Powered by Techcity

“Thủ đô của sản phẩm OCOP” tham vọng 100% xã nông thôn mới nâng cao đều có sản phẩm OCOP

Hưởng ứng chủ trương của Bộ NNPTNT về phát triển các sản phẩm OCOP, TP.Hà Nội đang khẳng định vị thế tiên phong trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa hấp dẫn người tiêu dùng hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, đã có cuộc trao đổi đầy tâm huyết với Dân Việt về những thành tựu và định hướng phát triển mới của Hà Nội trong chương trình OCOP.

Hà Nội phát huy vị thế "Thủ đô của sản phẩm OCOP": Những thành tựu và định hướng phát triển mới - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Thưa ông, Hà Nội đã có nhiều thành tựu trong chương trình OCOP và được gọi là “Thủ đô của sản phẩm OCOP.” Ông có thể chia sẻ về những kết quả nổi bật của Hà Nội trong chương trình này đến thời điểm hiện tại không?

– Hà Nội luôn coi Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững, đồng thời tạo điều kiện để sản phẩm địa phương có thể cạnh tranh trên thị trường lớn. 

Tính ngay 31/10/2024, Hà Nội đã chứng nhận được 2.999 sản phẩm OCOP. Trong số đó, chúng tôi tự hào có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao – mức cao nhất trong hệ thống đánh giá, cùng với 12 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao. Phần lớn sản phẩm đạt chuẩn từ 3-4 sao, mang đến một hệ sinh thái sản phẩm OCOP đa dạng và phong phú.

Các sản phẩm OCOP của Hà Nội rất đa dạng, từ thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ đến các sản phẩm dược liệu và thảo dược. Mỗi sản phẩm đều chứa đựng bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, góp phần làm nổi bật hình ảnh Thủ đô. 

Chúng tôi cũng tự hào khi nhiều sản phẩm OCOP của Hà Nội đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, thể hiện sự hội tụ của chất lượng và bản sắc văn hóa truyền thống Thủ đô.

Với vai trò là một thành phố lớn, Hà Nội có những thuận lợi và thách thức nào khi phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng văn hóa truyền thống nhưng vẫn đảm bảo sức hút đối với người tiêu dùng hiện đại?

– Hà Nội được mệnh danh là “đất trăm nghề” vì có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay, đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP thời gian qua và trong thời gian tới.

img

Giới thiệu sản phẩm OCOP tại Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm). Ảnh: Trang Lan

Thách thức lớn nhất mà Hà Nội gặp phải là làm thế nào để sản phẩm OCOP vừa giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của từng vùng, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường hiện đại, vốn rất khắt khe. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn để ý đến thẩm mỹ của bao bì, tính tiện dụng, và các tiêu chuẩn an toàn như khả năng truy xuất nguồn gốc.

Để giải quyết bài toán khó này, chúng tôi đã triển khai nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho các chủ thể OCOP nhằm nâng cao nhận thức về các yêu cầu của thị trường hiện đại. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến khích họ áp dụng công nghệ vào sản xuất và bảo quản sản phẩm để nâng cao chất lượng. 

Đây là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giúp sản phẩm OCOP vừa mang “hồn” dân tộc, vừa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Ông có thể cho biết cụ thể về các tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng và quy trình công nhận sản phẩm OCOP tại Hà Nội? Làm thế nào để đảm bảo rằng các sản phẩm OCOP thực sự đạt tiêu chuẩn và xứng đáng với danh hiệu này?

– Để một sản phẩm được công nhận là OCOP, chúng tôi phải đánh giá kỹ lưỡng theo các tiêu chí rất nghiêm ngặt. Quy trình bao gồm việc xem xét nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất, chất lượng thành phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, và tính bền vững của sản phẩm.

Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ NNPTNT để kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến thành phẩm. Các sản phẩm OCOP không chỉ phải đạt chuẩn chất lượng mà còn phải mang giá trị văn hóa, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 

Đối với các sản phẩm tiềm năng 5 sao, chúng tôi đưa ra những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này đảm bảo rằng khi các sản phẩm OCOP Hà Nội được đưa ra thế giới, chúng sẽ là niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô mà còn của cả nước.

Việc quảng bá, tiếp cận thị trường cho các sản phẩm OCOP luôn là vấn đề được các cơ sở sản xuất quan tâm. Hà Nội đã và đang thực hiện những chương trình gì để giúp các sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường tốt hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn và thị trường quốc tế?

– Hà Nội đã và đang triển khai nhiều hoạt động quảng bá mạnh mẽ để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chúng tôi tổ chức các hội chợ OCOP, tuần lễ giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn trên cả nước. Đây là cơ hội để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ trải nghiệm và hiểu rõ hơn về giá trị của sản phẩm.

Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng gian hàng OCOP trực tuyến để tận dụng kênh bán hàng online, tạo điều kiện cho sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng một cách tiện lợi hơn. 

img

Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: TL

Đối với thị trường quốc tế, chúng tôi đang xúc tiến thương mại, kết nối với các đối tác ở nhiều quốc gia để đưa sản phẩm OCOP Hà Nội tham gia các triển lãm quốc tế và hội chợ thương mại. Điều này giúp sản phẩm OCOP của chúng ta có thêm cơ hội vươn ra thế giới, nâng cao giá trị và vị thế của sản phẩm OCOP Việt Nam.

Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, sự kiện gắn với sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố và ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở nước ngoài, như: Sự kiện “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại tỉnh Điện Biên; chuỗi các sự kiện công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP thành phố, kết hợp trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP; Lễ hội Sen Hà Nội; Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất năm 2024; các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh Đồng bằng Nam bộ; nhất là việc tổ chức các tuần hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng…

Trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, có không ít sản phẩm gặp khó khăn trong khâu chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc. Ông có thể chia sẻ những giải pháp của Văn phòng Điều phối để hỗ trợ các chủ thể OCOP vượt qua những trở ngại này?

– Đây là một vấn đề mà chúng tôi rất chú trọng. Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc là những khâu rất quan trọng để sản phẩm OCOP có thể tiếp cận thị trường lớn và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Để hỗ trợ các chủ thể OCOP, chúng tôi đã xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ, kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp đóng gói hiện đại, tối ưu cho từng loại sản phẩm. 

Đối với truy xuất nguồn gốc, chúng tôi đã hợp tác với các công ty công nghệ để hỗ trợ các chủ thể OCOP thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Những giải pháp này không chỉ giúp sản phẩm OCOP tăng tính cạnh tranh mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Hà Nội hiện có nhiều sản phẩm OCOP mang đậm nét văn hóa dân tộc, nhưng làm thế nào để các sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn truyền tải được giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng miền?

– Chương trình OCOP được thực hiện theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Vì vậy, sau khi sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu của bộ tiêu chí, được chứng nhận OCOP, thì được sử dụng nhãn hiệu OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao. 

Hà Nội phát huy vị thế "Thủ đô của sản phẩm OCOP": Những thành tựu và định hướng phát triển mới - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội cùng lãnh đạo quận Long Biên thăm gian hàng mây tre đan của huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thiện Tâm

Hiện nay, Hà Nội có nhiều sản phẩm OCOP để giới thiệu, quảng bá tới người dân trong nước, đặc biệt là du khách nước ngoài khi tới thăm Thủ đô, như: Chăn bông tơ tằm tự dệt, khăn lụa tơ sen của huyện Mỹ Đức, áo dài Trạch Xá của huyện Ứng Hòa, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng của huyện Gia Lâm; sản phẩm từ mây, tre đan của huyện Chương Mỹ; chè sen của quận Tây Hồ; chè kho Đại Đồng của huyện Thạch Thất; sản phẩm sơn mài khảm trai của các huyện Thường Tín, Phú Xuyên…

Điều quan trọng là sản phẩm OCOP phải giữ được “hồn” văn hóa, cái chất của làng nghề, đồng thời phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chúng tôi luôn khuyến khích các chủ thể OCOP đầu tư vào việc thiết kế bao bì sao cho vừa mang tính mỹ thuật, vừa thể hiện được nét đặc trưng của từng sản phẩm và vùng miền. 

Đặc biệt, chúng tôi còn tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa để giới thiệu câu chuyện và ý nghĩa văn hóa của mỗi sản phẩm, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn và gắn bó hơn với các sản phẩm OCOP. Những câu chuyện này là cầu nối để truyền tải giá trị văn hóa, giúp người tiêu dùng có cảm giác đang thưởng thức không chỉ là một sản phẩm mà còn là tinh hoa văn hóa của Thủ đô.

Mục tiêu của Hà Nội trong việc phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn tới là gì, thưa ông?

– Chúng tôi cũng tập trung vào phát triển những sản phẩm có tiềm năng cao như sản phẩm từ lụa, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, và các sản phẩm nông sản chế biến sâu. Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư vào các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng sản xuất, quản lý chất lượng cho các chủ thể OCOP và mở rộng các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại.

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là đạt các chỉ tiêu về số lượng mà còn xây dựng các sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc tế, góp phần đưa thương hiệu OCOP Hà Nội đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thêm 2.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký đánh giá OCOP cấp quốc gia. Chúng tôi cũng hướng đến việc đánh giá và phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời gian chứng nhận. 

Đặc biệt, thành phố phấn đấu 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, đảm bảo rằng 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đều có sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, chúng tôi còn định hướng phát triển các chủ thể OCOP là hợp tác xã, tổ hợp tác, và doanh nghiệp; có ít nhất 30% các chủ thể này tham gia vào chuỗi liên kết giá trị để tăng tính bền vững và hiệu quả kinh tế.

Danviet.vn

Nguồn: https://danviet.vn/thu-do-cua-san-pham-ocop-tham-vong-100-xa-nong-thon-moi-nang-cao-deu-co-san-pham-ocop-20241110210154334.htm

Cùng chủ đề

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Từ ngày 9 – 15/12, Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng – Vĩnh Phúc năm 2024 được tổ chức tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc Hội chợ năm nay do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp,...

Sóc Trăng quảng bá sản phẩm OCOP tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 9/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức “Tuần lễ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024”. Tuần lễ diễn ra từ ngày 9 đến 12/10 tại Showroom xuất khẩu số 92-96, quận 1, Thành phố Hồ...

Điện Biên: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Sản phẩm nông sản có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng Cú huých cho nông sản Điện Biên phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua phải kể đến Đề án mỗi xã một sản...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Vẫn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá Ông Nguyễn Vĩnh Quảng – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Lâm Đồng – cho biết, với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông sản. Cả tỉnh hiện có trên 367.000 ha gieo trồng đa dạng các loại rau, hoa, trái cây; trong...

Cùng tác giả

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện đang tham gia vào các công đoạn: thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và nguyên liệu liên quan đến bán dẫn. ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN – Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ. ...

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

(MPI) – Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra ngày 08/01/2025, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024, thảo luận những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra các...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Chuẩn bị tốt Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(Bqp.vn) – Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Phiên họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương...

Cùng chuyên mục

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện đang tham gia vào các công đoạn: thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và nguyên liệu liên quan đến bán dẫn. ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN – Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ. ...

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

(MPI) – Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra ngày 08/01/2025, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024, thảo luận những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra các...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Chuẩn bị tốt Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(Bqp.vn) – Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Phiên họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương...

Quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025 với phương châm “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh...

(MPI) – Phát biểu đáp từ và kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức sáng ngày 08/01/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi...

Họp báo Chính phủ – Vietnam.vn

(MPI) – Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 diễn ra chiều ngày 08/01/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời câu hỏi được nhà báo quan tâm liên quan đến mục tiêu tăng trưởng và triển vọng phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định năm 2025 tiếp tục phải thực hiện đổi mới và hoàn thiện công...

Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư toàn cầu Kerala 2025

Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Kerala và các quốc gia, trong đó, có Việt Nam. Kerala, một bang phát triển của Ấn Độ (diện tích 38.863 km², dân số 35 triệu người), có GDP năm 2023 đạt khoảng 140 tỷ USD, thuộc top 10 cả nước. Bang nổi bật với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại, và quy...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Nhà hát kịch nói Quân đội

(Bqp.vn) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhà hát kịch nói Quân đội, Tổng cục Chính trị (10/01/1955 – 10/01/2025), thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên, chiến sĩ đã và đang công tác tại Nhà hát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất