Powered by Techcity

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”.

Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt – Hoa – Anh. Tô thập cẩm đặc biệt ở đây giá 95.000 đồng, nhiều bánh nhiều thịt, mang hương vị phở miền Nam.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn

Ở khu Chợ Lớn, chắc không ai là không biết phở Lệ, nằm ở số 413-415 Nguyễn Trãi (quận 5). Nhiều thực khách ở xa, thèm phở, cũng không ngại đường sá Sài Gòn đông đúc mà tìm đến đây, thưởng thức hương vị món phở yêu thích, được nấu hợp khẩu vị miền Nam.

Đúng phong cách của những quán ăn người Hoa, biển tên quán ở đây nhìn vào thấy ngay hai thứ tiếng Việt – Hoa, ngoài ra còn có cả tiếng Anh.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, 95.000 đồng/tô vẫn đông khách tìm ăn - Ảnh 1.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, biển hiệu quán gồm 3 thứ tiếng Việt – Hoa – Anh. Ảnh: Nguyên Thịnh

Một điểm “nhận diện” khác của phở Lệ nhìn từ bên ngoài chính là “xe phở”, tức khu vực phục vụ. Nhìn xuyên qua lớp kính trong suốt, xe phở cũng chất đầy ắp bò viên, thịt, trứng, mì gói…, song ở đây còn treo những chùm ớt đỏ tươi, trái lớn, được kết thả dài như những dây pháo Tết, trông rất bắt mắt.

Tại khu vực phục vụ, quán có nhân viên chuyên đứng trụng sợi phở, cho vào tô, nhân viên khác nhanh tay sắp đủ các loại thịt tái, nạm, gầu, viên vào, chan chừng hai vá nước lèo là đủ ngập tô, rồi nhanh tay thêm vào hành lá xắt nhuyễn, hành tây xắt khoanh, có thêm ít đầu hành chẻ xoăn khá tỉ mỉ.

Lực lượng “hùng hậu” khác thì đứng sẵn, chờ bưng phở đến tận bàn cho khách.

Cũng như đa số quán phở khác, phở Lệ cũng phục vụ đầy đủ “tái – nạm – gầu – viên”. Thịt bò tái xắt mỏng, mềm, ngọt thịt. Nạm, gầu xắt dày, có nạc xen lẫn mỡ vàng ươm. Bò viên chẻ đôi, miếng lớn. Sợi phở mềm, không quá dai.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, 95.000 đồng/tô vẫn đông khách tìm ăn - Ảnh 3.

Tô thập cẩm đặc biệt ở đây giá 95.000 đồng, nhiều bánh nhiều thịt, mang hương vị phở miền Nam. Ảnh: Nguyên Thịnh

Nước phở ở quán Lệ có độ trong, không quá đậm hương hồi, quế, vị ngòn ngọt đặc trưng. “Nước lèo ở đây có nổi một lớp váng mỡ vàng óng, ngậy nhưng không quá béo, ăn rất thích. Tôi thấy rất đặc biệt”, anh Hoàng Quân (thực khách ngụ quận 5) chia sẻ.

Từ sáng sớm đến giữa khuya, phở Lệ luôn đông khách

Phở Lệ mở cửa từ 6h sáng đến tận khuya, lúc nào cũng tấp nập người ăn. Đây cũng là một trong những địa chỉ ẩm thực nổi tiếng ở Sài Gòn được nhiều du khách nước ngoài biết đến.

Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 suốt hai năm nay, quán “mất” đi một lượng khách Tây, nhưng bù lại khách ta vẫn nhiệt tình ủng hộ, ghé ăn.

Không gian quán sạch sẽ, rộng thoáng, có lầu, thực khách bước vào cảm thấy dễ chịu. Trên tường có treo những bài báo được lồng kính cẩn thận, cả chứng nhận của TripAdvisor (một website du lịch nổi tiếng thế giới) cho những quán ăn được du khách đánh giá tích cực. Đó cũng như là cách hãnh diện “khoe” với thực khách về danh tiếng của quán.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, 95.000 đồng/tô vẫn đông khách tìm ăn - Ảnh 4.

Cận cảnh tô phở Lệ đặc biệt. Ảnh: Nguyên Thịnh

Theo chủ quán chia sẻ, phở Lệ có từ năm 1970, ban đầu ở đường Thành Thái, nay là đường An Dương Vương (quận 5), sau dời về chợ An Đông, bán một thời gian khá lâu, rồi cuối cùng mới yên vị tại vị trí đường Nguyễn Trãi như ngày nay.

Ở phở Lệ có ba lựa chọn: tô nhỏ 75.000 đồng, tô lớn 85.000 đồng và tô đặc biệt 95.000 đồng. “Lỡ” gọi tô thập cẩm đặc biệt, chị Mai Lê (thực khách ngụ quận 10) cho biết sức “nữ nhi” như chị ăn không hết, vì phần ăn có khá nhiều bánh phở cũng như thịt. “Lần sau… rút kinh nghiệm, gọi ít lại”, chị cười nói.

Trong tô phở Lệ không có giá trụng cùng sợi phở như nhiều quán khác, mà giá sống được để dĩa riêng, có thêm ngò gai, húng quế đầy vun, khách thích ăn mới tự cho vào.

Phở Lệ nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, 95.000 đồng/tô vẫn đông khách tìm ăn - Ảnh 5.

Ăn phở Lệ xong, gọi thêm chai nước sâm rong biển nhãn nhục hay bông cúc la hán quả là có cảm giác mát lạnh giữa những ngày TP.HCM nắng nóng. Ảnh: Nguyên Thịnh

Ngoài ra, quán cũng có đủ tương ớt, tương đen, sa tế theo kiểu miền Nam. Khách lấy những chén nhỏ để sẵn, thêm hai loại tương, một ít sa tế, vắt thêm ít chanh nếu thích, trộn đều là có ngay chén gia vị đậm đà để chấm thịt.

Đến phở Lệ, thực khách cũng có thể thưởng thức nước sâm rong biển nhãn nhục hay bông cúc la hán quả. Thức uống thanh mát, thơm mùi thảo mộc, nhưng vị không quá ngọt như các loại sâm lạnh thường thấy.

Nguyên Thịnh

Nguồn: https://danviet.vn/pho-le-95000-dong-to-noi-tieng-bac-nhat-khu-cho-lon-khach-o-xa-van-lan-loi-den-an-20220329101520254.htm

Cùng chủ đề

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Nơi nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng cống hiến

(HTV) - Hòa bình được lặp lại, Sài Gòn - TP.HCM là chốn thành thị hội tụ những người tài từ mọi miền đất nước, họ chọn đến xây ước mơ, sự nghiệp, hạnh phúc của mình tại mảnh đất này. ...

Sôi động thị trường “giải nhiệt”

Mặc dù chưa thực sự bước vào mùa nắng nóng nhưng thời tiết oi bức khiến nhu cầu sử dụng các mặt hàng “giải nhiệt” gia tăng, trong đó tập trung vào phân khúc tầm trung, giảm giá nhiều... Thông tin từ các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM, sau ngày 24-2 (rằm tháng Giêng), lượng hàng đổ về ổn định như thời điểm trước tết. Giá bán tại chợ đầu mối...

Rước lân xuống phố | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Tiếng trống rộn ràng cùng đoàn người trong trang phục vàng, đỏ rực rỡ - một khoảng trời xuân với chút hân hoan, cầu may mắn mỗi dịp tết đến xuân về. Chờ lân xuống phố - rước hên vào nhà. Chờ nghe tiếng trống ngoài đường Đoàn lân còn tít phía xa thì tiếng trống, tiếng chập cheng đã vọng lại khiến người trong nhà cũng phải nhỏm dậy để trông màn lộn nhào...

Cùng tác giả

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

Cùng chuyên mục

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

TP.HCM tưng bừng pháo hoa mừng ‘Tết thống nhất’

Trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối nay (30/4), TP.HCM tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật, với những màn pháo hoa rực sáng trời đêm thành phố trong ngày vui “thống nhất non sông”.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử, nơi lưu dấu mốc son chói lọi – chiến thắng ngày 30/4/1975, mà còn là một biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, đúng như tên gọi ngày nay của công trình này – Hội trường Thống Nhất.

Chơi gì ở TP HCM trong tuần lễ du lịch?

Tuần lễ du lịch TP HCM năm nay có nhiều hoạt động du lịch, chương trình tham quan trải dài 21 quận, huyện và TP Thủ Đức. Đây là lần thứ 3 tuần lễ du lịch TP HCM được tổ chức. Chương trình năm nay diễn ra từ ngày 4/12 đến ngày 10/12 với những hoạt động mới như triển lãm Van Gogh đầu tiên ở Việt Nam, tô màu tranh doodle lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, có những...

Công bố 100 điều thú vị về TP HCM

Sở du lịch TP HCM công bố 100 điều thú vị về thành phố, theo 10 hạng mục như chương trình tham quan, điểm tham quan, điểm giải trí, mua sắm, nhà hàng. "TP HCM - 100 điều thú vị" được công bố tối 3/12 như một cuốn cẩm nang cho du khách tham khảo khi du lịch tại thành phố. Công bố dựa trên hơn 104.000 lượt bình chọn đối với 10 hạng mục gồm chương trình tham quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất