Powered by Techcity

Sài Gòn ấm áp thân thương

49 năm sau ngày giải phóng, Sài Gòn – TPHCM đã có nhiều cuộc đổi dời để trở thành mới mẻ. Khung cảnh, nhịp sống đã khác vô vàn so với trước. Có người bao năm tháng chỉ ở đây, và cũng có những người đi xa tít tắp rồi chọn trở về.

Bên dòng kênh từng đặc quánh

Nắng sắp tắt. Có mấy người hẹn gặp lại nhau bên dòng kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Ông Tám Minh thủng thẳng: “Chú chắc không rành, chớ tui ở đây từ hồi nhỏ xíu. Hồi đó cái kênh này ớn lắm. Nắng thì bốc mùi, thở hổng nổi. Mưa lại sình thúi, mà cả vùng đều chịu trận chứ chạy đi đâu”. Rồi hơn chục năm trước, dòng kênh bắt đầu chuyển mình cho một cuộc đổi thay lớn lao. “Lúc đầu thấy người ta làm dự án cải tạo rầm rộ, thiệt tình là dân ở đây cũng hồ nghi. Thứ đã nổi danh ô nhiễm nhất nhì Sài Gòn bao nhiêu năm, đâu thể nghĩ tới lúc nó lột xác trong hình hài mới”, ông Tám Minh nói tiếp.

2-1374.gif
4-6579.gif
3-531.gif

Nhưng điều tưởng rằng không thể đã xảy ra. Chỉ riêng về tiền, ngân sách đã đổ vào đây 5.000 tỷ đồng. Dòng kênh từng đặc quánh, dài hơn 7km lờ đờ xịch đụi qua 4 quận (6, 11, Tân Bình, Tân Phú) dần thay da đổi thịt. Việc thi công diễn ra liên tục ngày đêm trong nhiều năm liền. Bao nhiêu sức người đã nhẫn nại để một dòng kênh tưởng chừng ngắc ngoải lại chảy, lại trôi. Phố xá dọc bên kênh đổi thay đến ngỡ ngàng. Đâu thể ngờ có một ngày bên dòng Tân Hóa – Lò Gốm lại có hàng quán khang trang, dân tình chạy bộ, hóng mát buổi sớm, thả diều buổi chiều. Ông bạn người Bỉ biết nói khá sõi tiếng Việt, nghe chuyện rồi trố mắt: “Ồ, đó lại là dòng kênh này được sao? Nếu quả thực làm được vậy, đúng là chuyện kỳ diệu”!

Chị chủ quán cà phê tên Duyên, giọng vẫn còn âm hưởng miền Tây rặt, thay ly trà, khi được mời ngồi, liền góp chuyện: “Em mới bán ở đây mấy năm thôi, nhưng thấy êm.

Nhiều người ở khu này từ hồi lâu lắc thỉnh thoảng vẫn nhắc chuyện ô nhiễm hồi xưa. Ai dè có lúc bờ kè làm bê tông sắc cạnh sạch sẽ vầy. Rồi ai dè cây xanh lại đổ bóng cũng đỡ nực. Nhưng nói thiệt, giá có cách nào để nước đỡ hôi”.

Dòng kênh đã qua một cuộc dời đổi lớn lao, nhưng nước vẫn chưa thể trong xanh. Bởi cư dân hai bên bờ vẫn có người xả rác, quăng đồ dơ xuống nước. “Sạch là do mình, mà dơ cũng đâu ai khác ngoài mình. Cái thói quen đổ bậy muốn khác đi cũng phải ráng trần thân. Nhưng dòm lại mấy chục năm, nếu đồng lòng sửa thì sửa được. Giữ trong lành cho mình thì mình hưởng”, ông Tám nói. Đổi đời lần thứ nhất là khi dòng kênh ô nhiễm nặng nề được cải tạo khang trang. Sự thật ấy dẫn đến lòng tin rằng một ngày kia, cuộc đổi đời lần thứ hai cũng sẽ xảy ra với cư dân hai bờ. Nếp sống sẽ tiến bộ hơn, nước kênh được xử lý qua nhà máy lọc. Ngày đó, ai cũng được ưỡn căng lồng ngực và thở thỏa thuê dưới tán cây đổ bóng sum suê.

Những kênh Nước đen, Tàu Hũ, Đôi… đều có thể nhìn cuộc biến cải của lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè để có thêm khích lệ. Dòng kênh đổi đời và hàng triệu con người cùng nhịp.

Có một Sài Gòn bao dung

“Em muốn ăn món gì đó vừa ấm mềm, thơm, mà vừa thiệt nhẹ bụng. Em nhớ hồi nhỏ có được ăn rồi, mà giờ không thể tả đó là món gì”, Jack Đoàn từ Canada về tuần trước, đưa ra đề nghị bất ngờ. Vậy là hẹn Jack sáng sớm ở một khúc vỉa hè trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Nơi đó có gánh tàu hũ của một chị người Quảng Ngãi. Và khi bưng chén tàu hũ nóng hổi sóng sánh trên tay, xúc hai muỗng hít hà, mắt Jack lóng lánh. Không đủ vốn từ, nên cậu nói tiếng Anh pha tiếng Việt với vẻ vui sướng: “Trời ơi, đúng cái này rồi. Bao nhiêu năm mới ăn lại, mà ruột gan em như gặp được người thân thuộc”. Chị Quảng Ngãi cười hiền khô: “Ăn từ hồi lâu lắc mà vẫn nhớ để ghiền ha”.

5-8349.gif
Những con kênh không chỉ là tuyến đường thủy giao thương mà còn lưu dấu chặng đường phát triển của đời sống thị dân. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Không rầm rộ, nhưng từ vài năm nay, có nhiều Việt kiều thành đạt ở châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản… đã trở về. Điều chia sẻ công khai của họ là tìm cơ hội đầu tư, hoặc nhỏ hơn, là tái khởi nghiệp. Và rồi khi đã đứng chân vững hơn, họ chợt thấm rằng mối đồng cảm bên trong có thể còn mạnh hơn lợi ích từng đeo đuổi. Và đặc biệt, trong đó có không ít người chưa đến tuổi trung niên.

Dũng rời xóm giáp cù lao Phú Nhuận theo gia đình định cư lúc là một cậu nhóc 6 tuổi. Với tấm bằng kỹ sư công nghệ, cậu từng làm cho một hãng lớn bên Mỹ và lâu lâu có trở lại Sài Gòn – TPHCM. Dũng thổ lộ: “Em là dân IT, lúc đầu tính về để thăm dò mở công ty xuất khẩu phần mềm. Nhưng thị trường mấy năm qua khác quá. Thực tế dẫn mình tới lựa chọn khác: làm nông nghiệp sạch. Thứ nảy ra khác với dự định ban đầu cũng khiến tùm lum cái đã chuẩn bị không khớp, phải điều chỉnh tới lui cũng cực”. Nhưng điều khiến Dũng ngẩn ngơ là xóm cù lao ngày xưa đã mất dạng. Người xưa cảnh cũ hoàn toàn thay đổi. Và rất nhiều gia đình trong xóm cũ giờ đã “lên đời”.

Góp chuyện, Huỳnh, một Việt kiều Pháp làm trong mảng công nghệ sinh học, nói rành rẽ: “Sự hấp dẫn của thị trường mình rất đáng kể đó. Sức tăng trưởng của một thị trường quy mô cả 100 triệu dân thu hút nguồn lực tài chính, nhân tài, các mối liên kết. Ở đâu thì cũng phải cày cật lực mới thật sự có cơ hội, nhưng trở về, còn là do những thôi thúc khác ở bên trong”. Thôi thúc đó là gì? “Em thấy mình dường như có khoản nợ chưa trả với nơi mà mình đã ra đi 15 năm trước. Về, ngoài cảm giác trở lại với rất nhiều điều thân thuộc trong máu huyết, còn là được vẫy vùng, cố gắng như một người trong cuộc”, Huỳnh giải bày.

Tại sao lại có mong muốn được vẫy vùng như vậy? “Cái này cũng khó nói đích xác lý do. Nhưng những lần trở về Sài Gòn, em thấy như gặp lại những gì quen lắm, thân lắm. Hồi dịch Covid-19, em mắc kẹt nhiều tuần vì không thu xếp được chuyến bay về bên kia. Và mỗi ngày, dù loanh quanh một chỗ, những lan tỏa của tình người trong hoạn nạn đều khẽ chạm tới tim mình. Khi trở lại bên kia, bỗng nhiên em nôn nao và bắt đầu sắp xếp để quay về. Chưa dám nói chắc nụi có về hẳn đây không, nhưng ít nhất là đã cảm thấy mình đang được ở nhà”, Dũng bộc bạch.

Khi đã chọn Sài Gòn – TPHCM để sống, để được sẻ chia, ai cũng sẽ dần thấm sâu cảm giác về một miền đất ấm áp, thân thương

VŨ THƯỢNG



Nguồn

Cùng chủ đề

Tưng bừng khai mạc Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền”

Tối 4-2, tại sân khấu tiểu cảnh trên kênh Tàu Hủ, đường Bến Bình Đông, phường 13, quận 8, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức lễ khai mạc Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024. Trong lễ khai mạc, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen đã thực hiện một chương trình nghệ thuật đa sắc, hấp dẫn, biểu diễn các...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt 2024

Tối 18-1, Lễ hội Tết Việt 2024 chính thức khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TPHCM), diễn ra trong 4 ngày từ 18 đến 21-1, do Sở Du lịch TPHCM phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức. * Cùng ngày, UBND quận 8 (TPHCM) cho biết, chợ hoa Xuân “trên bến dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra từ...

Cùng tác giả

Họp báo hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

(HTV) - Sáng ngày 10/4 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo, giới thiệu hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họp...

Đoàn Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm tại TP.HCM

(HTV) - Vào trưa 10/4, Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã tiễn đoàn thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez kết thúc chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM. Thủ tướng Tây...

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 cấp quốc gia diễn ra tại TPHCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-4 tại TPHCM, với lễ khai mạc cấp quốc gia tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 19-4, tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM). Sự kiện năm nay mang thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, và “Đọc sách, làm...

Phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nữ Giáo sư, Tiến sĩ đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội, vừa qua đời ở tuổi 82 vào rạng sáng 9/4, hưởng thọ 82 tuổi. ...

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025: Tự hào hành trình 50 năm

(HTV) - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025 là dịp ý nghĩa tuyên dương đội viên tiêu biểu, chào mừng các dấu mốc lịch sử quan trọng, lan tỏa tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào trong thế hệ măng non Thành phố. ...

Cùng chuyên mục

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 cấp quốc gia diễn ra tại TPHCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-4 tại TPHCM, với lễ khai mạc cấp quốc gia tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 19-4, tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM). Sự kiện năm nay mang thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, và “Đọc sách, làm...

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình”: Vang vọng khúc khải hoàn thống nhất non sông

Tối 6-4, cầu truyền hình nghệ thuật đặc biệt “Bản trường ca hòa bình” đã diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội (Trung tâm phát thanh - Truyền hình Quân đội), TPHCM (Hội trường Thống Nhất) và Đắk Lắk (tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). THIÊN THANH - MAI CƯỜNG Nguồn: https://www.sggp.org.vn/cau-truyen-hinh-ban-truong-ca-hoa-binh-vang-vong-khuc-khai-hoan-thong-nhat-non-song-post789485.html

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông,...

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”

Tối 28-3, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala Thành phố tình ca và trao giải cuộc vận động sáng tác Bài ca thống nhất. Kết quả, BTC quyết định trao giải thưởng cho các hạng mục: Bài hát được yêu thích nhất - Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), MV được yêu thích nhất - MV Đất nước trọn niềm vui (ê kíp đạo diễn Hoàng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Đà Nẵng (28-3-1930 - 28-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 - 29-3-2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tối 28-3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”. ...

Tác giả người Australia đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”

Vượt qua hơn 1.000 bài viết từ các tác giả trong và ngoài nước, bài viết Cảm ơn vì đã để tôi bước vào trái tim bạn! của tác giả người Australia Ray KusChert đã đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”. Ngày 28-3, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Thành phố của tôi”, do Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM...

Nhiều nghệ sĩ lão thành nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”

NSND Trà Giang, PGS.TS Trần Luân Kim, NSND Đoàn Quốc, NSND Kim Xuân… cùng nhiều thế hệ các nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh lão thành của điện ảnh thành phố vừa được vinh danh và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”. Sự kiện do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức vào sáng 28-3, tại TPHCM. Đây cũng là hoạt động nằm trong dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM vừa ban hành kế hoạch số 08-KH/BTGDVTU về "Tuyên truyền các hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM sau ngày đất nước thống nhất" (30-4-1975 - 30-4-2025). Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hoạt động văn học, nghệ thuật của TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, giá trị của văn...

“Trường Sa – Nơi ta đến” hành trình kết nối biển đảo và trái tim tuổi trẻ

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu Trường Sa – Nơi ta đến. Sự kiện diễn ra nhân dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về biển đảo quê hương và những con người ngày đêm canh giữ chủ quyền Tổ quốc. Buổi giao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất