Powered by Techcity

Nơi hợp lưu của những dòng mỹ vị

TPHCM có đặc sản gì? – TPHCM làm gì có đặc sản. Người khắp nơi đến đây mang theo những món ăn quê nhà. Chính những lần phối trộn, “cải biên” cho phù hợp với lưu dân đã biến những món ăn “dị bản” có một chỗ đứng và sức sống lạ kỳ, đôi khi nó chẳng còn liên quan gì đến phiên bản gốc ngoài cái tên…

Ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, đón nhận cái mới và chọn lọc tinh tế. Ảnh: ANH PHAN
Ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, đón nhận cái mới và chọn lọc tinh tế. Ảnh: ANH PHAN

Sức sống của “dị bản”

Không chỉ ở chợ đêm, mà trong bất cứ khu dân cư đông đúc nào giữa TPHCM, ta cũng có thể thưởng thức món ăn từ nhiều vùng miền, nhiều quốc gia. “Ăn cả thế giới” trở thành cụm từ có nghĩa đen thú vị. Nhiều lần làm “guide” cho người thân từ các tỉnh và người từ nước ngoài về TPHCM, tôi hay lắc đầu trước câu hỏi của họ: “TPHCM làm gì có đặc sản!”. Nói thế, nhưng tôi lập tức nối câu để tránh “dội nước lạnh” vào sự háo hức của người đối diện: “Nhưng cũng không đâu nhiều đặc sản như TPHCM”.

Rồi tôi giải thích, nếu định nghĩa đặc sản là sản vật riêng thì rất khó tìm, bởi TPHCM mới hơn 300 năm hình thành, phát triển. Trước đó, vùng đất này vẫn là dải rừng mênh mông vắng dấu chân người, hợp lưu các dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn trước khi đổ ra biển. Nếu đem so với ẩm thực các nền văn minh sông Hồng, sông Mã…, TPHCM như cô gái mới lớn còn đang tập tành đi chợ, vào bếp. Dù vậy, với sự thông minh, tinh tế bẩm sinh, cô gái ấy đã khéo léo dọn lên bàn ăn những tinh túy nhất của ẩm thực hội nhập, khiến người địa phương và du khách mê đắm. Người yêu ẩm thực TPHCM từng nhiều lần thử giải mã tinh thần của các món ăn người nhập cư mang theo đến vùng đất này. Đơn cử như món bún bò Huế không hề giống món bún bò bán tại Huế. Khi du lịch Huế, tôi ghé và soi từng cọng bún kèm thắc mắc “vì sao cọng bún lại nhuyễn và mềm đến vậy?”. Câu trả lời là “bún ở đây bao năm nay vẫn thế”.

com tam.jpg

Theo dòng di cư của người Huế, vào tới phương Nam, bún bò được biến tấu và trở thành món ăn phổ biến, được đưa vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. TPHCM hiện có 3 phong cách bún bò: người Huế nấu theo phong vị nguyên bản Huế; người Huế nấu cho thêm đường, giảm vị nồng của ruốc để điều chỉnh theo gu ăn của người Nam; người Nam nấu theo khẩu vị yêu thích của mình. Phong cách nào cho tô bún ngon nhất? Sự đánh giá tùy vào thực khách, nhưng có thể thấy, ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, người làm dịch vụ ở đây sẵn sàng đổi thay, chuyển động, miễn sao làm hài lòng khách.

Món phở “quốc hồn quốc túy” cũng minh chứng cho “tính mở” ẩm thực TPHCM. Tôi có anh bạn họ Cồ, quê gốc ở Nam Định nên thỉnh thoảng được nghe anh kể về đường đi của món phở gia truyền. Anh khẳng định phở Việt có nguồn gốc từ Nam Định (hiện chỉ còn thương hiệu phở Cồ của Nam Định được nhắc đến). Ông bà cố nhà anh mang công thức nấu phở lên kẻ chợ Hà Nội (phố cổ bây giờ) để mở quán. Lập tức món phở thu hút người Hà Nội, nhưng cũng được góp ý để hợp với thủ đô thanh cảnh. Năm 1954, phở theo người Bắc di cư vào Sài Gòn, dần tách thành 2 dòng: phở Bắc cho dân Bắc, và một dòng phở chuyển mình cho phù hợp với khẩu vị người Nam. Phở Nam hình thành và viết nên dòng lịch sử ẩm thực lừng lẫy của Sài Gòn với những cái tên phở Hòa, phở Ngân, phở Anh, phở Lộc… cùng hàng ngàn quán phở rải khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố hơn chục triệu dân.

Về mặt dinh dưỡng, món ăn TPHCM hay ở chỗ: dù một tô, một đĩa, hay chỉ một ổ bánh mì… cũng đủ 3 nhóm (bột – protein – vitamin) dưỡng chất cần thiết của cơ thể. Người Huế hay Hà Nội ăn bún bò và phở như điểm tâm sáng, nhưng người TPHCM ăn như một bữa ăn nên phải đầy hơn, “topping” nhiều hơn.

Có đến, có đi và có ở lại

Nhịp sống nhanh của TPHCM cũng là nguyên cớ để các món “Fast food Việt” phát triển rực rỡ. Đi bất kỳ nhánh đường nào, thậm chí một con hẻm nhỏ, bạn cũng dễ dàng tìm được món ngon cho nhu cầu của mình, từ các dòng ẩm thực trăm năm người Hoa, người Pháp, người Ấn… đến các món cơm – bún – cháo – phở của 63 tỉnh thành, hay các món bánh trái mới du nhập đậm tính quốc tế như trà sữa, bingsu…

brea.jpg

Ngoài dòng ẩm thực nguyên bản, hầu hết được cải tiến, nâng cấp nhằm lấy lòng thị dân. Rõ nhất là món từ miền Bắc như bún đậu mắm tôm, cơm Bắc, bún chả… Thật khó tìm được quán nào giữ vị mặn gắt, mà đã điều vị dịu dàng hơn. Các món từ Thái Lan cũng giảm độ cay nồng so với bản gốc. Các món từ xứ lạnh Nhật – Hàn cũng linh hoạt và hợp lý hơn để tương thích với thời tiết nhiệt đới cùng nhịp sống bận rộn, tiết kiệm.

Là vùng đất sẵn sàng đón chào mọi trường phái ẩm thực, nên cuộc hội ngộ của ẩm thực TPHCM mỗi ngày thêm đông vui. Món nào “hot” trong giới trẻ láng giềng, chỉ một thời gian ngắn đã có tại Việt Nam. Tất nhiên, “có món đi và có món ở lại”, nhiều cuộc “hợp lưu” đã trở thành một phần tất yếu của đời sống thị dân, lại có những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi như nhân duyên dang dở.

bun dau mam tom.jpg

Chừng 6-7 năm trước, món bánh mì nướng muối ớt xì xèo bốc khói khắp các ngả đường. Nay chúng đã biến mất không còn chút dấu vết. Có lẽ chiếc bếp than không phù hợp với thời tiết phương Nam, người mua không đủ kiên nhẫn đứng chờ để cô bán hàng lật nướng bánh cho thật giòn rồi mới trao hộp bánh cho khách. Người ta quen thuộc với ổ bánh mì thịt gói giấy, cột thun gọn gàng. Sáng tới trường, tới công sở, ổ bánh nhỏ tiện treo tòn ten trên xe, tiện “xử lý” ngay vỉa hè cùng ly cà phê đá.

Cũng vì tiện, hàng loạt cửa hàng tiện ích phong cách Nhật – Hàn ra đời mang theo dòng cơm nắm lạnh, mì lạnh, lấy lòng trọn vẹn giới học sinh – sinh viên, nhân viên trẻ. Theo dòng chảy miên man của ẩm thực, chắc chắn sẽ nhiều cái tên mới tới với bàn ăn người Sài Gòn – TPHCM. Nơi này rộng lòng đón tất cả bằng những cuộc chọn lọc tinh tế…

MINH LÊ



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuyên đêm nấu phở giữa lòng Seoul

Đầu bếp Đào Đình Nam, khách sạn Caravelle Sài Gòn nấu nước phở lúc 23h đêm Mang niềm tự hào của Việt Nam đến xứ sở kim chi, các đầu bếp, chủ quán phở Việt Nam đã đồng lòng, cùng thức xuyên đêm, chia nhau không gian bếp để cho ra những tô phở ngon nhất, giữ đúng hương vị của thương hiệu mình. Năm nay, để chuẩn bị cho công tác hậu cần, ban tổ chức đã sắp xếp 5...

Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM: Tuần nào tôi cũng ăn phở

Phở S sẽ được giới thiệu với thực khách tại Vietnam Phở Festival ở Seoul (Hàn Quốc) – Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Shin Choong Il, tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ, đồng thời “tiết lộ” rằng hầu như tuần nào cũng ăn phở. * Ông có thông điệp gì muốn gửi đến những vị khách sẽ thưởng thức phở tại Lễ hội Phở Việt Nam 2024 không? – Phở Việt Nam...

Sài Gòn – TPHCM Di sản văn hóa sống

1. Trong phạm vi đô thị, con người nhận được từ quá khứ các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa được xã hội coi là có giá trị, cần được bảo tồn và chuyển giao cho các thế hệ sau. Mất di sản là mất những đặc trưng để nhận diện một đô thị, một cộng đồng trong thế giới toàn cầu hóa. Do đó cần nhận diện những đặc trưng cơ bản của di...

Cùng tác giả

Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết 2025 ở TPHCM

TPO – TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và khu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, đồng thời với 13 điểm bắn tầm thấp khác vào thời khắc chuyển giao năm Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025. UBND TPHCM vừa có công văn chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương có liên quan về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán...

Quận 8 trao huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho đảng viên trên địa bàn

(HTV) - Quận uỷ Quận 8 đã tổ chức buổi lễ trao huy hiệu đảng đợt 3/2/2025 cho các đồng chí Đảng viên trên địa bàn. Trong năm qua, Quận 8 đã chủ động tạo...

Chứng nhận OCOP là lợi thế cạnh tranh

Xuân Nguyên Group luôn nỗ lực góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thịnh vượng. Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên (Xuân Nguyên Group; huyện Bình Chánh, TP HCM) thành lập từ năm 2002, chuyên sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: tinh bột nghệ, viên hà thủ ô, viên tam thất, mật ong rừng, mật ong nhân sâm… Đến cuối năm 2024, Xuân...

Chung kết cuộc thi báo chí lần thứ IX

(HTV) - Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ trao Giải Búa Liềm Vàng lần thứ IX, khẳng định vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng. Tối 20/01, tại Nhà hát Hồ Gươm,...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Cùng chuyên mục

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Chuẩn bị ra mắt sách của Tổng Bí thư Tô Lâm dịp 95 năm Ngày thành lập Đảng

Ngày 17-1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo biên tập, xuất bản cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giới thiệu cuốn sách. Cũng theo PGS-TS, Thiếu tướng Đinh Ngọc Hoa, thực hiện...

Tổng kết Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ TPHCM năm 2024

Sáng 15-1-2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TPHCM), Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức lễ tổng kết Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ TPHCM năm 2024. Trong buổi lễ tổng kết, BTC đã trao giấy khen và giải thưởng cho các sáng tác mới đặc sắc. Có 4 giải A được trao cho tác phẩm: 32 Đâu phải điều đơn giản của...

Tết Nam bộ xưa trong lòng đô thị

Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ 2025 đang diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4, Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM), nổi bật với phố ông Đồ, đường mai vàng cùng các tiểu cảnh tái hiện không gian Tết Nam bộ xưa, làng nghề truyền thống…  DŨNG PHƯƠNG - PHƯƠNG NGHI Nguồn: https://www.sggp.org.vn/tet-nam-bo-xua-trong-long-do-thi-post777883.html

Phố ông đồ ở TPHCM đẹp ngỡ ngàng, tràn ngập sắc xuân đón Tết

Phố ông đồ là một trong những địa điểm check-in Tết nổi tiếng ở TPHCM với nhiều góc chụp ảnh thu hút giới trẻ. Người dân xúng xính áo quần đi check-in Tết sớm ở phố ông đồ. Ảnh: Anh Tú Sau bao ngày người dân mong chờ, ngày 13.1, phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM (Quận 1) đã chính thức khai mạc, đón khách đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn đặc biệt tại phố ông đồ năm nay là...

Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn

Bảo tàng TPHCM phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VH-TT TPHCM tổ chức chương trình kỷ niệm với chủ đề “Sáng mãi ngọn lửa Trần Văn Ơn”, ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của những thế hệ học sinh, sinh viên đi trước,...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 vừa chính thức khởi động ngày 26-12, tại Hà Nội, với nhiều kỳ vọng và những điểm nhấn sáng tạo. Chia sẻ tại lễ khởi động cuộc thi nhan sắc có bề dày lịch sử, uy tín, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định, địa phương đặt nhiều kỳ vọng dành cho cuộc thi....

Tin nổi bật

Tin mới nhất