Powered by Techcity

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

“Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”, thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Các nội dung này đã nhận được nhiều sự chú ý, bàn luận tích cực, và kỳ vọng về những bước tiến đột phá liên quan đến đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong thời gian tới.

Khái niệm “hệ thống chính trị” chính thức được sử dụng ở nước ta từ Hội nghị trung ương lần thứ 6, khóa VI. Tuy nhiên, ba cấu phần tạo nên hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thì đã hình thành và hoạt động từ năm 1945.

Những đổi mới về thể chế, trọng tâm là đổi mới công tác tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một trong những điều kiện cơ bản, quyết định đạt được những thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì các thành tố bộ phận, cơ chế vận hành, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, trong khi các điều kiện của đất nước đã có nhiều thay đổi.

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - 1

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội, ngày 31/10 (Ảnh: Media QH)

Trong bài viết gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: “tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta tuy đã được đổi mới ở một số bộ phận, nhưng cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển; tạo ra tâm lý nói không đi đôi với làm”. 

Cụ thể hơn, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay vẫn còn quá cồng kềnh, nhiều tầng, nấc, nhiều đầu mối. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo, có cấp không rõ địa vị pháp lý; đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân tăng, gia tăng. Tình trạng này dẫn đến nhiều hậu quả, cả trước mắt và lâu dài.

Hậu quả dễ thấy nhất là tình trạng vất vả, tốn nhiều thời gian của người dân và doanh nghiệp mỗi khi phải thực hiện các quy định quản lý của Nhà nước. Tiếp đến là sự tốn kém ngân sách để bảo đảm hoạt động cho cả bộ máy, hiện tại việc trả lương và chi thường xuyên hàng năm chiếm đến 70% ngân sách. Sự chồng chéo, không rõ trách nhiệm và thẩm quyền cũng dẫn đến nguy cơ gây phiền nhiễu, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc nghiêm trọng hơn là tình trạng lấn sân, “bao biện làm thay”, cản trở, thậm chí vô hiệu hóa lẫn nhau giữa các đơn vị.

Tất cả những biểu hiện nêu trên đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu lực, hiệu quả, khả năng linh hoạt đáp ứng nhu cầu, sự chủ động, sáng tạo, cũng như sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nếu không quyết liệt thực hiện những sự thay đổi có tính cách mạng thì những hạn chế của hệ thống chính trị có thể cản trở sự phát triển của đất nước.

Do đó, để đất nước có thêm động lực trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển vươn mình của dân tộc thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là cần quyết liệt hiện đại hóa hệ thống chính trị theo phương châm như Tổng Bí thư đã đề ra là “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”, đáp ứng các tiêu chí quản trị quốc gia hiện đại trong thế kỷ 21. Đó phải là những thay đổi mạnh mẽ trên quy mô tổng thể để có thể tạo ra những chuyển biến rõ rệt so với hiện nay về chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Cụ thể hơn, những kết quả từ sự thay đổi liên quan đến hệ thống chính trị phải thể hiện ra thành sự cải thiện tích cực trên một số tiêu chí căn bản như hiệu lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, khả năng tập hợp, đoàn kết xã hội của Mặt trận tổ quốc, năng lực đại diện của các tổ chức chính trị – xã hội…

Năm 2017, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng gia tăng hiệu lực, hiệu quả. Kể từ đó, tiến trình tinh gọn bộ máy theo hướng thu hẹp các đầu mối, giảm tầng, nấc, giảm biên chế… đã được thực hiện trên toàn quốc, và đến nay cũng đã đạt những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, những kết quả về tinh gọn bộ máy và giảm biên chế là chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và mong muốn của chúng ta.

Cũng có nghĩa, để thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thì chúng ta phải sớm triển khai một nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết 18-NQ/TƯ, đó là: đến năm 2030, hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới.

Về lý thuyết, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị trước hết giúp chúng ta nhận biết được những đặc điểm khái quát nhất về hệ thống bộ máy tổ chức, thẩm quyền cùng chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể, cơ chế hoạt động cũng như nguyên tắc vận hành của cả hệ thống. Cùng với đó là những quy định cụ thể để điều chỉnh mọi hành động của các chủ thể, cũng như các mối quan hệ, cả theo chiều ngang và chiều dọc, giữa các thành tố tạo nên hệ thống chính trị.

Ở bất cứ quốc gia nào thì mô hình tổng thể về hệ thống chính trị tất yếu cũng cần phải dựa vào và phản ánh hệ giá trị được đề cao và theo đuổi bởi cả cộng đồng xã hội. Chính sự khác biệt về hệ giá trị tạo ra sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa các quốc gia. Hệ thống chính trị trước hết là biểu hiện vật chất của hệ giá trị chính trị – xã hội. Đến lượt nó, hệ thống chính trị cũng chính là phương tiện then chốt nhất, tập hợp các chủ thể quan trọng nhất trong cấu trúc quản trị quốc gia, đảm nhiệm vai trò quyết định trong tiến trình hiện thực hóa các giá trị nêu trên.

Ở nước ta, việc thiết kế mô hình tổng thể cho hệ thống chính trị trước hết phải bám sát, phản ánh hệ giá trị xã hội chủ nghĩa và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tiếp đó, khả năng vận hành ổn định, bền vững và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cũng phụ thuộc vào khả năng tích hợp các giá trị mới, được đề cao bởi các lực lượng xã hội.

Vấn đề căn cốt thứ hai cần quan tâm khi thiết kế mô hình hệ thống chính trị là bộ máy tổ chức, các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến các địa phương. Yêu cầu đặt ra là tinh gọn về quy mô đầu mối, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, cùng với đó là phân cấp, phân quyền rõ ràng. Song hành với thiết kế bộ máy tổ chức, việc xử lý mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước cũng chính là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Theo đó, các quy định thể chế không chỉ phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn phải giảm thiểu nguy cơ lấn sân, bao biện làm thay vai trò quản lý của Nhà nước.

Kinh nghiệm xây dựng mô hình tổng thể về hệ thống chính trị từ nhiều quốc gia, điển hình như nước Mỹ sau khi giành được độc lập, hay Nhật Bản và Hàn Quốc từ sau thế chiến thứ 2 cho thấy vai trò quyết định của các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các trí thức xuất sắc nhất của đất nước. Nói cách khác, những mô hình hệ thống chính trị thành công là sản phẩm của sự kết hợp giữa quyết tâm, tầm nhìn, tư tưởng tiến bộ và trí tuệ của các nhà lãnh đạo chính trị và các trí thức tinh anh.

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh vào kỷ nguyên mới.

Tác giả: Ông Nguyễn Văn Đáng có bằng tiến sĩ Quản trị công và chính sách từ trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield, Đại học Portland State, Mỹ. Hiện ông công tác tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/tam-diem/thong-diep-cua-tong-bi-thu-ve-cuoc-cach-mang-tinh-gon-bo-may-20241110235237117.htm

Cùng chủ đề

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới, với tâm thế mới

Khẳng định Việt Nam kiên trì các nguyên tắc, quan điểm nhất quán, xuyên suốt về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, Chủ tịch nước Lương Cường thông tin tới cộng đồng Doanh nghiệp APEC rằng hành trang của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới sẽ là một nền kinh tế phát triển nhanh, năng động với quy mô thứ 35 thế...

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Malaysia lần này? Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khi đất nước ta đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân...

Cơ đồ, tiềm lực để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình

Những kết quả đạt được sau gần 40 năm đổi mới là nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình Sáng nay (15.11), tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam

Nội dung trên được Tổng Bí thư nêu trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay 18/11. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này. Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân...

Cùng tác giả

Chung tay “tô cam”cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới

Chú thích ảnh: Poster Tô cam 2024 Đây là năm thứ ba liên tiếp Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Tập đoàn TH phối hợp triển khai chiến dịch Tô cam. Chiến dịch được thực hiện nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12, một hoạt động thường niên của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy nhận thức...

Công nhận chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương

Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc công nhận chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương khóa 14, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đối với ông Bùi Hải Bằng và bà Nguyễn Thị Hà Phương. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 2 cán bộ đã được Ban Bí...

Lãnh đạo TP.HCM tri ân những nhà giáo tiêu biểu

(HTV) - Chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), nhiều đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm hỏi, tặng quà các nhà giáo tiêu biểu và gia đình đang sinh sống tại TP.HCM. ...

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Quân khu...

(Bqp.vn) – Sáng 19/11, tại Khánh Hòa, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Quân khu 5 chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội Vụ) tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các chức sắc, chức việc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 5. Trung tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân...

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Nhân kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, Cholimex Food xin gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô, những người đã kề vai sát cánh, đào tạo nhiều thế hệ học sinh từ nét chữ thô sơ ban đầu đến gieo hạt giống thành công trên đường đời cho tất cả các em. Tình yêu thương, sự tận tuỵ và dìu dắt của các Thầy Cô đã giúp các em có thêm động lực học...

Cùng chuyên mục

Chung tay “tô cam”cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới

Chú thích ảnh: Poster Tô cam 2024 Đây là năm thứ ba liên tiếp Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Tập đoàn TH phối hợp triển khai chiến dịch Tô cam. Chiến dịch được thực hiện nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12, một hoạt động thường niên của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy nhận thức...

Công nhận chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương

Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc công nhận chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương khóa 14, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đối với ông Bùi Hải Bằng và bà Nguyễn Thị Hà Phương. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 2 cán bộ đã được Ban Bí...

Lãnh đạo TP.HCM tri ân những nhà giáo tiêu biểu

(HTV) - Chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), nhiều đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm hỏi, tặng quà các nhà giáo tiêu biểu và gia đình đang sinh sống tại TP.HCM. ...

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Quân khu...

(Bqp.vn) – Sáng 19/11, tại Khánh Hòa, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Quân khu 5 chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội Vụ) tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các chức sắc, chức việc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 5. Trung tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân...

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Nhân kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, Cholimex Food xin gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô, những người đã kề vai sát cánh, đào tạo nhiều thế hệ học sinh từ nét chữ thô sơ ban đầu đến gieo hạt giống thành công trên đường đời cho tất cả các em. Tình yêu thương, sự tận tuỵ và dìu dắt của các Thầy Cô đã giúp các em có thêm động lực học...

Tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông

(MPI) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 20/11/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Theo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội,...

Hai vợ chồng cùng được nhận giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM

Đôi vợ chồng Hồng Xuân và Thanh Tùng cùng nhận danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” TP.HCM 2024 – Ảnh: K.ANH Đó là cô Trương Thị Hồng Xuân (Trường tiểu học Dương Công Khi) và thầy Phạm Nguyễn Thanh Tùng (Trường THCS Lý Chính Thắng). Gặp nhau ở Mùa hè xanh Thầy Tùng học ngành sư phạm toán Trường ĐH Sài Gòn. Cô Xuân học ngành giáo dục tiểu học cùng trường. Hè năm nhất, cô sinh viên Xuân làm đội phó, còn thầy...

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Chính vì thế, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách nhằm phòng, chống và giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng lao động trẻ em và bảo đảm tốt hơn những quyền cơ bản cho trẻ. Lao động trẻ em vẫn là vấn đề nan giải. (Nguồn: Đại đoàn kết) Tình trạng lao động trẻ em hiện nay Theo quy định tại Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Do...

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới, với tâm thế mới

Khẳng định Việt Nam kiên trì các nguyên tắc, quan điểm nhất quán, xuyên suốt về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, Chủ tịch nước Lương Cường thông tin tới cộng đồng Doanh nghiệp APEC rằng hành trang của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới sẽ là một nền kinh tế phát triển nhanh, năng động với quy mô thứ 35 thế...

“Học viện Dân tộc cần tiếp tục khẳng định vị thế và nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có...

Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1562/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Dân tộc, trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Học viện Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất