Powered by Techcity

Nắm bắt thời cơ, vận hội mới trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ: “Trong bối cảnh tình hình thế giới có những cơ hội song cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, lấy đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng làm động lực, huy động mạnh mẽ sức dân, gắn kết chặt chẽ ý Đảng với lòng dân làm nền tảng, nhất định Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ngừng phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

thoi luan.jpg -0
Hạ tầng đồng bộ, hiện đại được xác định là một trong ba ưu tiên đột phá chiến lược của thời kỳ mới.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng ngày 27/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng và tiến độ, trước hết cần thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới; từ đó có nhận thức đúng về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Đại hội Đảng lần thứ XIV và Báo cáo chính trị trình Đại hội.

Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại New York (Hoa Kỳ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu nhiều nội dung quan trọng, trong đó khẳng định, sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai ở phía trước. “Những thành tựu to lớn mà chúng tôi đạt được bắt nguồn từ con đường đúng đắn mà Việt Nam đã lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với nỗ lực và quyết tâm của toàn dân tộc. Vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, từ một đất nước từ thân phận nô lệ, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã giành lại độc lập và ngày nay đã khẳng định vị trí của một nền kinh tế phát triển năng động” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Những khái niệm nêu trên thể hiện quan điểm nhất quán trong đánh giá về thành tựu cũng như thời cơ, bối cảnh mới của đất nước, từ đó tạo động lực, niềm tin của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, hướng đến các mục tiêu mới.

Có thể thấy, “khởi điểm mới” thường gắn với một dấu mốc thời gian, được xác định dựa vào những sự kiện hoặc những thay đổi quan trọng về nhận thức và hành động. “Kỷ nguyên mới” hay thời kỳ mới được xác định với những dấu mốc hệ trọng, thể hiện những thay đổi có tính chất bước ngoặt, tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển đất nước. Nhìn lại lịch sử nước ta cho thấy những dấu mốc có ý nghĩa bước ngoặt như vậy. Năm 938, với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra kỷ nguyên mới gắn với nền độc lập và tự chủ đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên của độc lập dân tộc và đi lên CNXH. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã kết thúc cuộc kháng chiến cứu nước kéo dài 30 năm gian khổ, ác liệt nhưng cũng đầy vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng ta đã đánh dấu quá trình cả dân tộc quyết tâm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.

Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, những thành tựu đạt được là hết sức to lớn, quan trọng, đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hiện nay. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai phía trước. Đến nay, quy mô của nền kinh tế và thương mại Việt Nam lần lượt ở top 40 và 20 trên thế giới. Nền kinh tế năm 2023 đã tăng 96 lần so với năm 1986 và là một điểm sáng được Liên hợp quốc ghi nhận trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam ngày nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và toàn bộ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của ASEAN và hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ với 224 thị trường tại các châu lục. Tính đến tháng 10/2024, Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 8 nước.

Với tinh thần độc lập, tâm thế tự lực, tự cường, tự tin và tự hào dân tộc, Việt Nam quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong mỏi là xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, tiến tới “sánh vai các cường quốc năm châu”. Với thế và lực đã đạt được, trong kỷ nguyên mới, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là thực hiện thành công hai mục tiêu 100 năm mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Cụ thể, đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Những mục tiêu mới cũng đồng nghĩa với những thách thức mới, trong đó có việc nỗ lực nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện mức sống của người dân. Theo các nhà nghiên cứu, giai đoạn 2026-2030, áp lực để đạt GDP theo đầu người khoảng 7.500-8.000 USD vào năm 2030 là khả quan. Nếu như không có tác động bất thường xảy ra thì chỉ tiêu này là rất triển vọng, cùng với đó là cơ cấu kinh tế, đóng góp của kinh tế số, TFP, ICOR, năng suất lao động và tỷ lệ đô thị hóa, môi trường, tuổi thọ trung bình… cần phải đạt được bước phát triển mới.

Giai đoạn 2030-2045, mục tiêu thu nhập bình quân theo đầu người khoảng 18.000 USD vào năm 2045 cũng là khả thi. Tuy nhiên tốc độ, chất lượng tăng trưởng là điều vẫn đáng phải quan tâm, tương ứng với chỉ tiêu thu nhập theo đầu người có các chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình, về môi trường kinh tế, xã hội, về chỉ số GINI, chỉ số hạnh phúc. Đó là điều rất quan trọng khi Việt Nam xác định gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, quan tâm tới phát triển xã hội, phát triển con người là một mục tiêu ưu tiên, một đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong kỷ nguyên mới, cần nỗ lực thực hiện với ba ưu tiên đột phá chiến lược đã được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đó là thể chế, con người và cơ sở hạ tầng.

Theo đó, cần tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công-tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật.

Thứ hai, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trong thời kỳ mới, kỷ nguyên mới thì Đại hội lần thứ XIV của Đảng sẽ là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 – 2030), tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021 – 2030); hướng tới dấu mốc đất nước ta 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo nền tảng để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Trước những mốc son có tính bước ngoặt lịch sử này, cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất trông đợi, kỳ vọng lớn vào những quyết sách mới, mạnh mẽ và sáng suốt của Đảng mang tính đột phá. Bởi vậy, tại phiên họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, việc xây dựng Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở định hướng cho các văn kiện khác, thậm chí là “ánh sáng soi đường” cho những kỳ đại hội tiếp theo.

“Báo cáo chính trị lần này phải rút ra những điểm mới, nổi bật; đúc kết từ những vấn đề lý luận – thực tiễn mới của đất nước. Cần đánh giá đầy đủ về cơ hội và thách thức, những vấn đề đặt ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay; từ đó xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và định hướng phát triển, những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược để tạo bước phát triển mạnh mẽ cho đất nước trong giai đoạn mới” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.

cand.com.vn

Nguồn:https://cand.com.vn/thoi-su/nam-bat-thoi-co-van-hoi-moi-trong-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-i746709/

Cùng chủ đề

Đột phá mở đường, huy động những nguồn lực mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

  Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức UAE – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Đêm ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đến ba nước Trung Đông: Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Vương quốc Saudi Arabia và Nhà...

Dải đất chữ S hút các trùm công nghệ, “ông chú” 50 tuổi cắp sách đi học AI

(Dân trí) – Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Apple, Google, Microsoft hay mới đây nhất là Tập đoàn Meta – công ty mẹ Facebook. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Apple, Google, Microsoft hay mới đây nhất là Tập đoàn Meta...

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong những sự kiện đặc biệt của đất nước thời gian qua. Thông điệp của người đứng đầu Đảng, Nhà nước như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí...

Đưa đất nước vươn mình, vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Với thế và lực đã tích lũy sau gần 40 năm đổi mới; sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Việt Nam đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết, đề ra định hướng chiến lược, đột phá để đưa đất nước bước vào...

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường… tham dự hội nghị. Thống nhất những đột phá chiến lược Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh với...

Cùng tác giả

Bế mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM

79 thành viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 – 2029 ra mắt nhận nhiệm vụ tại đại hội – Ảnh: THANH HIỆP Phát biểu cùng thanh niên tại phiên trọng thể, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải trao đổi nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh thanh niên là lực lượng quyết định tương lai của thành phố. Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ hệ trọng Phiên làm...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024 chao đảo trước giờ G, vàng nhẫn chưa ngừng giảm

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh giảm. Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 86,9-88,6 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 100 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với kết phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng...

Danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Giải thưởng Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TP HCM phối với với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh, tri ân đóng góp của các cán bộ, nhà giáo. Hội đồng xét tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 đã họp, xét chọn và công bố danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản, cụ thể như sau: 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý...

Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 1.003.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.033.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với mức...

Nhượng quyền tác giả sách, nhiều bên cùng có lợi

TẬP TRUNG VỀ MỘT “BÀ ĐỠ” Tháng 8.2024, sau khi xuất bản hơn 10 tác phẩm của học giả Vương Hồng Sển rất được bạn đọc yêu thích, NXB Trẻ đã quyết định ký hợp đồng với đại diện gia đình học giả mua tác quyền hàng loạt tác phẩm của cụ. Một số tựa sách trong hợp đồng đang xúc tiến in ấn và sẽ sớm ra mắt gồm: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn tả pín lù, Chuyện...

Cùng chuyên mục

Bế mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM

79 thành viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 – 2029 ra mắt nhận nhiệm vụ tại đại hội – Ảnh: THANH HIỆP Phát biểu cùng thanh niên tại phiên trọng thể, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải trao đổi nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh thanh niên là lực lượng quyết định tương lai của thành phố. Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ hệ trọng Phiên làm...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024 chao đảo trước giờ G, vàng nhẫn chưa ngừng giảm

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh giảm. Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 86,9-88,6 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 100 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với kết phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng...

Danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Giải thưởng Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TP HCM phối với với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh, tri ân đóng góp của các cán bộ, nhà giáo. Hội đồng xét tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 đã họp, xét chọn và công bố danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản, cụ thể như sau: 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý...

Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 1.003.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.033.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với mức...

Nhượng quyền tác giả sách, nhiều bên cùng có lợi

TẬP TRUNG VỀ MỘT “BÀ ĐỠ” Tháng 8.2024, sau khi xuất bản hơn 10 tác phẩm của học giả Vương Hồng Sển rất được bạn đọc yêu thích, NXB Trẻ đã quyết định ký hợp đồng với đại diện gia đình học giả mua tác quyền hàng loạt tác phẩm của cụ. Một số tựa sách trong hợp đồng đang xúc tiến in ấn và sẽ sớm ra mắt gồm: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn tả pín lù, Chuyện...

Cách nhận biết sớm và tăng hiệu quả điều trị loãng xương

Nhằm hưởng ứng Ngày Loãng xương Thế giới, Trung tâm Truyền thông và khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TNHH Sandoz Việt Nam tổ chức chương trình Nâng cao nhận...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Luật Điện lực mới và vấn đề cấp bách triển khai thực hiện cải cách thị trường điện

Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21/10 đến 30/11/2024. Bản dự thảo luật lần này có thể...

Xu thế TOD đang lên ngôi

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị dựa trên hệ thống giao thông công cộng, đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đang chú trọng phát triển theo mô hình này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Xu hướng tất yếu của TOD Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhiều thách thức về môi trường đã xuất hiện, khiến các quốc...

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truyền tải điện

Nếu không có bảng tên đơn vị, ít ai biết đây là một trạm biến áp 220kV (Toàn cảnh Trạm GIS 220kV Hải Châu)  Đường Nguyễn Tất Thành chạy dọc ven biển phía quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tấp nập người qua lại, nhưng không phải ai cũng nhận ra sự hiện diện của một trạm biến áp công nghệ cao thuộc loại hiện đại nhất trong lòng thành phố. Phải nhìn tấm bảng tên, mọi người mới...

Tin nổi bật

Tin mới nhất