Powered by Techcity

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

SGGPO


Chiều 25-7, nhiều văn nghệ sĩ trong nước không khỏi bất ngờ khi nhận được thông tin của gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thông báo ông đã qua đời vào ngày 24-7, hưởng thọ 87 tuổi. Cách đây không lâu, vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng vừa từ biệt cuộc đời vào ngày 6-7.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông tốt nghiệp ban Việt Hán – Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân triết học – Đại học Văn khoa Huế.

Từ năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ. Ông từng là Tổng thư ký, Chủ tịch Hội VHNT Bình Trị Thiên cũ, Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt (Hội VHNT Quảng Trị).

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ảnh 1

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông tham gia sáng tác đa dạng với thơ, nhàn đàm, bút ký. Tuy nhiên, nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, độc giả vẫn thường nhớ đến ông như một tác giả độc đáo của thế loại bút ký.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm, Bản di chúc của cỏ lau, Huế – di tích và con người, Lời tạ từ gửi từ một dòng sông… Trong đó, Ai đã đặt tên cho dòng sông được xem là tập bút ký nổi tiếng nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết đúng vào lúc Huế đang tiết cốc vũ, tháng 1-1981.

Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã đạt nhiều giải thưởng và tặng thưởng văn học, như: Tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2002, 2007); Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2007; Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam cho tập bút ký Rất nhiều ánh lửa (1980 – 1981); Tặng thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam cho Miền gái đẹp (2001); Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003). Ngoài văn xuôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ.

Thông tin từ gia đình cho biết, lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được tổ chức từ 4 giờ ngày 30 đến chiều 31-7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế (Số 3 Phan Bội Châu, phường Vinh Ninh, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).



Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá vẻ đẹp cảnh Việt trong văn chương

SGGP 12/11/2023 05:55 Tại Hội sách Frankfurt (Đức) vừa qua, ấn phẩm Những miền lưu dấu - Cảnh Việttrong văn chương do NXB Kim Đồng ấn hành, đã được đưa vào danh sách tác phẩm đáng chú ý nhất năm 2023 cho thanh thiếu niên. Đây là cuốn sách duy nhất của Việt Nam, cũng là 1 trong 200 cuốn sách vượt qua 5.000 tác phẩm được đề cử để có mặt ở danh sách “The White Ravens”. Đến...

Tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại Huế

SGGPO 30/07/2023 18:00 Từ 14 giờ ngày 30-7, chương trình tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức diễn ra tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo sở, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế, bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình cùng...

Sông Hương dang rộng vòng tay đón ông về

Trước đó không lâu, người bạn đời của ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời vào ngày 6-7 (hưởng thọ 75 tuổi). Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại TP Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông từng là Tổng thư ký và Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng Biên tập Tạp chí Cửa...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất