Powered by Techcity

Mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long


(MPI) – Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng.

Trên đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư diễn ra ngày 01/7/2024, tại tỉnh Cà Mau. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, trong đó đề ra 14 chỉ tiêu phát triển, 26 nhiệm vụ và 07 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần thực hiện đến năm 2030.

Đến nay sau 2 năm thực hiện đã hoàn thành 04/26 nhiệm vụ gồm các nhiệm vụ lớn trong đó trọng tâm là phê duyệt quy hoạch tỉnh của 13/13 địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành 5 dự án quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ như tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2, đang triển khai một số đoạn tuyến như tuyến Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng; Cần Thơ – Cà Mau; tuyến từ nút giao An Bình (Đồng Tháp) – Lộ Tẻ (Cần Thơ); tuyến Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang); cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh (đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận); Cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi; nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II… Đang hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Nghị quyết 108 của Chính phủ về vay 2,53 tỷ USD để đầu tư hệ thống đường ven biển và các dự án quan trọng của vùng. Các dự án còn lại đang được các Bộ, ngành và địa phương xây dựng lộ trình nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Qua 02 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với không ít rủi ro, giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; thiên tai, sạt lở diễn biến phức tạp nhưng tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Vùng có nhiều kết quả khả quan.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng trên kinh tế; cao gấp gần 1,3 lần so bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 72,32 triệu đồng/người, tăng 10,1% so với năm 2022 (65,69 triệu đồng/người).

Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng; khu vực dịch vụ tăng nhẹ. Cơ cấu của 3 khu vực năm 2023 lần lượt là 30,05%; 27,62%; 37,07% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 5,26%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 4,15%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (5,71%).

Môi trường kinh doanh được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất, trong đó, Long An là địa phương bứt phá mạnh mẽ, đứng thứ 2 về chỉ số PCI năm 2023 (sau Quảng Ninh).

Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Đối với công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng, các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho Vùng, cụ thể như Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó 07 dự án quan trọng của Vùng được áp dụng; Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 08 chính sách đặc thù; Luật Đất đai, trong đó phân cấp cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng, bãi bỏ thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển đổi rừng, đây là chính sách sẽ tháo gỡ rất nhiều cho các địa phương trong Vùng.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Về triển khai các hoạt động Hội đồng điều phối Vùng, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, qua 6 tháng thực hiện kế hoạch hoạt động Hội đồng vùng năm 2023, đến nay đã cơ bản hoàn thành 13/27 nhiệm vụ đạt tỷ lệ 48% đó là các nhiệm vụ về công tác quy hoạch, kiện toàn, xây dựng bộ máy điều phối vùng ở các cấp, các nhiệm vụ còn lại về rà soát cơ chế chính sách đặc thù, xây dựng các đề án về phát triển các ngành, lĩnh vực đang được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, thực hiện.

Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện các hoạt động liên kết, kết nối để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; đã phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết về hợp tác giữa các địa phương trong vùng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh; đã ký kết biên bản ghi nhớ liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau giữa 4 tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang, đã thay đổi rõ nét từ tư duy cho đến hành động cụ thể với phương châm “không thể đi xa nếu không đi cùng nhau”.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, mặc dù thời gian triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ không dài; Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập mới thay thế Hội đồng vùng được thành lập năm 2021 nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, địa phương trong vùng đã quán triệt nội dung, ban hành các kế hoạch hành động, phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Về cơ bản, kinh tế – xã hội từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực; Công tác điều phối, liên kết vùng dần nhịp nhàng, phát huy hiệu quả; Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; Công tác an sinh xã hội được quan tâm đầy đủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số hạn chế, khó khăn trong điều phối, phát triển Vùng. Liên kết hợp tác còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp; Chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân của những khó khăn trên là các nhiệm vụ, giải pháp đề ra có tính dài hạn, thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nguồn lực thực hiện chính sách dựa nhiều vào Ngân sách Trung ương trong khi nguồn vốn NSTW còn khó khăn. Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng và phát huy hiệu quả cần có thời gian và “độ trễ” nhất định, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về triển khai thực hiện quy hoạch vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, quy hoạch vùng này đã được ban hành sớm nhất so các vùng trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch Vùng tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07/7/2023, đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của Vùng trong thời kỳ quy hoạch. Với tổng số 363 chương trình, dự án của quy hoạch được xác định, đây là những dự án lớn, quan trọng, có tính chất dẫn dắt, có tác dụng lan tỏa sẽ ưu tiên tập trung đầu tư trước, đầu tư dứt điểm và đưa vào sử dụng để làm mồi dẫn thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách; trong đó hạ tầng giao thông được xác định là một trong những khâu đột phá chính cho phát triển kinh tế – xã hội vùng nói chung và thúc đẩy liên kết vùng nói riêng với tổng số 116 dự án.

Quy hoạch vùng đã định hướng từng bước thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa là chính sang mô hình thủy sản – trái cây – lúa gạo nhằm tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch Vùng, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới toàn vùng.

Về rà soát cơ chế, chính sách đặc thù Vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, trên cơ sở đề xuất của các địa phương trong vùng rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách dựa trên nguyên tắc các cơ chế, chính sách phải phù hợp với cấp có thẩm quyền, các chính sách thí điểm rõ đã phát huy trong thực tiễn, có hiệu lực, hiệu quả, lồng ghép một số địa phương có ý kiến chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Không thí điểm các chính sách đã có kế hoạch ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2024-2025.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, sau khi rà soát, ngoài các chính sách có thể áp dụng chung các vùng khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số chính sách áp dụng riêng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là, cơ chế, chính sách về cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch; Cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30ha/hồ) trữ nguồn nước ngọt dự phòng.

Thứ hai là, ban hành chính sách phát triển nông lâm ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước; chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ người nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép được chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang sang đất trồng hoa màu, trái cây,… với định mức ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Thứ ba là, cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển.

Thứ tư là, nâng mức đặc thù về suất đầu tư cho các công trình giao thông xây dựng mới hoặc bảo trì đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ năm là, chính sách đào tạo thu hút nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Các nội dung chính sách được rà soát, trong đó, tập trung làm rõ sự cần thiết đề xuất ban hành chính sách mới hoặc tính hiệu quả của các chính sách hiện hành. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, tích hợp, lồng ghép các cơ chế, chính sách và tập trung bố trí nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính nhất quán và hiệu lực, hiệu quả.

Về tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng, các dự án cao tốc, quốc lộ trên địa bàn hiện đang triển khai tại các địa phương trong Vùng như Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Long An; Dự án đầy tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án liên kết vùng khác đang gặp một số khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại một số đoạn; nguồn vật liệu cát đắp nền đường khan hiếm do nhu cầu rất lớn trong khi thủ tục mở các mỏ cát mới rất chậm, khó đáp ứng được tiến độ dự án./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-7-1/Mo-ra-cac-co-hoi-phat-trien-moi-va-dinh-hinh-cac-ga252y9.aspx

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

(MPI) – Tại buổi tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige vào ngày 28/6/2024, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án trọng điểm giữa hai nước vào khai thác. Thứ trưởng Trần Quốc Phương và Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige tại buổi tiếp. Ảnh: MPI Chào mừng ông Watanabe Shige...

Thăm trường học mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ

(HTV) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Mông Cổ từ ngày 03 đến ngày 06/7, đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM cùng Đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM đã tới thăm Trường liên cấp số 14 mang...

Tăng bứt phá, vàng nhẫn áp sát giá vàng miếng SJC

Giá vàng miếng SJC Chốt phiên giao dịch tuần được Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với đầu phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98-76,98...

TP.Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác chuyển đổi số và thương mại đầu tư

(HCM CityWeb) – Chiều 3/7, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tiếp ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore đến chào ra mắt nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại TP.Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chào xã giao ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh   Tại buổi tiếp, ông Pang...

Sự dịch chuyển chất lượng giáo dục

Mặt bằng điểm chuẩn năm nay giảm không nằm ngoài dự đoán vì ngoài môn tiếng Anh được đánh giá “dễ thở” thì 2 môn còn lại là ngữ văn và toán đều có sự phân hóa mạnh, trong đó thể hiện rõ nét nhất ở môn toán. Vì vậy, điểm thi của thí sinh thấp hơn, điều này dẫn đến điểm chuẩn theo chiều hướng giảm. ĐIỂM TRƯỜNG TỐP ĐẦU GIẢM, TRƯỜNG TỐP 2, 3 TĂNG Thống kê 15 trường...

Cùng tác giả

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

(MPI) – Tại buổi tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige vào ngày 28/6/2024, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án trọng điểm giữa hai nước vào khai thác. Thứ trưởng Trần Quốc Phương và Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige tại buổi tiếp. Ảnh: MPI Chào mừng ông Watanabe Shige...

Thăm trường học mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ

(HTV) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Mông Cổ từ ngày 03 đến ngày 06/7, đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM cùng Đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM đã tới thăm Trường liên cấp số 14 mang...

Tăng bứt phá, vàng nhẫn áp sát giá vàng miếng SJC

Giá vàng miếng SJC Chốt phiên giao dịch tuần được Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với đầu phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98-76,98...

TP.Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác chuyển đổi số và thương mại đầu tư

(HCM CityWeb) – Chiều 3/7, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tiếp ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore đến chào ra mắt nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại TP.Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chào xã giao ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh   Tại buổi tiếp, ông Pang...

Sự dịch chuyển chất lượng giáo dục

Mặt bằng điểm chuẩn năm nay giảm không nằm ngoài dự đoán vì ngoài môn tiếng Anh được đánh giá “dễ thở” thì 2 môn còn lại là ngữ văn và toán đều có sự phân hóa mạnh, trong đó thể hiện rõ nét nhất ở môn toán. Vì vậy, điểm thi của thí sinh thấp hơn, điều này dẫn đến điểm chuẩn theo chiều hướng giảm. ĐIỂM TRƯỜNG TỐP ĐẦU GIẢM, TRƯỜNG TỐP 2, 3 TĂNG Thống kê 15 trường...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

(MPI) – Tại buổi tiếp Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige vào ngày 28/6/2024, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án trọng điểm giữa hai nước vào khai thác. Thứ trưởng Trần Quốc Phương và Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Watanabe Shige tại buổi tiếp. Ảnh: MPI Chào mừng ông Watanabe Shige...

Thăm trường học mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ

(HTV) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Mông Cổ từ ngày 03 đến ngày 06/7, đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM cùng Đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM đã tới thăm Trường liên cấp số 14 mang...

Tăng bứt phá, vàng nhẫn áp sát giá vàng miếng SJC

Giá vàng miếng SJC Chốt phiên giao dịch tuần được Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với đầu phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 74,98-76,98...

TP.Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác chuyển đổi số và thương mại đầu tư

(HCM CityWeb) – Chiều 3/7, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tiếp ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore đến chào ra mắt nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại TP.Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chào xã giao ông Pang Te Cheng, tân Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh   Tại buổi tiếp, ông Pang...

Sự dịch chuyển chất lượng giáo dục

Mặt bằng điểm chuẩn năm nay giảm không nằm ngoài dự đoán vì ngoài môn tiếng Anh được đánh giá “dễ thở” thì 2 môn còn lại là ngữ văn và toán đều có sự phân hóa mạnh, trong đó thể hiện rõ nét nhất ở môn toán. Vì vậy, điểm thi của thí sinh thấp hơn, điều này dẫn đến điểm chuẩn theo chiều hướng giảm. ĐIỂM TRƯỜNG TỐP ĐẦU GIẢM, TRƯỜNG TỐP 2, 3 TĂNG Thống kê 15 trường...

Ninh Thuận chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cả hai hình thức: Trực tiếp triển khai nghiêm túc, sâu rộng quy chế dân chủ ở cơ sở và gián tiếp thông qua đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị-xã hội. Mở rộng thực hành dân chủ Nghiêm túc, bài bản, sáng tạo...

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Tận dụng sân bay Long Thành để phát triển

Mô hình sân bay Long Thành. Khu vực làm sân bay cũng là nơi được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng – Ảnh: TL Quyết định do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 3-7. Lấy sông Đồng Nai, sân bay làm động lực mới để phát triển Theo đồ án quy hoạch được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng...

Máy bay móp cánh vì đâm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Sự cố hàng không xảy ra vào chiều 3/7, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM. Theo đó, máy bay Boeing 777 mang số hiệu EVA396 dự kiến khởi hành lúc 16h34 cùng ngày từ Tân Sơn Nhất đi Đài Loan (Trung Quốc). Khi đang di chuyển ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đâm trúng cột đèn chiếu sáng.  Vụ việc khiến một phần cánh máy bay...

Vietnam Ete and Enertec Expo 2024

GELEX ELECTRIC mang nhiều sản phẩm mới tham gia Triển lãm Công nghệ thiết bị điện 2019 Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về cơ khí chính xác: Hướng tới sự phát triển bền vững Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ, Thiết bị Điện – Vietnam ETE và Sản phẩm Tiết kiệm Năng lượng, Năng lượng xanh – Enertec Expo năm 2024 chỉ còn gần 1 tháng nữa sẽ chính thức khai mạc từ 17 đến...

Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tại TP.HCM sơ kết công tác 6

(HTV) - 6 tháng đầu 2024, các đơn vị trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tại TP.HCM đã chủ động triển khai, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách ước đạt 84% kế hoạch năm, doanh thu đạt gần 47% kế hoạch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất