Powered by Techcity

Tài chính xanh: Cơ hội phát triển xanh

Người dân không chỉ muốn được hít thở không khí trong lành, uống nước sạch, còn yêu cầu được sử dụng các dịch vụ, hàng hóa không làm hủy hoại môi trường. Các thị trường tài chính đã nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển xanh, sạch này và đưa ra nhiều công cụ tài chính tương ứng.

Xu thế và thách thức…

Vào năm 2007, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) phát hành 600 triệu EUR trái phiếu xanh (TPX) đầu tiên đầu tư cho năng lượng tái tạo. Tiếp đó, năm 2008 và 2010 Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế IFC cũng phát hành TPX lãi suất cố định cho các nhà đầu tư.

Theo đánh giá của Climate Bonds Initiative (CBI), đến năm 2023, khoảng 2.334 tỷ USD TPX đã được phát hành, bằng 5% giá trị thị trường nợ toàn cầu và dự kiến tới năm 2025 là 5.000 tỷ USD. TPX chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, vận tải zero carbon, xử lý rác thải… Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức và Hà Lan là 5 quốc gia phát hành nhiều TPX nhất. Bên cạnh TPX còn có các loại trái phiếu khí hậu, xã hội, môi trường, phát triển bền vững và trái phiếu các dự án bảo vệ thiên nhiên, xã hội và quản trị công (ESG).

Nâng cao nhận thức và hiểu biết, xác định những cơ hội và thách thức về tài chính xanh là rất cần thiết, để dần chuyển từ nhận thức thành tự giác ưu tiên sử dụng các sản phẩm, công nghệ xanh.

Việt Nam dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kịch bản mực nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam có thể bị mất 5% diện tích đất đai. Đặc biệt, hiện tượng xói lở ven sông, ven biển, sụt lún ngày càng nghiêm trọng. Số liệu của Bộ Tài nguyên – Môi trường 10 năm (2012-2022), cho thấy tốc độ sụt lún trung bình ở ĐBSCL nhanh hơn gấp 3-10 lần so với nước biển dâng, làm ĐBSCL chìm dần do cả sụt lún đất và nước biển dâng. Nhiều chuyên gia về khí hậu cho rằng, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC và 2ºC, thiệt hại trực tiếp lên GDP Việt Nam sẽ tương ứng 4,5% và 6,7%, cộng thêm các thiệt hại gián tiếp khác, có thể lên tới 30% vào 2050.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và BĐKH, với cam kết mạnh mẽ trước cộng đồng quốc tế về nền kinh tế “zero” khí thải nhà kính vào năm 2050 tại COP26. Vì vậy, Nhà nước đã xác định phát triển tài chính xanh ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho nền kinh tế xanh. Hệ thống pháp luật về tài chính xanh tại Việt Nam đã được quan tâm và xây dựng, sau khi Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh được ban hành năm 2014.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số nghị định, thông tư khuyến khích phát triển tài chính xanh, để tài chính xanh thật sự là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển xanh, phát triển bền vững, cả từ khu vực tài chính công, các định chế tài chính lớn, cũng như khu vực tư, các tổ chức tài chính vi mô.

Có lẽ nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp (DN) về tài chính xanh ở nước ta còn khá hạn chế. Chính sách, luật pháp chưa thực sự khuyến khích, ưu đãi phát triển tài chính xanh, các sản phẩm tài chính xanh chưa phong phú, chưa thật sự hỗ trợ cho các dự án xanh, sản phẩm xanh… Việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính xanh, xác định những cơ hội và thách thức về tài chính xanh là rất cần thiết, để dần chuyển từ nhận thức thành tự giác ưu tiên sử dụng các sản phẩm, công nghệ xanh.

Bảng 1. Trái phiếu xanh phát hành theo khu vực (tỷ USD)

Tài chính xanh: Cơ hội phát triển xanh ảnh 1

Nguồn: https://www.climatebonds.net/market/data/

Bảng 2. Trái phiếu xanh theo tổ chức phát hành (tỷ USD)

Tài chính xanh: Cơ hội phát triển xanh ảnh 2

Nguồn:https://www.climatebonds.net/market/data/

Bảng 3. Trái phiếu xanh theo lĩnh vực (tỷ USD)

Tài chính xanh: Cơ hội phát triển xanh ảnh 3

Nguồn:https://www.climatebonds.net/market/data/

Một số gợi ý chính sách

Chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam tập trung vào 3 nhiệm vụ: (1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (2) Xanh hóa sản xuất; (3) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

TPHCM với mục tiêu xây dựng thành TP tăng trưởng xanh, vận dụng các quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, hoàn toàn có thể xây dựng đề án huy động TPX của chính quyền địa phương, khuyến khích DN phát hành trái phiếu DN xanh phục vụ các mục tiêu, chương trình, dự án xanh đáp ứng đủ các tiêu chí phát triển xanh.

Thí dụ, hướng tới mục tiêu TP không phát thải, TPHCM cần sử dụng các nguồn tài chính xanh, kể cả phát hành TPX của chính quyền địa phương (để đầu tư một phần hay toàn bộ) cho các dự án gồm: (1) Năng lượng tái tạo, như điện gió ngoài khơi khu vực biển Cần Giờ, điện mặt trời mái nhà tại các khu, cụm công nghiệp, nhà dân; hỗ trợ các dự án chuyển đổi năng lượng xanh, sạch.

(2) Chiếu sáng công cộng bằng năng lượng tái tạo, với mục tiêu trong 10 năm tăng gấp đôi mức độ chiếu sáng của TP, chiếu sáng nghệ thuật các công trình di sản, kiến trúc, lịch sử tiêu biểu, các cầu vượt sông Sài Gòn, dọc kênh rạch với hiệu ứng góp phần làm giảm tai nạn giao thông, tội phạm, phát triển du lịch, kinh tế đêm…

(3) Đốt rác phát điện từ 10.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày hiện nay, dự báo đạt 15.000 tấn vào năm 2030, thay vì chôn lấp như hiện nay, với sự hưởng ứng phân loại rác tại nguồn của người dân, nhất là khi TP đã cho chủ trương phát triển 240MW điện rác, đang xin bổ sung quy hoạch thêm 100MW đến năm 2030, và đang kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); các dự án thu hồi, xử lý nước thải sinh hoạt…

(4) Nạo vét, hồi sinh kênh, rạch, bờ kè; các dự án chống ngập, các dự án thích ứng với BĐKH, mực nước biển dâng…

(5) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, áp dụng công nghệ hướng đến giao thông xanh: tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng hệ thống xe buýt, tàu khách trên sông, taxi chạy điện hay pin hydro… cùng với hệ thống đường sắt nhẹ nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến metro chạy bằng pin hydro, phấn đấu sau 10-15 năm một nửa dân số TP đi lại bằng hệ thống vận tải hành khách công cộng; hệ thống đèn giao thông thông minh.

(6) Trong thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng thông minh, thân thiện với môi trường, giảm khí thải nhà kính, giảm tiêu hao năng lượng phù hợp với quy hoạch không gian mảng xanh, bố trí chức năng hạ tầng kỹ thuật trong công viên như không gian ngầm thương mại, bãi đậu xe, công viên có chức năng kết hợp hồ điều tiết để giảm ngập úng; khi xây dựng đại lộ chạy dọc sông Sài Gòn từ Tân Cảng đi Củ Chi, có thể làm công viên, cây xanh ven sông trong hành lang bảo vệ sông với đường đi bộ, đường chạy bộ dài và đẹp.

(7) Hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

(8) Sử dụng để trồng cây xanh đô thị, xây dựng công viên, phát triển rừng che phủ và cây xanh phân tán; các dự án bảo vệ đa dạng sinh học.

(9) Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, mặt nước cho phát triển nông, thủy sản, phát triển đô thị, công nghiệp.

(10) Hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình, trang thiết bị xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, tái chế chất thải; di dời sản xuất ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khu đô thị.

(11) Phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…

Để có thể triển khai rộng rãi tài chính xanh, TPHCM cần ban hành các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, đòn bẩy kinh tế cho thị trường TPX, cổ phiếu xanh để động viên, khuyến khích sự tham gia của người dân và DN, trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa Nghị quyết 98 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua.

Tài chính xanh: Cơ hội phát triển xanh ảnh 4

Tất nhiên, cần tham chiếu nhiều quy định của pháp luật có liên quan như Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư… để mọi việc được hoạch định chặt chẽ nhất, hợp lý, hợp pháp, nhận được sự đồng tình cao của xã hội.

Riêng Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất rõ về những chính sách ưu đãi, hỗ trợ và phát triển kinh tế môi trường mà TP có thể mạnh dạn vận dụng như đất đai, vốn, thuế, phí, trợ giá, trợ cước… với mức độ và phạm vi bảo đảm phù hợp với chính sách bảo vệ môi trường từng thời kỳ.

Trong bối cảnh đối với chi đầu tư, ngân sách trung ương chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước năm 2022, so với mức 40% cách đây 7 năm. Như vậy, chính sách phân cấp đã dành bình quân 80% đầu tư công được thực hiện qua các chính quyền địa phương giai đoạn 2017-2022 (Hình 1), sự chủ động của TPHCM là rất quan trọng.

TPHCM có thể bắt đầu bằng việc công bố danh mục các dự án xanh với đầy đủ thông tin, tổng mức đầu tư, đánh giá của các định chế tài chính, tư vấn độc lập, cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn xanh, việc huy động vốn, ấn định lãi suất, thời hạn trả nợ trên cơ sở hiệu quả tổng hợp đầu ra của dự án… từ đó lên kế hoạch huy động vốn bằng trái phiếu chính quyền xanh hay TPX do DN dự án phát hành. Trong đó, nhận thức của người dân, cộng đồng DN về phát triển xanh, chấp nhận cam kết đấu tranh bảo vệ hệ sinh thái, môi trường, với BĐKH, tự giác mong muốn, chủ động tham gia, có ý nghĩa quyết định.

Các công trình dự án xanh xây dựng từ nguồn tài chính xanh sẽ mang lại lợi ích tối đa cho người dân, môi trường sống và kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu, lợi thế so sánh của TPHCM xanh trên phạm vi toàn cầu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Diện mạo mới của vườn hoa Lý Tự Trọng sau khi được đầu tư 25 tỷ đồng chỉnh trang, cải tạo

TPO – Vườn hoa Lý Tự Trọng nằm tại địa chỉ số 2 đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) sau khi được Hà Nội đầu tư gần 25 tỷ đồng để cải tạo mang lại diện mạo mới khang trang, sạch sẽ. Đây là địa chỉ thu hút người dân và khách du lịch quốc tế ghé thăm. 06/11/2024 | 17:22 ...

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay 23/11/2024 vùng tăng dữ dội, nhẫn trơn vọt lên gần 87 triệu

Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tiếp tục được điều chỉnh tăng cao. Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 85-86,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 85,6-86,6...

Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc ổn định ở mức 1.151.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.187.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 962.000 đồng/lượng (mua vào) và 992.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với mức 964.000 đồng/lượng (mua...

Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Lần đầu tuyên dương các gương mặt trẻ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Tối 22/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024. Từ nay, Giải thưởng sẽ xét trao tặng định kỳ 2 năm 1 lần, nhằm tôn vinh các tài năng trẻ Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học,...

Cùng chuyên mục

Xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ, công trình, trụ sở, công sở không...

(HCM CityWeb) – UBND TP.Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch Triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả Đoạn Vành đai 2 dài 2,7km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) đã...

Hơn 700 gian hàng quy tụ tại Triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam 2024

(HCM CityWeb) - Triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 (VINACHEM EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, TP. Hồ Chí Minh. Khách tham quan các gian hàng tại triển lãm VINACHEM EXPO 2023   VINACHEM EXPO 2024 sẽ được tổ chức...

Giải phóng mặt bằng: Nhiều kinh nghiệm quý từ Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 Hà Nội

Khi giấc mơ đường vành đai 3 TP.HCM sắp thành hiện thực thì các địa phương lại tiếp tục đề xuất làm dự án đường vành đai 4 TP.HCM - con đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay. (function(a,c,d){if(!a.getElementById(d)){var b=a.createElement(c);b.id=d;b.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbmlx3d1x26versionx3dv2.10";a=a.getElementsByTagName(c);a.parentNode.insertBefore(b,a)}})(document,"script","facebook-jssdk");(function(){if(FB&&"undefined"!==typeof FB){var a=document.getElementById("mmbn_column2_0_");FB.XFBML.parse(a)}})(); Nguồn: https://hochiminhcity.gov.vn/-/giai-phong-mat-bang-nhieu-kinh-nghiem-quy-tu-vanh-ai-3-tp-hcm-va-vanh-ai-4-ha-noi?redirect=%2Fdanh-sach-tin-tuc%3Fp_p_id%3Dcom_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE_v0u97aBZocC9%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_r_p_subCategoryIds%3D42263%252C395808%26p_r_p_categoryId%3D42263%26p_p_auth%3DgmTrqKyA

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả

(HCM CityWeb) – Sáng 12/11, Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.Hồ Chí Minh phối hợp Công ty Phát triển Khoa học Công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Toàn cảnh Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống hàng giả và...

Sẽ thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác triển khai Đề án đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội...

(HCM CityWeb) – Chiều 11/11, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi và Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề xuất xây dựng Đề án đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và chính sách bồi thường phục vụ cho công tác di dời đối với nhà đất trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành...

Saigontourist Group và Vietnam Airlines tiên phong tăng cường kết nối thị trường châu Âu

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) phối hợp cùng Vietnam Airlines đồng tham gia gian hàng chung tại Hội chợ Du lịch Thế giới WTM London 2024, diễn ra từ ngày 05 đến 07-11-2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế ExCeL London, Vương quốc Anh. Châu Âu và Anh luôn là thị trường khách quốc tế quan trọng đối với Saigontourist Group trong các thập kỷ...

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh đến năm 2035

(HCM CityWeb) – Văn phòng UBND TP.Hồ Chí Minh có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường về việc sớm hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035. Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên   Theo đó, Phó...

190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HCM CityWeb) – Tối 04/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ Công bố 190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Ảnh: VGP  ...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài

(HCM CityWeb) – Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo về tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 13925/SKHĐT-KTĐN ngày 10/10/2024. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (Ảnh mingh họa) Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất với đề xuất của...

Phát động thi đua “50 ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ đưa tuyến đường sắt đô thị số 1 vận hành chính thức trong...

(HCM CityWeb) – Sáng 28/10, Ban Quản lý đường sắt đô thị phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn thành các công việc để đưa tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức trong năm 2024. Ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh, phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất