Powered by Techcity

Nỗi lo bảo quản, phục chế tác phẩm nghệ thuật

Đã 5 năm trôi qua, song câu chuyện về việc bảo tồn tác phẩm nghệ thuật Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí vẫn như một vết sẹo khó lành đối với những người trong giới bảo tàng, mỹ thuật. Nhưng vẫn còn đó hàng ngàn tác phẩm, hiện vật quý đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp, hủy hoại khi nằm trong các kho chứa chật chội, thiếu trang thiết bị kỹ thuật.

Thiếu số lượng, yếu chất lượng

Tại tọa đàm về bảo quản phục chế tác phẩm mỹ thuật, TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhận định, hệ thống cơ sở kho và trang thiết bị phục vụ công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật theo quy định hiện đang thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Ngay tại bảo tàng đầu ngành về mỹ thuật, các kho lưu trữ mở (vừa là kho vừa mang tính chất trưng bày) cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của việc bảo quản.

Tu sửa tác phẩm Rượu cần của họa sĩ Kà Kha Sam
Tu sửa tác phẩm Rượu cần của họa sĩ Kà Kha Sam

Cùng chung lo lắng này, bà Trần Thị Khánh Hồng, Trưởng Phòng Kiểm kê, bảo quản Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nơi lưu giữ hơn 22.000 hiện vật, nhiều nhất trong số các bảo tàng, cũng thừa nhận việc sở hữu những bộ sưu tập và hiện vật đa dạng vừa là một lợi thế lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức nặng nề trong công tác bảo quản.

Theo bà Khánh Hồng, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể tổn hại đến hiện vật như: lắp đặt, theo dõi hoạt động qua hệ thống camera để giám sát, nhắc nhở, đặt các bảng cấm tại không gian trưng bày nhằm ngăn chặn khách tham quan tiếp xúc trực tiếp vào hiện vật; tác động vào tranh; giảm thiểu ánh sáng từ đèn flash… Song, do kiến trúc ban đầu của tòa nhà nên diện tích các phòng trưng bày đa số nhỏ hẹp, khoảng cách giữa hiện vật với người xem quá gần, khó xây dựng hành lang an toàn để bảo vệ hiện vật và ngừa các yếu tố gây hại từ khách tham quan như sờ, chạm, tác động lên hiện vật gây nên tình trạng hư hại không đáng có.

Với Bảo tàng Mỹ thuật Huế, tình trạng bảo quản, lưu giữ hiện vật còn khó khăn hơn nhiều. ThS Đinh Thị Hoài Trai, giám đốc bảo tàng, cho biết, khí hậu Huế mưa nhiều, nóng ẩm, thích hợp với sự phát triển nấm mốc, song các không gian trưng bày tác phẩm nghệ thuật lại chưa được đầu tư hệ thống điều hòa, máy hút ẩm. Thêm nữa, tổng diện tích kho của bảo tàng chỉ có hơn 100m2 mà phải lưu trữ hơn 1.500 tư liệu, tác phẩm/hiện vật, trong đó nhiều hiện vật mang đặc thù văn hóa địa phương làm từ chất liệu không bền vững (giấy, vải…), nguy cơ hư hỏng rất cao.

Nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Công tác bảo quản phòng ngừa được xác định là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo quản, kéo dài tuổi thọ hiện vật bảo tàng. “Chúng ta không thể ngăn chặn được hoàn toàn các tác nhân gây hư hại có thể xảy ra đối với hiện vật, nhưng tỷ lệ hư hại có thể được hạn chế và kéo giảm nếu kiểm soát tốt các yếu tố về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng”, bà Trần Thị Khánh Hồng nhấn mạnh.

Hiện quy trình lưu giữ, bảo tồn hiện vật, các bảo tàng mỹ thuật đều nắm được, nhưng để có thể triển khai thực hiện lại gặp nhiều vướng mắc, mà đầu tiên chính là kinh phí.

TS Nguyễn Anh Minh cho biết, quy chuẩn di chuyển tác phẩm mỹ thuật tại các bảo tàng ở Singapore bắt buộc phải dùng xe chuyên dụng đáp ứng các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, rung lắc…, còn tại Việt Nam hiện mới dừng ở mức là xe có điều hòa nhiệt độ.

Cũng theo lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, không phải trong nước không có công ty đáp ứng quy trình vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật, nhưng do kinh phí rất lớn nên dù biết cũng không thực hiện được.

Lo lắng hơn, TS Trương Quốc Bình, người gắn bó nhiều năm trên cương vị Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cũng cho rằng kiểm kê, bảo quản hiện vật là công việc cực kỳ quan trọng đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao nhưng vô cùng thầm lặng. Bởi vậy, khó khăn không chỉ là kinh phí, nguồn nhân lực mà còn ở nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bảo quản. Thực tế cho thấy, cả nước chỉ có 2 trung tâm tu bổ, phục chế thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Trong khi đó, các trường mỹ thuật hiện cũng chưa đào tạo chuyên ngành về phục chế.

Nhắc lại nhiều bài học đau đớn từ việc bảo quản, vệ sinh tác phẩm không đúng cách, ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, nhấn mạnh yêu cầu đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các bảo tàng. Cơ quan quản lý nhà nước cũng bày tỏ mong muốn các bảo tàng công lập và ngoài công lập, các nhà sưu tập tư nhân cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành mạng lưới chuyên sâu về công tác bảo quản hiện vật mỹ thuật.

Chỉ khi triển khai đồng bộ các biện pháp thì mới có thể giảm thiểu các tác nhân gây hư hại có thể xảy ra đối với hiện vật để có thể bảo quản, lưu giữ những tài sản văn hóa quý giá do thế hệ tiền nhân để lại, phục vụ công chúng lâu dài.



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm tác phẩm từ các trại sáng tác và sáng tác mới 2023

SGGP 15/08/2023 09:00 Sáng 16-8, triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 sẽ chính thức khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (quận 1). Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nhằm chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Triển lãm trưng bày 403 tranh, tượng của 329 tác giả trong tổng số 993 tranh, tượng gửi...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất