Powered by Techcity

Pháo hoa rực sáng đêm giao thừa, người dân TPHCM nô nức đón tết

Từ 0 giờ đến 0 giờ 15 ngày 10-2 (mùng 1 Tết), hàng loạt màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật tưng bừng tung bay nhiều khu vực tại TPHCM. Từ trung tâm thành phố về các quận, huyện ngoại thành, đâu đâu cũng vang tiếng pháo giao thừa, người người nhà nhà vui mừng đón xuân…

z5149706938246-c5fa699ca157da1e059794ecaeb70da5-3098.jpg
Pháo hoa rực sáng tại khu vực trung tâm đón Tết Giáp Thìn. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Trong đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024, TPHCM bắn pháo hoa tại 11 điểm để phục vụ người dân, du khách từ khắp nơi đến thành phố vui xuân đón tết. Bao gồm 2 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp ở khu vực nội thành và ngoại thành. 2 điểm tầm cao tại khu vực đầu hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi).

9 điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11); Khu Truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (huyện Bình Chánh); Quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ); Đền Bến Nọc (TP Thủ Đức); Công viên văn hóa quận Gò Vấp; Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng (huyện Hóc Môn); Quảng trường trung tâm hành chính quận 7; Khu dân cư Bình Trị Đông (phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân); Khu vực Nhà Văn hóa huyện Củ Chi (thị trấn Củ Chi). Pháo hoa tung bay đầy trời thành phố trong 15 phút cũng là lời chào rộn ràng nhất của TPHCM và người dân chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

z5149706884789-14ec13cdd19b4a817eb5690e757907b6-155.jpg
z5149706836997-024272c1c00d084eedc252cdc499f709-9250.jpg
anh-chup-man-hinh-2024-02-10-luc-004635-8441.png
z5149706839953-e64c8dce01e2bf01684799f1da87ee65-3306.jpg
Những màn bắn pháo bông tuyệt đẹp. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
z5149706853314-edcef10805e4da9f342e8e2a4baea257-3375.jpg
z5149662381790-1a9d3df323d4b651b8a535bed01b242d-1-5903.jpg
z5149706836995-bd340914fd033cf9066561900ae4d2f6-8004.jpg
z5149662372517-47ec671395be3a73c2bf45602ac306b0-2-3298.jpg
z5149706836996-f2482b5f7a273024954aeb726fa4ffb0-1806.jpg
z5149662372631-673492800a4d9dd8c3ca12d0d19c55b7-1-9966.jpg
Người dân xôn xao xem bắn pháo bông. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Clip pháo hoa rực sáng đêm giao thừa Tết Giáp Thìn tại trung tâm thành phố. Clip: DŨNG PHƯƠNG

Trong đêm giao thừa, hàng chục ngàn người dân và du khách tấp nập đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và xem pháo hoa. Khu vực Công viên bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng (quận 1) là nơi người dân tập trung đông đúc nhất vì đây là vị trí đẹp để xem bắn pháo hoa ở phía đầu hầm sông Sài Gòn.

Khu vực Đường hoa Tết Nguyễn Huệ cũng rộn ràng các hoạt động vui chơi đón xuân trước, trong và sau giao thừa. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đã cùng nhau diện những bộ trang phục đẹp nhất để lưu lại những khoảnh khắc năm mới tại các khu vực khác như Nhà thờ Đức Bà, Đường sách TPHCM…

Từ rất sớm, anh Nguyễn Thanh Bình (42 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) đi cùng vợ và 2 con gái ra khu vực trung tâm để cùng đón năm mới. Anh chia sẻ: “Buổi trưa gia đình tôi đã cúng kiếng sớm và khi xong bữa cơm tối 30 cũng là lúc cả nhà chở nhau đi ngắm phố phường, ra Đường hoa Nguyễn Huệ ngắm rồng, ngắm hoa và xem pháo hoa ở Công viên bến Bạch Đằng rồi mới về… Thói quen này gia đình tôi cố gắng duy trì hằng năm nên đám nhỏ nhà tôi vui lắm. Cả ngày 30 cứ rộn ràng lựa quần áo đẹp nhất để đi đón giao thừa”.

Trở về Việt Nam trước tết 10 ngày, chị Nguyễn Thị Minh Phụng (Việt kiều Canada) bày tỏ niềm thích thú khi được xem bắn pháo bông, đón giao thừa tại TPHCM cùng gia đình. Lần thứ hai đón tết quê nhà sau nhiều năm định cư nơi xứ người, chị Phụng nói tết này đối với chị thực sự rất vui.

“Ý nghĩa lắm, cả gia đình cùng đi dạo, đi đường sách, đường hoa, ngắm pháo bông đêm giao thừa cùng nhau. Dù mọi người tập trung rất đông đúc, di chuyển có đôi chút khó khăn nhưng niềm vui năm mới cùng người thân thì nhiều hơn. Mỗi lần về Việt Nam đúng những dịp vô cùng đặc biệt như Tết Nguyên đán mình luôn muốn cùng cha mẹ và các con, cháu đi cùng nhau như vậy. Mong thành phố mình năm mới ngày càng phát triển. Chúc cho mọi người năm con rồng sức khỏe như rồng, an khang và mọi điều như ý”.

img-9685-335.jpg
img-9692-6030.jpg
img-9694-5569.jpg
img-9702-4128.jpg
Đông đảo người dân và du khách đổ về Đường hoa Tết Nguyễn Huệ đón năm mới. Ảnh: TIỂU TÂN
z5149962652295-2c3bd283fa29ed66c9417005ffd0868c-7668.jpg
Khu vực quảng trường đông nghịt người. Ảnh: TIỂU TÂN
z5149962537080-443f1a1cf5c549b897002e777f1d1968-1-7742.jpg
Nghệ sĩ biểu diễn phục vụ người dân tối 30. Ảnh: TIỂU TÂN
z5149962230181-3e7945dbe3647c3406804ca9a54ec946-1-1881.jpg
z5149962343077-13e77fd8db048ab78f5dda0aa9e2f153-4937.jpg
Nhà thờ Đức Bà cũng là một địa điểm thu hút đông người dân trong thời khắc đặc biệt đón năm mới. Ảnh: TIỂU TÂN

Đêm 30 tết, giao thông tại TPHCM không bị quá tải. Chỉ có khu vực trung tâm vào giờ cao điểm đón giao thừa, người dân đổ về quá đông nên một số tuyến đường xung quanh xảy ra ùn ứ cục bộ.

Tình trạng ùn ứ, di chuyển chậm chủ yếu xảy ra tại một số tuyến đường như Tôn Đức Thắng, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng… do các tuyến đường này dẫn đến các điểm có thể xem bắn pháo hoa.

z5149706995311-3dc558eb4b50e88ad8aac73ff10dccf8-5165.jpg
z5149706836950-7b1e908d00f3b05cffe2e1008efb7e48-3324.jpg
Tình trạng ùn ứ xe, di chuyển chậm ở một số đoạn đường khu vực trung tâm. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Bên cạnh việc xem bắn pháo hoa, trong đêm giao thừa, người dân tại khu vực trung tâm còn được thưởng thức nhiều màn múa lân, biểu diễn nghệ thuật ca hát múa… do Sở VH-TT TPHCM tổ chức tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (song song với Đường hoa Nguyễn Huệ). Đặc biệt, người dân tại huyện Cần Giờ còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật đón năm mới do các nghệ sĩ của thành phố về biểu diễn.

TIỂU TÂN – DŨNG PHƯƠNG



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội sông nước TPHCM định vị thương hiệu đô thị sông nước giàu bản sắc văn hóa

SGGP 05/08/2023 06:02 Ngày 4-8, tại di tích Cột cờ Thủ Ngữ (quận 1, TPHCM), Sở Du lịch phối hợp với Sở VH-TT cùng các sở, ngành, TP Thủ Đức và các quận, huyện khai mạc Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất nhằm quảng bá vùng đất, con người, bản sắc văn hóa đặc trưng… của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung. Tại đây, người dân thành phố và du khách được thưởng thức một...

Cùng tác giả

Bình Dương gắn phát triển công nghiệp với đô thị

Những năm gần đây, Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển khu công nghiệp (KCN) thế hệ mới, gắn với phát triển đô thị, nâng cao mức sống người dân và từng bước tạo dựng những đô thị xanh, hiện đại, thông minh. Chuyển hướng phát triển KCN Với số lượng KCN tập trung đông và có tới hơn...

Tầm nhìn 20-25 năm tới

Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò là động lực kinh tế của cả nước; hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đông Nam bộ. TPHCM đã có giai đoạn đóng góp đến hơn 20% GDP, 30% thu ngân sách, 25% giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại; đi đầu trong thu hút đầu tư FDI. ...

Đài Truyền hình TP.HCM nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất và Cờ thi đua Chính phủ

Ngày 1/5/2025, Đài Truyền hình TP.HCM đã kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng đầu tiên, đồng thời vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất và Cờ thi đua Chính phủ. Tham dự...

Hành trình trở lại Củ Chi của những phóng viên nước ngoài

(HTV) - Đoàn phóng viên quốc tế, kiều bào và phóng viên chiến trường đã tham quan Địa đạo Củ Chi và Đền tưởng niệm Bến Dược trong khuôn khổ Tuần lễ Báo chí kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(HTV) - Sáng nay 30/4/2025, tròn nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, TP.HCM - nơi ghi dấu thời khắc lịch sử - đã rực rỡ cờ hoa trong Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Cùng chuyên mục

Kiến tạo hệ giá trị trước vận hội mới của đất nước

Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ một nền văn hóa làng xã với kinh tế nông nghiệp, khép kín sang một nền văn hóa đô thị với kinh tế công nghiệp, hiện đại và hội nhập. Trong giai đoạn này, mối mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa sự ổn định và nhu cầu phát triển khiến tính cách người Việt hôm nay trở nên phức tạp với bản...

Lan tỏa văn hóa Việt từ những trái tim xa xứ

Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển (1975-2025)” vừa tổ chức tại Hà Nội, là dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp thầm lặng của cộng đồng văn nghệ sĩ kiều bào, những “người thắp lửa văn hóa” nơi đất khách. Văn...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”: Đất nước viết tiếp câu chuyện hoà bình trong kỷ nguyên mới

Tối 29-4, tại Công viên Sáng tạo (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM), Bộ VH-TT-DL chủ trì, phối hợp cùng UBND TPHCM và các đơn vị tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Đến dự chương trình có các đồng chí: Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và phu nhân Ngô Phương...

Triển lãm 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Triển lãm 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc, do Bộ VH-TT-DL phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức, vừa được khai mạc tại sảnh Nhà Quốc hội (Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm này thuộc khuôn khổ Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất. Phần 1...

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”: Sống mãi bản hùng ca bất khuất của dân tộc

Tới dự tại điểm cầu TPHCM có các đồng chí: Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đại tướng...

Khai mạc 2 triển lãm ảnh chào mừng Đại lễ 30-4

Chiều 27-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Thành ủy TPHCM khai mạc triển lãm “Đại thắng mùa Xuân 1975 với Kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và “Tự hào một dải biên cương” tại đường đi bộ Nguyễn Huệ. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5-5. Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Làm mới nhạc đỏ bằng hơi thở hiện đại với dự án âm nhạc #VN1945

Ngày 27-4, tại Hà Nội, nhóm nhạc OPlus chính thức ra mắt dự án âm nhạc đặc biệt mang tên #VN1945 – một hành trình làm mới nhạc cách mạng theo hướng hiện đại, tích cực, nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước đến thế hệ trẻ hôm nay. Chia sẻ về dự án, đại diện OPlus mong muốn, nhạc đỏ vẫn là nguồn cảm hứng sống động cho mọi thế hệ, chứ không chỉ là ký...

Khai mạc triển lãm, chiếu phim “Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh”

Tối 26-4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) đã diễn ra lễ khai mạc chương trình triển lãm, chiếu phim với chủ đề “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh”. Tham dự có các đồng chí: Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; NSND Nguyễn Thị Thanh...

Khai mạc triển lãm 50 năm dấu ấn văn hóa, kiến trúc, sự kiện TPHCM

Sáng 26-4, tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, UBND TPHCM tổ chức khai mạc triển lãm 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu, 50 công trình/cụm công trình xây dựng nổi bật và 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Thành phố trong 50 năm qua. THÚY BÌNH Nguồn: https://www.sggp.org.vn/khai-mac-trien-lam-50-nam-dau-an-van-hoa-kien-truc-su-kien-tphcm-post792647.html

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển (Bến Vàm Lũng – tỉnh Cà Mau)

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), tối 24-4, tại Di tích Bến Vàm Lũng (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển (Bến Vàm Lũng - tỉnh Cà Mau). Ông Nguyễn Minh Luân, Phó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất