậu cần

(Bqp.vn) – Sáng 30/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) Học viện Hậu cần giai đoạn 2019 – 2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện với các đại biểu dự đại hội. Trung tướng Phan Tùng...

Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Cấp nước Bến Thành họp bất thường, sửa đổi ngành nghề kinh doanh, giữ “room” ngoại 25%

Cấp nước Bến Thành họp bất thường, sửa đổi ngành nghề kinh doanh, giữ “room” ngoại 25%Cuộc họp bất thường của Cấp nước Bến Thành mới đây đã thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh và chính thức bầu Chủ tịch HĐQT mới sau gần 2 tháng cựu Chủ tịch viết đơn từ nhiệm. Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Thành (mã BTW, sàn HNX) vừa hoàn tất lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư chúc mừng Nhà hát Chèo Quân đội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống

(Bqp.vn) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị (01/10/1954 – 01/10/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, nghệ sĩ, diễn viên đã và đang công tác tại Nhà hát Chèo Quân đội. Sau đây là nội dung...

Bình Định sẽ có 2 nhà ga trên đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Tại đây, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã thông báo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15; Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh với Quốc hội. Từ đầu năm 2024 tới nay, kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định có nhiều kết quả tích cực. Đến hết...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình Ngày văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ

NDO – Tiếp tục chương trình thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều tối 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh dự chương trình Ngày văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ. Cùng dự chương trình có đại diện các bộ, ngành Mông Cổ, Đại sứ, đại diện Đại sứ quán các nước tại Mông Cổ, đông đảo công chúng Mông Cổ và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ. Phát biểu khai mạc...

Chạy đua áp dụng chính sách bán hàng giảm giá “khủng”

Mua nhà trả góp, mua nhà được thuê lại nhà hàng tháng, mua nhà được đàm phán thanh toán… là những chính sách mà các doanh nghiệp bất động sản đưa ra cho khách hàng tại dự án của mình trong những tháng còn lại của năm 2024. Chính sách bán hàng tốt được cho là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản sôi động trong những tháng cuối năm (Ảnh: Gia Phú) Tung chính sách bán hàng siêu “hot” Với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất