Powered by Techcity

Tết và hương vị ngoại

Rồi dì thở dài. Tôi ngượng ngùng thấy mình thật tệ dù hiểu rằng như mẹ, dì rất bao dung.

Trong tích tắc tôi biện hộ tại dì không để Avarta, tại mình đâu có chủ động kết bạn với dì, tại lâu nay dì chỉ liên lạc qua anh cả, tại… Nhưng sự xấu hổ kịp ngăn tôi lại. Đúng, tại con đâu có đủ yêu thương phải không dì? Làm gì có chuyện ngược đời, dì gọi điện từ Sài Gòn ra chúc tết cô cháu gái? Trong khi cháu dì còn bận chúc tết, bận ca tụng biết bao người đẩu đâu trên Facebook, Zalo.

Tôi bẽ bàng nghĩ đến mẹ – người mẹ hiền từ bỏ chúng tôi về với mây trời đã bốn năm nay.

Có phải chúng tôi còn trẻ nên cứ viển viển vông vông? Tôi có tới năm ngàn bạn bè trên Facebook, chúng tôi nói nói cười cười, chúc tụng ngợi ca nhau, lắm khi thương vay khóc mướn, mà những người thân máu mủ ruột rà thì lãng quên, vứt bỏ? Có phải chúng tôi đang hoang hóa tình thân – thứ mà chỉ những người già gần đất xa trời mới đau đáu hướng về, nâng niu, gìn giữ? Và có phải vì mẹ tôi không còn nữa mà chúng tôi nhạt nhẽo ngay với máu mủ của mẹ mình? Không hẳn. Là tôi đang nghĩ đến mẹ tôi và những ngày tết ngoại, mẹ tôi và các bác, các cậu, các dì, ngay cả khi mẹ tôi còn đó.

Tôi chưa từng nghĩ mẹ tôi không có tết vẹn tròn. Điều giản đơn ấy lẽ ra tôi phải nhận ra sớm hơn, chứ không phải đợi đến năm nay, khi dì tôi gọi điện sụt sùi rằng mười anh chị em – mười khúc ruột trên, khúc ruột dưới mà giờ âm dương cách trở. Và giờ, dì muốn bay về ôm lấy người chị cả đang liệt giường nhớ nhớ quên quên mà đâu có dễ; hoặc về đấy, nhưng mấy hôm lại chân ướt chân ráo xa nhau, lúc nhắm mắt về với đất chắc gì có chị, có em nào bên cạnh được. Tôi nín lặng…

picture4-3993.png
Thân thương nhà ngoại

Năm mươi năm làm dâu xứ người, mẹ tôi về quê ngày Tết chưa kín được một bàn tay. Mà quãng đường đâu phải quá xa xôi – chưa đầy năm mươi cây số. Mẹ lụi cụi lo Tết cho nhà chồng, cho bầy con nheo nhóc suốt cả tháng trời. Cả một đời như thế. Đến mức, chúng tôi mặc nhiên không có khái niệm “ngoại”, “nhà ngoại” trong đầu. Chúng tôi ích kỉ nghĩ mẹ là của chúng tôi, mẹ thuộc về chúng tôi, mẹ sinh ra để cho chúng tôi, cho nhà nội. Thế giới của mẹ chỉ là chúng tôi, không còn ai khác.

Nếu ý nghĩ ấy của bọn con nít thì nó cũng thật bình thường. Nhưng chúng tôi, những đứa con của mẹ tóc đã hoa tiêu mới nhận ra điều ấy, chẳng phải là quá tệ?

Tôi lấy chồng không xa lắm. Vẫn thao thiết nhớ mẹ thương cha, nhớ anh em, nhớ tuổi thơ khi Tết vừa chạm ngõ. Lẽ nào, Tết đến, mẹ tôi không biết nhớ, không biết thương bố mẹ và các chị em mình?

Tại mẹ âm thầm hi sinh cho chúng tôi? Tại mẹ toàn tâm toàn ý với nhà chồng? Tại mẹ lành hiền, ngậm ngùi chịu đựng một mình? Tại nhà xa? Nghèo khó? Tôi không phủ nhận. Nhưng có một điều chắc chắn là tại chúng tôi không nghĩ gì đến mẹ, không mảy may quan tâm đến xúc cảm của mẹ khi Tết đến. Trong sâu thẳm trái tim, mẹ vẫn còn một nơi khác phải hướng về. Đó là hai tiếng “nhà ngoại” thiêng liêng, thân thương, gần gũi mà xa lăng lắc.

Tôi nhớ có năm các cậu, các dì từ miền Nam ra ăn Tết. Mẹ tôi cũng chẳng có ý về đón Tết với các em, dù rằng không biết bao nhiêu năm chị em mẹ mới có dịp hàn huyên như thế. Phải đến khi Tết đã nhạt màu, đâu chừng mùng bốn thì phải, mẹ tôi mới bảo anh cả chở mẹ về quê chơi một hai ngày với các em. Chúng tôi dửng dưng với điều đó. Cái ý nghĩ mẹ bỏ chồng con về quê chơi vẫn len lỏi trong đầu mấy đứa. Không nói ra, nhưng chúng tôi vẫn đọc được ý nghĩ của nhau qua thái độ không mấy thiết tha.

Mẹ vui lắm. Rối rít, cuống cuồng, chuẩn bị đồ như con nít sau khi cái bổn phận lo Tết cho chồng con, cho bầy cháu đông đúc đã vẹn toàn. Tôi lờ mờ nhận ra niềm vui òa vỡ ấy sau những ý tứ tận tụy với gia đình riêng của mẹ. Thương mẹ, tôi không khỏi xót xa. Nhưng ý nghĩ ấy vụt hiện, rồi cũng chóng vánh loãng tan trong tôi. Tôi lại mặc nhiên nghĩ mẹ là của gia đình, của bố và anh em chúng tôi. Dù tôi cũng là phận gái, cũng lấy chồng xa, cũng rất nhớ nhà, cũng khao khát về quê ngày Tết.

Cho đến ngày mẹ lâm trọng bệnh. Những ngày cận Tết, các dì tôi ở trong Nam bay ra thăm mẹ. Lúc này, mẹ đã nằm liệt giường hai tháng. Nhìn thấy các em, mẹ cười rồi khóc. Mẹ đã không nói được. Ú ớ, nắm tay từng người em như thể muốn dặn dò gì. Các em mẹ khóc, rồi cười động viên. Chúng tôi, cả đàn con của mẹ đứng xung quanh im lặng, ngậm ngùi.

Tết đó, mẹ không còn sức để chăm chút cho gia đình nữa. Tết đó, tôi tin, đó là cái Tết duy nhất, mẹ đau đáu ngóng về nhà ngoại. Nên các dì nói ruột gan như lửa đốt, rủ nhau bay ra Bắc thăm mẹ gấp kẻo không còn kịp nữa.

Ít ngày sau đó, mẹ đi. Tôi hiểu, mẹ đã chờ gặp bằng được máu mủ ruột rà của mình, gặp núm ruột trên, núm ruột dưới rồi mới chịu nhắm mắt mà đi như thế.

Từ ngày mất mẹ, chúng tôi đã chính thức không còn Tết theo đúng nghĩa. Nhưng hình như cũng vì thế mà hai tiếng “nhà ngoại” cứ mỗi lúc một thêm xa.

Cho đến hôm nay, mùng bốn Tết. Dì tôi gọi Messenger. Dì bảo, dì nhớ mẹ các con, nhớ quá nên gọi về. Dì nhớ, mùng bốn Tết, các dì được hàn huyên cùng mẹ, sau hai mươi năm chị em vắng xa nhau. Dì nhớ, những ngày áp Tết của bốn năm trước, dì về thăm mẹ, và đó cũng là lần gặp gỡ cuối cùng. Mười anh chị em, năm người đã về cùng tiên tổ, năm người còn lại ở hai đầu đất nước, chỉ biết ngậm ngùi, nhớ nhớ, thương thương.

Tôi ứa nước mắt, nhìn lên kệ nhà mình. Đúng là đào đã phai, dơn đã không còn thắm. Có những thứ tôi không thể nào níu kéo chúng ở lại với cuộc đời. Nhưng, có thứ trong tầm tay mà tôi giữ nổi, chắc chắn – tôi nghĩ thế. Chỉ là, tôi, trái tim tôi có thực sự muốn níu giữ hay không.

picture3-1223.png
Chúng tôi về quê ngày Tết

Tôi nhấc máy điện cho anh cả. Chúng tôi hẹn sẽ làm một chuyến xe, cho tất cả các cháu, các con về thăm quê ngoại. Có đứa lớn rồi mà đâu biết nhà bà ngoại ở đâu. Chúng có thể đã đi du lịch nhiều nơi, thậm chí du học nước ngoài, nhưng có một nơi chúng nên trở về, phải trở về. Để nghe cha mẹ, nghe cô chú nhắc chuyện xưa, rằng bà ngoại con đó, tạc hình, và lớn lên trên mảnh đất này. Để biết, rằng các cháu là anh em, họ hàng, chung giọt máu đào thì phải biết thương nhau…

AN NHIÊN

Yên Mỹ – Hưng Yên



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiều bào là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới

Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu trở về quê hương sum vầy, đón Tết với gia đình và tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025, đồng thời, gửi tới các đại biểu của đoàn và toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lời thăm hỏi chân tình và những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội đã thông báo với các...

Áo dài dáng suông lên ngôi

Tết Ất Tỵ 2025, những chiếc áo dài dáng suông đang nằm trong nhóm xu hướng thời trang phổ biến nhất của giới trẻ. Sau trend áo dài “cô ba Sài Gòn” với họa tiết lập thể bắt mắt, áo dài vai bồng, áo dài cách tân… thì...

Phố ông đồ ở TPHCM đẹp ngỡ ngàng, tràn ngập sắc xuân đón Tết

Phố ông đồ là một trong những địa điểm check-in Tết nổi tiếng ở TPHCM với nhiều góc chụp ảnh thu hút giới trẻ. Người dân xúng xính áo quần đi check-in Tết sớm ở phố ông đồ. Ảnh: Anh Tú Sau bao ngày người dân mong chờ, ngày 13.1, phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM (Quận 1) đã chính thức khai mạc, đón khách đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn đặc biệt tại phố ông đồ năm nay là...

TP Hồ Chí Minh: Nhiều nét mới tại hai đường hoa Tết Ất Tỵ 2025

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19 giờ ngày 27/1/2025 (tức 28 Tết) đến 21 giờ ngày 2/2/2025 (mùng 5 Tết). Cặp đôi Kim Tỵ - Ngân Tỵ sẽ xuất hiện ngay cổng chào đường hoa Tết 2025. Ảnh: BTC cung cấp Tối 7/1, ông Trương Đức Hùng,...

Trải nghiệm Tết miền Bắc trên bán đảo Thủ Thiêm

Chương trình “Tinh hoa thức Việt- Xuân khởi” diễn ra vào tối 14/12 tại Nguyen's Art Garden (số 103, đường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) đã giới thiệu một Taste Show đón Tết Việt mang đậm chất truyền thống của Đồng bằng Bắc bộ. Bước chân qua cổng Nguyen's Art Garden, du khách được trải nghiệm không gian của một miền quê Bắc bộ với không khí và khung cảnh mang đậm chất quê hương. Chiếc cổng mái ngói cổ kính quen...

Cùng tác giả

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm hướng tới kỷ niệm các ngày Lễ lớn

(HTV) - Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh trật tự trong các hoạt động trọng đại của...

Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh UBND TP.HCM: Khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong phát triển thành phố

(HTV) - Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân TP.HCM, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển thành phố và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế quan trọng. ...

TP.HCM Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân Quân Tự Vệ Việt Nam

(HTV) - Chiều nay, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025). Đến dự...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”

Tối 28-3, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala Thành phố tình ca và trao giải cuộc vận động sáng tác Bài ca thống nhất. Kết quả, BTC quyết định trao giải thưởng cho các hạng mục: Bài hát được yêu thích nhất - Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), MV được yêu thích nhất - MV Đất nước trọn niềm vui (ê kíp đạo diễn Hoàng...

Cùng chuyên mục

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”

Tối 28-3, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala Thành phố tình ca và trao giải cuộc vận động sáng tác Bài ca thống nhất. Kết quả, BTC quyết định trao giải thưởng cho các hạng mục: Bài hát được yêu thích nhất - Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), MV được yêu thích nhất - MV Đất nước trọn niềm vui (ê kíp đạo diễn Hoàng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Đà Nẵng (28-3-1930 - 28-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 - 29-3-2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tối 28-3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”. ...

Tác giả người Australia đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”

Vượt qua hơn 1.000 bài viết từ các tác giả trong và ngoài nước, bài viết Cảm ơn vì đã để tôi bước vào trái tim bạn! của tác giả người Australia Ray KusChert đã đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”. Ngày 28-3, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Thành phố của tôi”, do Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM...

Nhiều nghệ sĩ lão thành nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”

NSND Trà Giang, PGS.TS Trần Luân Kim, NSND Đoàn Quốc, NSND Kim Xuân… cùng nhiều thế hệ các nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh lão thành của điện ảnh thành phố vừa được vinh danh và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”. Sự kiện do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức vào sáng 28-3, tại TPHCM. Đây cũng là hoạt động nằm trong dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM vừa ban hành kế hoạch số 08-KH/BTGDVTU về "Tuyên truyền các hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM sau ngày đất nước thống nhất" (30-4-1975 - 30-4-2025). Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hoạt động văn học, nghệ thuật của TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, giá trị của văn...

“Trường Sa – Nơi ta đến” hành trình kết nối biển đảo và trái tim tuổi trẻ

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu Trường Sa – Nơi ta đến. Sự kiện diễn ra nhân dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về biển đảo quê hương và những con người ngày đêm canh giữ chủ quyền Tổ quốc. Buổi giao...

“Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập” – Hồi ký chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan

Cuốn sách từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập không chỉ là một hồi ký chiến trường mà còn là những bài học quý báu về tư duy lãnh đạo và chiến lược. Trong đó, câu chuyện của Thiếu tướng Hoàng Đan, một vị tướng gắn bó trọn đời với sự nghiệp quân sự, được tái hiện qua những dòng chữ đầy xúc động và chân thực. Chia sẻ về cuốn...

Hoa hậu Thanh Thủy trở thành “cô dâu” của Soobin Hoàng Sơn

Tối 14-3, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn ra mắt MV Dancing in the dark. Đặc biệt, sự xuất hiện của Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy - nữ chính “cô dâu” trong MV cùng "hoàng tử ballad" Soobin khiến khán giả vô cùng thích thú. Trong danh sách 19 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến của Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024...

Khởi động Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 11

Tối 27-2, Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 11 năm 2025 chủ đề “Áo dài Việt Nam - Vươn cao Việt Nam” do UBND TPHCM tổ chức, Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai thực hiện chính thức khởi động. >> Một số hình ảnh trình diễn áo dài tại sự kiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất