Powered by Techcity

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan… Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích đến vậy.

Nếu bạn bắt chuyện với bất cứ người trẻ nào tại TP.HCM, họ sẽ cho bạn biết tất tần tật các địa chỉ bán phá lấu ngon nằm đâu đó giữa lòng thành phố sầm uất. Phá lấu là món ăn được ưa chuộng trong giới học sinh, sinh viên bởi nó “ngon-bổ-rẻ”, lại chẳng cần phải tốn công đi xa để tìm vì thường được bày bán ngay gần cổng trường. Không gì tuyệt hơn bằng việc được ngồi thưởng thức vị ngọt và béo của chén phá lấu ăn cùng bánh mì hay mì gói sau những giờ học tập căng thẳng!

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn - 1

Khi nhắc đến phá lấu, người thành phố sẽ nghĩ ngay đến hai loại. Một là, những chén phá lấu nước màu cam đục thơm ngậy hương nước dừa. Hai là, những dĩa phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả, điểm xuyết thêm chút sắc xanh của cọng rau muống xào tỏi. Dù phương pháp chế biến có khác nhau, nhưng tóm tại, phá lấu là món ăn dân dã được làm nên bởi nội tạng gia súc hoặc gia cầm gồm bao tử, phèo, phổi, tim, gan…

Điểm ấn tượng của phá lấu nằm ở chỗ mùi vị. Khi thưởng thức, nên thêm một chút ớt cay, chấm ngập miếng phá lấu trong chén nước chấm xốt me để khuếch đại vị đậm đà của món ăn. Bằng cách kết hợp những “nốt” hương ngọt, mặn, cay, chua đặc trưng Nam bộ, bên trong món phá lấu là một “bản giao hưởng” ẩm thực vô cùng thú vị.

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn - 2

Thường được bày bán trên vỉa hè, xe đẩy hàng rong hay bên trong những tiệm ăn bình dân, phá lấu là món ăn phù hợp cho cả bữa sáng lẫn bữa khuya. Hầu hết người bán sẽ mở hàng từ sáng sớm và bán cho đến khi nào hết sạch thì thôi. Một vài nơi khác lại chọn bán từ chiều, lúc giờ tan tầm, cho đến tận khuya để phục vụ nhu cầu ăn uống của những thực khách nơi thành phố không bao giờ ngủ.

Ở TP.HCM, các quận 5, 6, 11 và một phần quận 8 là những khu vực tập trung nhiều tiệm phá lấu. Cũng chẳng lấy làm lạ, bởi lẽ, đây vốn là “thành phố” Chợ Lớn xưa kia, nơi sinh sống của cộng đồng người Việt gốc Hoa – những người đã góp phần mang văn hóa thưởng thức phá lấu bình dị đến chốn đô thị phồn hoa suốt nhiều năm tháng.

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn - 3

Phá lấu được cho là bắt nguồn từ tập tục ăn uống của người Hoa gốc Triều Châu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những ghi chép về món ăn này trong một chương sách nổi tiếng của nhà văn Hàn Dũ (thời Đường, Trung Quốc) có tên “Sơ Nam thực di nguyên tập bát hiệp”. Theo đó, phá lấu đã có trên bàn ăn của người Triều Châu từ thời cổ đại. Hơn thế, nó không chỉ đơn thuần là một món ăn để lấp đầy bụng trống mà còn là chỉ dấu minh chứng cho trình độ chế biến thức ăn “thượng thừa” của người Triều Châu.

Theo nhà nhân loại học Claude Lévi-Strauss, con người từ thuở sơ khai đã liên tục có những chuyển biến trong cách ăn uống nói chung, từ chỗ “thuận tự nhiên” dần bước sang hình thức “ăn uống có bản sắc”.

Tức là, thay vì dùng lửa để làm chín thức ăn bằng phương pháp nướng đơn thuần, con người đã biết sáng tạo nên nhiều phương pháp làm chín khác nhau, kết hợp việc sử dụng gia vị để làm ra món ăn thể hiện trí tuệ và văn hóa riêng có. Do đó, món phá lấu được tạo nên bởi cách luộc hoặc kho, có sử dụng thêm gia vị, của người Triều Châu được xem là một đại diện cho sự phát triển tinh tế của ẩm thực.

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn - 4

Nhưng khi du nhập vào Chợ Lớn – Sài Gòn, phá lấu đã vượt khỏi ranh giới của ẩm thực Triều Châu, mang trong mình sự dung hòa của cả ba nền văn hóa của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer.

Món phá lấu ở Chợ Lớn phần nhiều được chế biến từ nội tạng heo. Nguyên nhân được cho rằng, heo là loài động vật sinh trưởng tốt trong môi trường sông ngòi chằng chịt ở Nam bộ thuở hoang sơ. Do đất đai màu mỡ, nguồn nước đủ đầy nên cây trái có nhiều vô số, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho loài heo ăn tạp, giúp chúng sinh sôi nảy nở.

Vì vậy, người Nam bộ cũng thường chuộng ăn thịt heo hơn các loại thịt gia súc khác. Nói về cách chế biến, người nấu sẽ làm sạch từng bộ phận nội tạng, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi đem luộc hoặc khìa, thêm nước dừa beo béo, đặc biệt, có sử dụng cả đường thốt nốt – loại gia vị được làm nên từ cây thốt nốt mang dấu ấn của ẩm thực Khmer, để lấn át mùi đặc trưng của nội tạng và cũng để phù hợp với gu ăn ngọt của người dân phương Nam.

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn - 5

Qua bao thế hệ người dân TP.HCM, món phá lấu đã xóa nhòa đi ranh giới văn hóa mà nó vốn có. Từ một phương thức chế biến mang đậm bản sắc xứ Triều Châu, được du nhập vào mảnh đất Đàng Trong qua những con thuyền giao thương nhộn nhịp, rồi hòa hợp trong sắc thái ẩm thực khẩn hoang phương Nam, phá lấu đã trở thành món ăn đường phố gắn liền với bao kí ức của người dân thành phố.

Nếu có dịp đến TP.HCM hoa lệ, du khách có thể thưởng thức phá lấu tại một vài địa chỉ sau đây:

1. Phá lấu xào me Bình Tây, địa chỉ số 36B Bình Tây, phường 1, quận 6.

2. Phá lấu xiên que và gà nướng vỉa hè, địa chỉ số 565/21 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5.

3. Phá lấu Dì Hạnh, địa chỉ số 102 Phan Văn Trị, phường 2, quận 5.

Nguyễn Bảo, ảnh: Shutterstock

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/an-gi/le-la-duong-pho-thuong-thuc-pha-lau-nuc-tieng-sai-gon-c12a64912.html

Cùng chủ đề

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

TPHCM đứng top đầu điểm đến có đồ ăn ngon nhất thế giới

Vượt qua Bắc Kinh, Bangkok, Kuala Lumpur và nhiều điểm đến châu Á khác, TPHCM xếp thứ 4 trong top 20 thành phố hiện có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới. Time Out, tạp chí du lịch danh tiếng có trụ sở tại Anh, vừa công bố danh sách 20 thành phố có nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới năm 2024. Bảng xếp hạng kèm những gợi ý ẩm thực được lập ra, dựa trên ý kiến của...

Nơi nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng cống hiến

(HTV) - Hòa bình được lặp lại, Sài Gòn - TP.HCM là chốn thành thị hội tụ những người tài từ mọi miền đất nước, họ chọn đến xây ước mơ, sự nghiệp, hạnh phúc của mình tại mảnh đất này. ...

Cùng tác giả

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

Cùng chuyên mục

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa. Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

TP.HCM tưng bừng pháo hoa mừng ‘Tết thống nhất’

Trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối nay (30/4), TP.HCM tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật, với những màn pháo hoa rực sáng trời đêm thành phố trong ngày vui “thống nhất non sông”.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử, nơi lưu dấu mốc son chói lọi – chiến thắng ngày 30/4/1975, mà còn là một biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, đúng như tên gọi ngày nay của công trình này – Hội trường Thống Nhất.

Chơi gì ở TP HCM trong tuần lễ du lịch?

Tuần lễ du lịch TP HCM năm nay có nhiều hoạt động du lịch, chương trình tham quan trải dài 21 quận, huyện và TP Thủ Đức. Đây là lần thứ 3 tuần lễ du lịch TP HCM được tổ chức. Chương trình năm nay diễn ra từ ngày 4/12 đến ngày 10/12 với những hoạt động mới như triển lãm Van Gogh đầu tiên ở Việt Nam, tô màu tranh doodle lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, có những...

Công bố 100 điều thú vị về TP HCM

Sở du lịch TP HCM công bố 100 điều thú vị về thành phố, theo 10 hạng mục như chương trình tham quan, điểm tham quan, điểm giải trí, mua sắm, nhà hàng. "TP HCM - 100 điều thú vị" được công bố tối 3/12 như một cuốn cẩm nang cho du khách tham khảo khi du lịch tại thành phố. Công bố dựa trên hơn 104.000 lượt bình chọn đối với 10 hạng mục gồm chương trình tham quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất