Powered by Techcity

Ở tận sông Hồng em có biết…

Đó là câu mở đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. Câu thơ da diết, sau đó duyên dáng khoe “quê hương anh cũng có dòng sông”. Lời thơ dạt dào như sông nước đã khiến bao người rung động, trong đó có trái tim của chàng kỹ sư ở nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) Trương Quang Lục. Sau đó, bài hát Vàm Cỏ Đông ra đời. Giai điệu ấy, lời hát ấy vẫn lắng đọng mãi trong tim biết bao người.

Đã quá nửa đêm, vừa tan ca, kỹ sư Trương Quang Lục rảo bước về khu tập thể. Trên đường về, ông bỗng nghe văng vẳng từ xa giọng ngâm thơ da diết trên Đài Tiếng nói Việt Nam, bài: Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. Ông sực nhớ cách đây mấy ngày khi ông đọc trên một tờ báo văn nghệ cũng có đăng bài thơ này. Vậy là ông đi nhanh về, lục tìm tờ báo rồi ngồi hí hoáy kẻ nhạc. Hơn một tiếng sau, bài hát Vàm Cỏ Đông ra đời. Bài thơ dài hơn chục đoạn, Trương Quang Lục chỉ chọn một số đoạn để phổ nhạc. Hôm sau, ông chép lại và gửi cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát được đài dàn dựng với giọng ca Trần Thụ, Tuyết Nhung cùng tốp ca nữ với phần đệm của dàn nhạc dân tộc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trương Quang Lục quả là một trường hợp thật độc đáo. Ông sinh năm 1933 ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, trong một gia đình có cụ cố, ông nội làm quan cho triều Nguyễn. Tuổi thiếu thời ông say mê âm nhạc và phát lộ năng khiếu sáng tác, nhưng sau 1954, ra Bắc tập kết, ông lại không thi vào trường âm nhạc như nhiều người mà học ngành hóa chất rồi ra làm việc tại nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Nhạc sĩ Trương Quang Lục kể: “Sống trên miền Bắc nhưng tôi và nhiều anh em luôn ngày đêm đau đáu nhớ về quê hương. Tôi trăn trở, nghĩ mình phải viết một bài hát biểu hiện tình cảm này”. Có lẽ đã hơn 10 năm thai nghén, nên chỉ hơn một giờ đồng hồ, ca khúc Vàm Cỏ Đông đã ra đời…

Nói về việc phổ nhạc cho thơ, ông lại nhắc đến nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như một người đàn anh thành công với nhiều bài thơ phổ nhạc. Bởi theo nhạc sĩ Trương Quang Lục, nhà thơ viết lời, gieo vần hay, trau chuốt và nhạc sĩ có giai điệu đẹp sẽ là mối “nhân duyên” thật nên thơ. Theo ông kể thì những giai điệu đi từ chầm chậm sang nhanh, dồn dập: “Vàm Cỏ Đông đây Vàm Cỏ Đông/Ta quyết giữ từng chiếc xuồng, tấm lưới, cây dầm/Từng con người làm nên lịch sử/Và dòng sông tưới mát quanh năm”… là có ý tứ như một sự quyết tâm, một lòng giữ gìn quê hương, một lòng chống lại kẻ thù cho đến ngày nối liền những dòng sông của đất nước mình…

PXL_20240402_115355178.MP.jpg
Bản thảo bài hát Vàm Cỏ Đông của nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác năm 1966 tại Phú Thọ

Trở lại với bài thơ được phổ nhạc Vàm Cỏ Đông, đó là năm 1963, nhà thơ Hoài Vũ cùng nhà thơ Giang Nam đi công tác từ “R” (mật danh của Trung ương Cục miền Nam ở Tây Ninh), theo dòng Vàm Cỏ xuống “miền hạ” Long An. Tại một ngôi chùa bên sông chờ giao liên dẫn sang, thấy Giang Nam làm bài thơ Qua sông Vàm Cỏ, Hoài Vũ rất xúc động bởi dù mới vào hoạt động thời gian ngắn nhưng với dòng sông này ông có nhiều kỷ niệm vừa đau thương bi tráng vừa dạt dào tình yêu, ông lẩm nhẩm làm… thơ. Từ những cảm xúc đầu tiên, Hoài Vũ nhớ đến dòng sông Hồng nơi mình vừa rời xa: “Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lời tha thiết. Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông…”. Chỉ hơn một tiếng sau, bài thơ đã hoàn thành. Ông đưa cho Giang Nam đọc, nhà thơ đàn anh khen hay và nói nên gửi về “R” để đăng Báo Văn nghệ Giải phóng, rồi sau đó gửi ra Báo Văn nghệ Hà Nội. Hoài Vũ liền viết ra thành 2 bản, một bản gửi giao liên, một bản lưu cất bên mình để phòng thất lạc.

Bẵng đi một thời gian, trong một lần đi công tác trong vùng địch hậu, mở chiếc radio, Hoài Vũ sửng sốt nghe bản nhạc có giai điệu thiết tha từ làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam: “Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lời tha thiết. Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông…”. Có lẽ đây là phút giây xúc động nhất trong cuộc đời sáng tác của nhà thơ. Ngoài ca khúc trên, Hoài Vũ còn là tác giả của khoảng 100 bài thơ được phổ nhạc, trong đó có những nhạc phẩm đi vào lòng người như Đi trong hương tràm, Chia tay hoàng hôn (Thuận Yến), Người ấy bây giờ đang ở đâu (Phan Huỳnh Điểu)…

Đã 58 năm trôi qua, giai điệu “Ở tận sông Hồng em có biết/ Quê hương anh cũng có dòng sông/ Anh mãi gọi với lòng tha thiết/ Vàm Cỏ Đông, ơi Vàm Cỏ Đông…” đã đi vào lòng hàng chục triệu người. Có thể nói, đây là bài hát phổ biến đến mức hầu như ai cũng đã từng nghe qua một lần và ai cũng hát được 1-2 đoạn. “Tôi còn nhớ khi bài hát Vàm Cỏ Đông vừa ra đời được mấy tuần, tôi nhận được một lá thư của bà con ở Vàm Cỏ Đông gửi ra. Họ cứ ngỡ tôi là người miền Nam. Tôi đọc thư cho vợ nghe mà xúc động quá chừng. Những ngày tháng ấy dù có gian khổ nhưng chỉ cần đọc những dòng tha thiết ân tình đó cũng đủ ấm lòng”, nhạc sĩ Trương Quang Lục kể thêm. Trong căn nhà nhỏ ở quận Tân Bình (TPHCM), nhạc sĩ vẫn còn lưu giữ từ bản thảo bài hát, bài thơ Vàm Cỏ Đông lần đầu đăng trên Báo Văn nghệ, những bài hát in rời, nhỏ như bao thuốc lá để bộ đội dễ mang theo, cho đến những tờ báo có in bài hát Vàm Cỏ Đông phát hành sau ngày 30-4-1975…

Trong lịch sử văn học nghệ thuật thế giới xưa nay, thi ca với hội họa, âm nhạc có mối tương quan định mệnh như người ta thường nói: Thi trung hữu họa (trong thơ có họa), thi trung hữu nhạc (trong thơ có nhạc). Những áng thơ trữ tình của các nhà thơ được thăng hoa nhờ vào sự chắp cánh bởi giai điệu bay bổng của những nhạc sĩ tài hoa và tiếng ca trữ tình của những ca sĩ nổi tiếng. Và như một mối lương duyên, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhạc sĩ Trương Quang Lục và nhà thơ Hoài Vũ cùng về công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng, cùng đóng góp công sức, trí tuệ để chắp cánh cho tờ báo vươn xa.

44 nha tho Hoai Vu.jpg

Nhà thơ Hoài Vũ (tên khai sinh Nguyễn Đình Vọng) sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định; Ủy viên Thường trực Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ Giải phóng (Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam). Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: Ủy viên Ban Biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam); Phó Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam); Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM; Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TPHCM); Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng…

PXL_20240326_124935889.MP.jpg

Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25-2-1933, quê ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là cán bộ văn hóa, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp, ông làm kỹ sư hóa chất ở Nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ). Sau năm 1975, ông vào Nam, công tác tại Khu công nghiệp Biên Hòa, sau đó về công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng cho đến ngày nghỉ hưu. Ông là hội viên đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang lục đã có một số bài hát được phổ biến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Trong thời gian sống ở miền Bắc và sau ngày giải phóng, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích như: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường… Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mười lăm, Màu mực tím…

TRẦN MINH TRƯỜNG



Nguồn

Cùng chủ đề

“Cần có một con đường mang tên Anh Đức ở Cà Mau”

Đó là chia sẻ của nhà văn Cao Chiến tại hội thảo “Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức ngày 18-12, nhân 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa. Theo chia sẻ của nhà văn Cao Chiến, ông từng đến mộ chị Phan Thị Ràng (ở Hòn Đất), rồi đi Cà Mau không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào đến đây cũng khiến ông nhớ...

Tôn vinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhân 100 năm ngày sinh

  Với chủ đề Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu – cùng tình yêu ở lại, chương trình nghệ thuật sẽ tái hiện hành trình âm nhạc của người nghệ sĩ đã đem đến những sắc màu riêng biệt cho dòng nhạc cách mạng và trữ tình VN về tinh thần lạc quan, yêu đời, văn minh, làm sống lại những giai điệu đi cùng năm tháng đã trở thành di sản trong lòng người yêu nhạc. Đêm nhạc sẽ diễn ra vào...

Hành trình 60 năm không ngừng sáng tạo của Văn học Nghệ thuật TPHCM

Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM. Cùng tham dự còn có các đồng chí: Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch...

Hội Âm nhạc TPHCM: Gắn bó với đời sống nghệ thuật thành phố

Đồng hành cùng thành phố Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh chia sẻ: “Sau ngày đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật các vùng miền có điều kiện giao lưu, xuất hiện nhu cầu thưởng thức mới và các mảng âm nhạc mới, trong đó có phong trào ca khúc tuổi trẻ và ca khúc chính trị được công chúng đón nhận ở mọi nơi. Trong những năm tháng sôi động này, Hội Âm nhạc TPHCM ra đời năm...

Cùng tác giả

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025: Tự hào hành trình 50 năm

(HTV) - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025 là dịp ý nghĩa tuyên dương đội viên tiêu biểu, chào mừng các dấu mốc lịch sử quan trọng, lan tỏa tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào trong thế hệ măng non Thành phố. ...

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình”: Vang vọng khúc khải hoàn thống nhất non sông

Tối 6-4, cầu truyền hình nghệ thuật đặc biệt “Bản trường ca hòa bình” đã diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội (Trung tâm phát thanh - Truyền hình Quân đội), TPHCM (Hội trường Thống Nhất) và Đắk Lắk (tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). THIÊN THANH - MAI CƯỜNG Nguồn: https://www.sggp.org.vn/cau-truyen-hinh-ban-truong-ca-hoa-binh-vang-vong-khuc-khai-hoan-thong-nhat-non-song-post789485.html

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông,...

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm hướng tới kỷ niệm các ngày Lễ lớn

(HTV) - Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh trật tự trong các hoạt động trọng đại của...

Cùng chuyên mục

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình”: Vang vọng khúc khải hoàn thống nhất non sông

Tối 6-4, cầu truyền hình nghệ thuật đặc biệt “Bản trường ca hòa bình” đã diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội (Trung tâm phát thanh - Truyền hình Quân đội), TPHCM (Hội trường Thống Nhất) và Đắk Lắk (tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). THIÊN THANH - MAI CƯỜNG Nguồn: https://www.sggp.org.vn/cau-truyen-hinh-ban-truong-ca-hoa-binh-vang-vong-khuc-khai-hoan-thong-nhat-non-song-post789485.html

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông,...

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng. Với hoạt động...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”

Tối 28-3, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala Thành phố tình ca và trao giải cuộc vận động sáng tác Bài ca thống nhất. Kết quả, BTC quyết định trao giải thưởng cho các hạng mục: Bài hát được yêu thích nhất - Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), MV được yêu thích nhất - MV Đất nước trọn niềm vui (ê kíp đạo diễn Hoàng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Đà Nẵng (28-3-1930 - 28-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 - 29-3-2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tối 28-3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”. ...

Tác giả người Australia đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”

Vượt qua hơn 1.000 bài viết từ các tác giả trong và ngoài nước, bài viết Cảm ơn vì đã để tôi bước vào trái tim bạn! của tác giả người Australia Ray KusChert đã đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thành phố của tôi”. Ngày 28-3, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Thành phố của tôi”, do Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM...

Nhiều nghệ sĩ lão thành nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”

NSND Trà Giang, PGS.TS Trần Luân Kim, NSND Đoàn Quốc, NSND Kim Xuân… cùng nhiều thế hệ các nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh lão thành của điện ảnh thành phố vừa được vinh danh và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp điện ảnh”. Sự kiện do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức vào sáng 28-3, tại TPHCM. Đây cũng là hoạt động nằm trong dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM vừa ban hành kế hoạch số 08-KH/BTGDVTU về "Tuyên truyền các hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TPHCM sau ngày đất nước thống nhất" (30-4-1975 - 30-4-2025). Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hoạt động văn học, nghệ thuật của TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, giá trị của văn...

“Trường Sa – Nơi ta đến” hành trình kết nối biển đảo và trái tim tuổi trẻ

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu Trường Sa – Nơi ta đến. Sự kiện diễn ra nhân dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về biển đảo quê hương và những con người ngày đêm canh giữ chủ quyền Tổ quốc. Buổi giao...

“Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập” – Hồi ký chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan

Cuốn sách từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập không chỉ là một hồi ký chiến trường mà còn là những bài học quý báu về tư duy lãnh đạo và chiến lược. Trong đó, câu chuyện của Thiếu tướng Hoàng Đan, một vị tướng gắn bó trọn đời với sự nghiệp quân sự, được tái hiện qua những dòng chữ đầy xúc động và chân thực. Chia sẻ về cuốn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất