Powered by Techcity

Những thành phố “con rồng châu Á”

Trong văn hóa Á Đông, rồng là linh vật mang trong mình sức mạnh siêu nhiên vượt trội, là biểu tượng của công thành viên mãn. Vì vậy, người ta thường dùng hình tượng rồng, hoặc hóa rồng, để chỉ một nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trong lịch sử, có 4 thành phố đã được công nhận rộng rãi là 4 “con rồng châu Á”. Và theo dự báo của các nhà kinh tế, có 4 TP khác sẽ là những con rồng tiếp theo.

4 TP đã “hóa rồng”

Vào những năm 1960, các TP Hồng Kông (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan-Trung Quốc) và Singapore vẫn còn là những nền kinh tế lạc hậu, người dân có mức thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng yếu kém. Thế nhưng chỉ trong vài chục năm, họ đã vươn lên trở thành những nền kinh tế hùng mạnh, đưa đất nước gia nhập hàng ngũ các quốc gia/vùng lãnh thổ giàu có nhất thế giới.

han-quoc-7652.jpg
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc)

Hiện nay, Hồng Kông và Singapore là một trong những trung tâm tài chính nổi bật trên toàn thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan là những trung tâm thiết yếu cho sản xuất ô tô và linh kiện điện tử, cũng như công nghệ thông tin toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp 4 con rồng châu Á này vào danh mục 35 nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới, và sự vươn lên của 4 con rồng này đã được gọi là các “kỳ tích kinh tế”.

Đầu tiên, sự vươn lên của Hàn Quốc bắt đầu từ “kỳ tích sông Hán” ở Seoul. Sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64USD/năm. Nhưng trong vòng 40 năm, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một loạt cải cách để thúc đẩy phát triển kinh tế, như các kế hoạch 5 năm, chính sách khuyến khích xuất khẩu, đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Từ năm 1961-1997, Hàn Quốc đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm. Đây là mức tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng, thậm chí vượt qua cả Nhật Bản trong giai đoạn này. Tính đến tháng 4-2023, Hàn Quốc có tổng GDP đạt 1.720 tỷ USD, GDP đầu người 33.390USD với tốc độ tăng trưởng 1,5%.

dai-loan-2113.jpg
TP Đài Bắc (Đài Loan-Trung Quốc)

Tại Đài Loan, sự vươn lên của Đài Bắc đã giúp vùng lãnh thổ này trở thành một trong 4 con rồng châu Á hiện nay. Chính quyền Đài Loan đã thực hiện một loạt cải cách kinh tế, như thả nổi đồng Tân Đài vào năm 1979 để chấm dứt tình trạng siêu lạm phát; ban hành các chính sách khuyến khích xuất khẩu và đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những cải cách này đã giúp Đài Loan đạt được mức tăng trưởng kinh tế lên tới 10% từ năm 1960-1980, GDP bình quân đầu người tăng từ 100USD vào năm 1960 lên 12.000USD năm 1980. Và tính đến tháng 4-2023, GDP bình quân đầu người của Đài Loan đạt 33.910USD. GDP của Đài Loan đạt 790,73 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 2,1%.

hong-kong-5196.jpg
Đặc khu kinh tế Hồng Kông (Trung Quốc)

Hồng Kông được coi là khu vực hành chính đặc biệt ở Trung Quốc. Từ năm 1961-2009, GDP bình quân đầu người thực tế của Hồng Kông tăng trưởng gấp 9 lần, và là nơi có GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương cao thứ 13 trên thế giới. Từ năm 1997, nền kinh tế Hồng Kông đã trở thành trung tâm dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, quản lý, hậu cần, tư vấn kinh doanh, thương mại… Các báo cáo mới nhất cho thấy Hồng Kông được xếp hạng đặc biệt cao trên thang đo tự do kinh tế, tự hào với GDP khoảng 383 tỷ USD tính đến tháng 4-2023, GDP bình quân đầu người 52.430USD, tốc độ tăng trưởng 3,5%.

singapore-downtown-skyline-bay-area-sunset-893.jpg
Singapore

Trong khi đó, Singapore có GDP 515,6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 91.100USD tính đến tháng 4-2023 và tốc độ tăng trưởng 1,5%. Từ khi độc lập năm 1965 đến 1972, nền kinh tế tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Thành công của Singapore có thể nhờ tự do thương mại và vốn tự do. Tuy nhiên, việc trấn áp tham nhũng và tội phạm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Hơn nữa, chính phủ nước này còn tham gia mật thiết vào việc phát triển một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như đóng tàu và điện tử.

Những con rồng tiếp theo

Theo nhận định của giới chuyên gia, 4 TP nhiều tiềm năng trở thành những con rồng châu Á tiếp theo, bao gồm Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), TPHCM (Việt Nam) và Jakarta (Indonesia). Nhìn chung, các TP này đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (bình quân từ 5% trở lên trong giai đoạn 2011-2021). Ngoài ra, các TP này đều là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa lớn của khu vực; có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung, được đào tạo tốt; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các thị trường tiêu thụ lớn.

thai-lan-6789.jpg
Thủ đô Bangkok (Thái Lan)

Bangkok có thế mạnh là thủ đô du lịch hàng đầu thế giới. Với nền văn hóa độc đáo, nhiều danh lam thắng cảnh, dịch vụ du lịch phát triển, Bangkok thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. TP này cũng có ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm sản xuất điện tử, dệt may, thực phẩm, đồ uống, dịch vụ tài chính và hậu cần. Cơ sở hạ tầng của Bangkok tương đối phát triển, hệ thống giao thông công cộng, sân bay quốc tế, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và kinh doanh tương đối đầy đủ. Song song đó, chính quyền Thái Lan có nhiều nỗ lực cải cách, với các chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghệ, đổi mới, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Dù vậy, Bangkok không được đánh giá cao về ổn định xã hội, bởi các vụ biểu tình và binh biến liên tục xảy ra.

tphcm-2153.jpg
Trung tâm TP Hồ Chí Minh

Lợi thế của TPHCM là có tốc độ tăng trưởng gần như nhanh nhất khu vực, với bình quân 7,3% trong giai đoạn 2011-2022. TP này cũng được đánh giá cao vì có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung, có trình độ cao và được đào tạo tốt. Môi trường đầu tư ở TPHCM được đánh giá cởi mở, được Chính phủ tạo điều kiện để trở thành một trung tâm kinh tế-tài chính của khu vực. TPHCM hơn hẳn Bangkok ở khía cạnh ổn định chính trị-xã hội, nhưng điểm yếu là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; mạng lưới giao thông, thoát nước, hệ thống công nghệ thông tin còn yếu, cần được đầu tư nâng cấp. Những thủ tục hành chính ở TPHCM còn bị đánh giá là phiền hà, môi trường pháp lý chưa minh bạch.

malaysia-9149.jpg
Kuala Lumpur (Malaysia)

Kuala Lumpur của Malaysia sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi và đang phát triển đáng kể. Nền kinh tế của TP này khá đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào du lịch, còn có các ngành công nghiệp mạnh như tài chính, dịch vụ, công nghệ, bất động sản… Kuala Lumpur cũng là một trong những trung tâm tài chính phát triển nhất Đông Nam Á, thu hút nhiều tập đoàn tài chính lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây được đánh giá cao. Malaysia có môi trường chính trị khá ổn định, với nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, Kuala Lumpur cũng có một số điểm yếu, như tỷ lệ phụ thuộc vào lao động nước ngoài cao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực trong tương lai. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở TP này cũng khá lớn, trong khi chất lượng giáo dục đào tạo chưa được đánh giá cao.

indonessia-4701.jpg
Thủ đô Jakarta (Indonesia)

Jakarta của Indonesia sở hữu nhiều điểm mạnh đáng chú ý, như có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hóa. TP này cũng có ngành công nghiệp đa dạng, như sản xuất ô tô, dệt may, thực phẩm, đồ uống, dịch vụ tài chính và du lịch. Ngoài ra, nguồn nhân lực ở Jakarta được đánh giá là dồi dào, trẻ trung, có tiềm năng phát triển kỹ năng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, chính phủ Indonesia đang tích cực thực hiện các cải cách kinh tế, hành chính, hạ tầng cơ sở để cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở Jakarta cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; môi trường kinh doanh phức tạp với thủ tục hành chính rườm rà; khoảng cách giàu nghèo vẫn còn khá lớn.

Vĩnh Cẩm



Nguồn

Cùng chủ đề

FPT cùng đối tác nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Ngày 8/8, tại Hà Nội, doanh nghiệp tư vấn tài chính của Đài Loan (Trung Quốc) FCC Partners (FCCP) và Tập đoàn FPT ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại hóa và phát triển toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao giữa hai bên. Từ đó, hai bên góp phần giúp Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam phát triển công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn. Theo thỏa...

Cùng tác giả

Giá vàng sau bầu cử Mỹ: Dự báo 10 ngày tới và năm 2025 vàng sẽ tăng giá?

Giá vàng trong nước trong phiên 5/11 giảm khá mạnh theo đà đi xuống của vàng thế giới. Giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á có lúc giảm xuống mức 2.725 USD/ounce. Như vậy, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế liên tục giảm từ đầu tháng 11 cho tới nay, từ mức đỉnh cao lịch sử 2.789 USD/ounce (tương đương 86,4 triệu đồng/lượng) xuống mức như hiện tại, giảm khoảng 2,3%. Vàng thế giới giảm, áp...

Lớp học được mở trong… căn tin, ngoài vườn trường

Những lớp học được mở trong… căn tin, trên sân bóng đá, hay trên sân trường, trong vườn trường… tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM đã mở rộng định nghĩa về một lớp học trong trường tiểu học, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học ở căn tin rất vui Lớp học, không chỉ là trong các bức tường với bảng và phấn; với các dãy bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp một cách...

LA Sol – không gian sống rộng mở tại phía Tây Hồ Chí Minh

LA Sol – không gian sống rộng mở tại phía Tây Thành phố Hồ Chí MinhLA Sol là phân khu đầu tiên mở bán của LA home. Sở hữu những tiện ích đẳng cấp của toàn dự án: trung tâm thể dục thể thao, phòng tập gym, yoga, hồ bơi; tuyến phố mua sắm, ẩm thực … đáp ứng nhu cầu của cư dân LA Home – điểm dừng chân êm dịu Dự án LA Home hướng đến một không...

Bế mạc Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM

(HTV) - Sau gần 2 ngày làm việc, sáng 05/11, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra phiên bế mạc, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đại sứ Hannes Hanso chia sẻ tại sự kiện giới thiệu về chuyến thăm của đoàn đại biểu Estonia tới Việt Nam. (Ảnh: Dương Dương) Được tổ chức bởi Trade Estonia thuộc Enterprise Estonia, phối hợp với Đại sứ quán Estonia tại Trung Quốc (kiêm nhiệm Việt Nam), chuyến công tác tới Việt Nam lần này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của Estonia, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và tìm kiếm cơ...

Cùng chuyên mục

190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HCM CityWeb) – Tối 04/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ Công bố 190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Ảnh: VGP  ...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài

(HCM CityWeb) – Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo về tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 13925/SKHĐT-KTĐN ngày 10/10/2024. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (Ảnh mingh họa) Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất với đề xuất của...

Phát động thi đua “50 ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ đưa tuyến đường sắt đô thị số 1 vận hành chính thức trong...

(HCM CityWeb) – Sáng 28/10, Ban Quản lý đường sắt đô thị phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn thành các công việc để đưa tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức trong năm 2024. Ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh, phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn...

24/10 – 5/11: Diễn đàn mùa Thu Thành phố Hồ Chí Minh – Hoa Kỳ năm 2024

(HCM CityWeb) – Nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trọng điểm, kết nghĩa của Hoa Kỳ, góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, UBND TP.Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tổ chức Diễn đàn mùa Thu Thành phố Hồ Chí Minh - Hoa Kỳ năm 2024. ...

Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98 của Quốc hội

(HCM CityWeb) – Sáng 24/10, đoàn giám sát của Thường trực HĐND Thành phố Hồ Chí Minh do ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi giám sát việc triển khai, thực hiện chủ đề năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội” đối với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Cục Thuế TP.Hồ Chí...

TP.Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển Thương mại điện tử

(HCM CityWeb) – Ngày 23/10, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề xuất Bộ Công Thương một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng TMĐT. Các sàn TMĐT vị phạm vi phạm quy định trong hoạt động xúc tiến thương mại ...

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild “Xây dựng – Công nghiệp và trang trí nội ngoại thất”

(HCM CityWeb) - Ngày 23/10, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ diễn ra khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng - Công nghiệp và trang trí nội ngoại thất”. Tìm hiểu các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm quốc tế Vietbuild 2024   Triển lãm có quy mô hơn 1.000 gian...

SATRA cần tập trung lãnh đạo các DN thành viên đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

(HCM CityWeb) - Ngày 22/10, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 19, Khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025 (phiên mở rộng) sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 9 tháng và triển khai phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 do Đảng ủy Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) tổ chức đã diễn ra. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Dũng đã đến dự. ...

Phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và Quy chế thi tuyển Phương án kiến trúc hạng mục: Nút giao thông Bình Thái

(HCM CityWeb) – Ngày 21/10, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 2 Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và Quy chế thi tuyển “Phương án kiến trúc hạng mục: Nút giao thông Bình Thái thuộc dự án thành phần 1: Xây dựng Vành đai 2 Thành phố, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Thủ Đức”. Nút giao thông Bình Thái. Ảnh: Tuổi Trẻ Theo...

Ủy ban Kinh tế lo ngại giá nhà đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 21-10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày thẩm tra về báo cáo của Chính phủ, đã cho rằng, năm 2024, vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất