Powered by Techcity

Sông Hương dang rộng vòng tay đón ông về

Trước đó không lâu, người bạn đời của ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời vào ngày 6-7 (hưởng thọ 75 tuổi).

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại TP Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông từng là Tổng thư ký và Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt. Vào năm 2007, ông và vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Những năm cuối đời, vợ chồng ông chuyển vào TPHCM sống cùng con gái cả.

Sáng tác từ khi còn khá trẻ, đến nay, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để lại gia tài văn chương với gần 20 tác phẩm gồm thơ và bút ký. Trong đó, bút ký là mảng nổi bật nhất với nhiều tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn rất riêng. Có thể kể đến: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm, Bản di chúc của cỏ lau… Trong đó, Ai đã đặt tên cho dòng sông được xem là tập bút ký nổi tiếng nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết đúng vào lúc Huế đang tiết cốc vũ, tháng 1-1981.

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (NXB Giáo dục, 2008) nhận định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”.

Sinh ra và lớn lên tại Huế nên từ nhỏ ông đã gắn bó với dòng Hương Giang, có lẽ vì thế, khi viết những bài ký về sông Hương như Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn… và rất nhiều sáng tác khác của ông đều có dấu ấn của sông Hương thơ mộng. “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” (trích Ai đã đặt tên cho dòng sông).

Theo nhà văn, Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, sàng lọc qua thời gian thấy rất rõ, người viết ký nhiều lắm, nhưng không mấy ai có tác phẩm đọng lại trong lòng người đọc như Nguyễn Tuân, Nguyễn Quang Hà…; và trong số đó không thể thiếu Hoàng Phủ Ngọc Tường. “Đó là các bậc trưởng thượng, đem lại nhiều sắc thái cho thể loại văn học đặc biệt này”, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ.

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc cho rằng, bút ký chỉ có giá trị văn học một khi ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm cảm xúc, có khả năng tác động đến tâm hồn người đọc. Địa tầng văn hóa của nhà văn càng dày dặn, tư tưởng càng sắc thì bút ký càng sâu lắng, càng hấp dẫn. Ông bày tỏ: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là vậy. Những điều ông thể hiện trong bút ký, thấy rõ tầm văn hóa uyên thâm, hiểu biết cặn kẽ, làm nên hồn cốt. Không phải ngẫu nhiên mà bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông được bạn đọc mê mẩn và nhiều năm đưa vào đề thi của học sinh phổ thông trung học… Hoàng Phủ Ngọc Tường mất đi, nhưng tôi tin, bút ký của ông sẽ neo mãi trong lòng bạn đọc”.

Thuộc thế hệ hậu bối, đang sống và làm việc tại Huế, ngoài truyện ngắn, nhà văn trẻ Lê Vũ Trường Giang còn ghi dấu trong lòng bạn đọc bởi những bài bút ký về Huế, về sông Hương đầy bay bổng. Anh không giấu được nỗi buồn, nỗi hụt hẫng khi nghe tin nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời. Bởi ông cũng chính là người có ảnh hưởng không nhỏ đến những trang viết của anh sau này. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang kể: “Tôi còn nhớ thuở ban đầu khi bước vào đường văn, tìm tòi, học hỏi những thế hệ đi trước và khi tôi hỏi một bậc đàn anh về những tác giả gắn bó với Huế thì nên đọc và học ai.

Một trong những cái tên hàng đầu trong câu trả lời đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhớ ngày đó, tôi tìm mua, mượn và “gặm nát” các tác phẩm của ông, may mắn thay trong Tủ sách Sông Hương thời bấy giờ có không ít những trước tác ông để lại. Làm sao quên được cái cảm giác đọc Sử thi buồn, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngọn núi ảo ảnh… mở ra trước mắt tôi cả một khoảng trời mênh mông, sâu lắng của trí tuệ, chất phong nhã, trữ tình”.

Anh nói thêm: “Bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khai ngộ cho tôi, tạo một nguồn cảm hứng sâu sắc, dẫn ngõ vào con đường văn xa mù mà mê mệt. Dâu bể, vô thường, nước chảy mây trôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi xa nhưng con chữ ông vẫn ở lại, thơm ngát như Miền cỏ thơm với Rất nhiều ánh lửa”.

NXB Trẻ đang thực hiện Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (gồm 3 tập), tập hợp những bút ký, nhàn đàm và thơ đặc sắc nhất của ông. Kế hoạch này đã có từ trước và dự định ra mắt trong năm nay; tiếc rằng, ông đã không kịp cầm trên tay những cuốn sách cuối cùng của mình. Nhưng bù lại, niềm an ủi lớn nhất là những tác phẩm kia sẽ lại tiếp tục đến với bạn đọc, bất chấp thời gian lẫn sự yêu ghét mà đâu đó người đời dành cho ông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá vẻ đẹp cảnh Việt trong văn chương

SGGP 12/11/2023 05:55 Tại Hội sách Frankfurt (Đức) vừa qua, ấn phẩm Những miền lưu dấu - Cảnh Việttrong văn chương do NXB Kim Đồng ấn hành, đã được đưa vào danh sách tác phẩm đáng chú ý nhất năm 2023 cho thanh thiếu niên. Đây là cuốn sách duy nhất của Việt Nam, cũng là 1 trong 200 cuốn sách vượt qua 5.000 tác phẩm được đề cử để có mặt ở danh sách “The White Ravens”. Đến...

Tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại Huế

SGGPO 30/07/2023 18:00 Từ 14 giờ ngày 30-7, chương trình tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức diễn ra tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo sở, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế, bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình cùng...

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

SGGPO 25/07/2023 17:10 Chiều 25-7, nhiều văn nghệ sĩ trong nước không khỏi bất ngờ khi nhận được thông tin của gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thông báo ông đã qua đời vào ngày 24-7, hưởng thọ 87 tuổi. Cách đây không lâu, vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng vừa từ biệt cuộc đời vào ngày 6-7. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại Huế, quê gốc ở...

Cùng tác giả

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(HTV) - Sáng 11/4, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, Lễ truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động và đầy tự hào. ...

Họp báo hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

(HTV) - Sáng ngày 10/4 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo, giới thiệu hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họp...

Đoàn Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm tại TP.HCM

(HTV) - Vào trưa 10/4, Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã tiễn đoàn thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez kết thúc chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM. Thủ tướng Tây...

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 cấp quốc gia diễn ra tại TPHCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-4 tại TPHCM, với lễ khai mạc cấp quốc gia tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 19-4, tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM). Sự kiện năm nay mang thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, và “Đọc sách, làm...

Phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nữ Giáo sư, Tiến sĩ đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội, vừa qua đời ở tuổi 82 vào rạng sáng 9/4, hưởng thọ 82 tuổi. ...

Cùng chuyên mục

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 cấp quốc gia diễn ra tại TPHCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-4 tại TPHCM, với lễ khai mạc cấp quốc gia tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 19-4, tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM). Sự kiện năm nay mang thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, và “Đọc sách, làm...

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình”: Vang vọng khúc khải hoàn thống nhất non sông

Tối 6-4, cầu truyền hình nghệ thuật đặc biệt “Bản trường ca hòa bình” đã diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội (Trung tâm phát thanh - Truyền hình Quân đội), TPHCM (Hội trường Thống Nhất) và Đắk Lắk (tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). THIÊN THANH - MAI CƯỜNG Nguồn: https://www.sggp.org.vn/cau-truyen-hinh-ban-truong-ca-hoa-binh-vang-vong-khuc-khai-hoan-thong-nhat-non-song-post789485.html

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông,...

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”

Tối 28-3, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala Thành phố tình ca và trao giải cuộc vận động sáng tác Bài ca thống nhất. Kết quả, BTC quyết định trao giải thưởng cho các hạng mục: Bài hát được yêu thích nhất - Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), MV được yêu thích nhất - MV Đất nước trọn niềm vui (ê kíp đạo diễn Hoàng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Đà Nẵng (28-3-1930 - 28-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 - 29-3-2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tối 28-3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”. ...

Tác giả người Australia đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”

Vượt qua hơn 1.000 bài viết từ các tác giả trong và ngoài nước, bài viết Cảm ơn vì đã để tôi bước vào trái tim bạn! của tác giả người Australia Ray KusChert đã đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”. Ngày 28-3, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Thành phố của tôi”, do Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM...

Nhiều nghệ sĩ lão thành nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”

NSND Trà Giang, PGS.TS Trần Luân Kim, NSND Đoàn Quốc, NSND Kim Xuân… cùng nhiều thế hệ các nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh lão thành của điện ảnh thành phố vừa được vinh danh và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”. Sự kiện do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức vào sáng 28-3, tại TPHCM. Đây cũng là hoạt động nằm trong dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM vừa ban hành kế hoạch số 08-KH/BTGDVTU về "Tuyên truyền các hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM sau ngày đất nước thống nhất" (30-4-1975 - 30-4-2025). Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hoạt động văn học, nghệ thuật của TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, giá trị của văn...

“Trường Sa – Nơi ta đến” hành trình kết nối biển đảo và trái tim tuổi trẻ

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu Trường Sa – Nơi ta đến. Sự kiện diễn ra nhân dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về biển đảo quê hương và những con người ngày đêm canh giữ chủ quyền Tổ quốc. Buổi giao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất