Powered by Techcity

Kỷ niệm 78 năm ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 _ 23-9-2023): Vang mãi nhịp quân hành Nam tiến

Ngày 23-9 lịch sử ấy vừa đúng 3 tuần sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, toàn dân Việt bước vào một cuộc chiến đấu mới mà không ai nghĩ sẽ kéo dài đến 9 năm sau đó. Cho đến bây giờ, sau gần 8 thập niên, nhìn lại những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, chúng ta vẫn chưa hết ngạc nhiên khi gần như ngay lập tức cả nước vào trận với cuộc hành quân Nam tiến.

Từ biên cương phía Bắc đến tận cùng phương Nam…

Trong những lần tiếp xúc với người lính cuối cùng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ), cụ Tô Văn Cắm (Tô Tiến Lực) vẫn nhắc lại với chúng tôi về những ngày từ Cao Bằng về Hà Nội rồi tham gia đoàn quân Nam tiến theo lời kêu gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ được thành lập trong cánh rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng, khi chúng tôi gặp, cụ Tô Văn Cắm là người cuối cùng còn lại. Trong những đồng đội đầu tiên của cụ Tô Văn Cắm, về sau có những người là những tướng lĩnh lẫy lừng, như Đội trưởng đội VNTTGPQ Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ) sau này là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 3, Quân khu Trị Thiên (Tướng Hoàng Sâm hy sinh trên chiến trường Trị Thiên năm 1968, khi mới 53 tuổi); tướng Hoàng Văn Thái tham gia từ trận đánh đầu tiên ở Phai Khắt – Nà Ngần năm 1944 cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 và mang tới quân hàm Đại tướng… Rất nhiều người sau này là sĩ quan cao cấp hoặc giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền. Riêng cụ Tô Văn Cắm cứ mải miết một đời dân, một thường dân đúng nghĩa. Người lính đầu tiên ấy theo đoàn quân đi từ cánh rừng Trần Hưng Đạo cho đến ngày cách mạng thành công, và rồi khi Pháp quay lại tái chiếm, ông Cắm lại theo đoàn quân Nam tiến. Từ Cao Bằng, bước chân người lính cuốn anh lính trẻ vào những trận đánh tận Rạch Giá cực Nam vào năm 1946. Thời buổi bây giờ, khi xe tàu, đường sá rất thuận lợi nhưng nói đến khoảng cách từ Cao Bằng đến Rạch Giá cũng đủ cho người ta mịt mù hình dung, huống hồ gần 80 năm trước. Người lính Cao Bằng trong đoàn quân Nam tiến ấy chiến đấu và bị thương nặng ở Rạch Giá nên phục viên trở về Cao Bằng. Khi quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, ông tiếp tục cầm súng ra trận. Bị thương nặng một lần nữa trong Chiến dịch Biên giới (1950), ông mới thật sự chia tay đời lính, trở lại làm một người nông dân ở bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình.

Không chỉ có câu chuyện người lính của đội quân đầu tiên từ Cao Bằng tham gia Nam tiến, vị chỉ huy đầu tiên của đoàn quân Nam tiến, rồi sau đó giữ chức Chính ủy Quân giải phóng Nam bộ, cũng là một người con của Cao Bằng – ông Hoàng Đình Giong. Tư liệu của lịch sử Đảng bộ Cao Bằng viết về ông: “Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tháng 10-1945, đồng chí Hoàng Đình Giong được Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi tên thành Võ Văn Đức. Đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng bộ đội Nam tiến vào miền Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Nhằm thống nhất các lực lượng vũ trang trong những ngày đầu chống Pháp, ngày 23-11-1945, Hội nghị Quân sự Nam bộ cử đồng chí Võ Văn Đức (đồng bào Nam bộ thường gọi là Vũ Đức) làm Chính ủy Quân giải phóng Nam bộ. Tháng 12-1945, Xứ ủy Nam bộ quyết định chia Nam bộ thành 3 chiến khu, đồng chí Vũ Đức được phân công làm Khu bộ trưởng Khu 9 và cùng một đơn vị tiếp tục Nam tiến đến Cà Mau. Lúc này, tình hình Nam bộ gặp rất nhiều khó khăn. Quân Pháp trở lại chiếm đóng nhiều nơi ở miền Trung và Tây Nam bộ. Đồng chí chủ trương tạm thời rút các đơn vị chủ lực về Cà Mau để củng cố tổ chức. Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến tranh nhân dân ở miền Tây Nam bộ phát triển mạnh mẽ, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề”.

Mãi vọng vang lời sông núi

Dẫn lại câu chuyện về vị chỉ huy của đoàn quân Nam tiến Hoàng Đình Giong và người lính trẻ từ cánh rừng Cao Bằng vào chiến đấu tại Rạch Giá để nói rằng, đoàn quân Nam tiến những ngày cùng Nam bộ kháng chiến thực sự mang một cảm hứng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc. Rất nhiều tấm ảnh tư liệu về chuyến tàu chở đội quân Nam tiến đầu tiên rời ga Hàng Cỏ hôm 26-9-1945 (chỉ 3 ngày sau khi Pháp nổ súng ở Sài Gòn) cho thấy không khí cả nước vì Nam bộ ngày ấy. Đoàn tàu ghé ga Nam Định nhận thêm đơn vị Ninh Bình – Nam Định, vào ga Thanh Hóa, Vinh hay Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, ga nào cũng có đơn vị Nam tiến địa phương đón sẵn.

Nhà văn Thái Vũ trong một bài viết về chuyến tàu này cho biết: Tàu vào đến ga Huế trưa 29-9-1945, chi đội Trần Cao Vân đặc cử chi đội trưởng Cao Văn Khánh dẫn một đại đội theo đoàn Nam tiến. Cao Văn Khánh chính là một học viên của Trường Thanh niên tiền tuyến Huế mà chúng tôi có dịp nhắc đến. Người sĩ quan chỉ huy chi đội Nam tiến của Huế ấy, dài theo đường binh nghiệp sau này là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Rất nhiều tư liệu giai đoạn này còn ghi lại những câu chuyện cảm động về tinh thần Nam tiến của người dân cả nước tình nguyện vào chiến đấu cùng quân dân Nam bộ. Trong cuốn Lịch sử Hải Phòng (tập 3) có chi tiết cảm động: “Ngày 17-1-1946, hai Thượng tọa Nguyễn Châu và Võ Giác Thuyên gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ hai trung đội Tăng già cứu quốc chùa Bắc Mã (Đông Triều) và chùa Phương Mỹ (Thủy Nguyên) gồm toàn bộ các nhà sư xin được tạm cởi áo cà sa xung phong vào Giải phóng quân lên đường Nam tiến”.

Giáo sư Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ lúc đó, nhớ lại: “Một đêm khuya chưa ngủ, tại tổng hành dinh, chúng tôi nhận được tin làm tỉnh cả người như tiếng pháo nổ bên tai, một tin làm sung sướng như được ngàn vàng khi túng thiếu: Đoàn quân giải phóng từ Bắc, Trung vào tới tỉnh Biên Hòa trợ chiến cho Sài Gòn, Nam bộ kháng chiến! Chúng tôi mừng vui, sung sướng như người đang khát mà được một gáo nước mưa!… Cái quan trọng nhất là đoàn quân giải phóng đem vào là tình nghĩa đồng bào cả nước đoàn kết đánh quân cướp nước, là Bắc – Trung – Nam một lòng. Nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng để chiến thắng”.

(Theo: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đội du kích Ba Tơ – Nhớ lại và suy nghĩ)

Nam tiến không chỉ diễn ra rầm rộ ở trong nước. Ở hải ngoại, bà con kiều bào phát động phong trào hướng về Tổ quốc, quyên góp tiền mua vũ khí tốt, động viên con em gia nhập các đơn vị vũ trang, tổ chức các chi đội hải ngoại, cứu quốc quân hành quân gấp về Nam bộ tham gia chiến đấu. Nhiều Việt kiều ở Pháp, trong đó có những trí thức giỏi, tình nguyện về nước tham gia kháng chiến…

Giờ đây, đọc lại những trang sử hào hùng của những năm tháng Nam tiến, càng hiểu vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố ở Hội nghị Fontainebleau: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Từ Nam tiến, thành quả Cách mạng Tháng Tám với việc khai sinh ra nước Việt Nam độc lập được giữ vững. Và không chỉ vì Nam bộ, từ phong trào này đã tạo nên sức mạnh và niềm tin cho quân dân cả nước vững bước tiến vào cuộc kháng chiến trường kỳ, đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Tối 23-9-1945, nhận được điện, Thường vụ Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, nhất trí với quyết tâm kháng chiến của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, kêu gọi đồng bào cả nước hết sức ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam bộ. Ngày 24-9-1945, Chính phủ gửi điện chỉ thị Ủy ban Kháng chiến Nam bộ kêu gọi đồng bào Nam bộ kháng chiến và gửi Huấn lệnh cho quân và dân Nam bộ. Ngày 26-9-1945, qua làn sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bản hiệu triệu tới đồng bào Nam bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân. Cùng ngày, Chính phủ ra lời Hiệu triệu đồng bào toàn quốc đấu tranh để hủy diệt tất cả hành động xâm lược của giặc Pháp ở Nam bộ, kêu gọi đồng bào cả nước hướng về Nam bộ, bằng mọi hình thức ủng hộ, chi viện cho cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18-12, tại trụ sở Báo Nhân Dân (Hà Nội), đã khai mạc triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Đây là sự kiện trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Phát biểu tại sự kiện, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh nêu rõ: Triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng,...

Thủ tướng dự Lễ đặt Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Biển kỷ niệm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu trú và làm việc tại khu phố Santa Teresa – có không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh và gần ga tàu nên có đông người qua lại, dễ cho mọi người đến viếng thăm. Biển kỷ niệm được khắc song ngữ Việt Nam – Bồ Đào Nha, ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), Lãnh tụ Cách mạng Việt Nam đã đọc Tuyên ngôn...

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Sự kiện được tổ chức theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924-11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (1950-2025). Khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu chân Hồ Chí...

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt...

Đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM dâng hương tưởng niệm

(HTV) - Trước thềm đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM lần thứ 12 nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 01/10 đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt nam TP.HCM đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức...

Cùng tác giả

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

Từ trái qua phải: TS. Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và, Giám đốc Quốc gia Chương trình Hòa Bình tại Việt Nam Mikel Herrington thực hiện nghi thức đánh cồng tại lễ tuyên thệ. (Ảnh: ĐSQHK)  Ngày 18/12, tại Nhà riêng Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên thệ của khóa tình nguyện viên mới...

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

18/12/2024 | 20:33 TPO – Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. Cận...

Dùng AI để tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thắng giải cuộc thi Smart City

Diễn ra vào chiều 18-12, vòng chung kết cuộc thi Smart City thuộc khuôn khổ tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE 2024) – Ảnh: C.T Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh dần khẳng định vị thế Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, ông Lê Quốc Cường, nhận định cuộc thi Smart City 2024 – Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh có ý nghĩa lớn trong việc khai phá những tiềm...

Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18-12, tại trụ sở Báo Nhân Dân (Hà Nội), đã khai mạc triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Đây là sự kiện trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Phát biểu tại sự kiện, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh nêu rõ: Triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng,...

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố

(Hochiminhcity.gov.vn) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải vừa có thông báo Kết luận tại buổi khảo sát thực tế và làm việc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố. Nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, hướng Tân Thuận đi quốc lộ 1 đã...

Cùng chuyên mục

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

Từ trái qua phải: TS. Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và, Giám đốc Quốc gia Chương trình Hòa Bình tại Việt Nam Mikel Herrington thực hiện nghi thức đánh cồng tại lễ tuyên thệ. (Ảnh: ĐSQHK)  Ngày 18/12, tại Nhà riêng Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên thệ của khóa tình nguyện viên mới...

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

18/12/2024 | 20:33 TPO – Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. Cận...

Dùng AI để tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thắng giải cuộc thi Smart City

Diễn ra vào chiều 18-12, vòng chung kết cuộc thi Smart City thuộc khuôn khổ tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE 2024) – Ảnh: C.T Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh dần khẳng định vị thế Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, ông Lê Quốc Cường, nhận định cuộc thi Smart City 2024 – Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh có ý nghĩa lớn trong việc khai phá những tiềm...

Cô gái tạo dáng yoga ở chợ Bến Thành bị chỉ trích

Những ngày qua, hình ảnh người phụ nữ diện trang phục bó sát, thực hiện động tác yoga tại khu vực chợ Bến Thành, TP.HCM được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đoạn clip này đã được đăng cách đây 6 tháng trên tài khoản T.V.Y. Song đến hiện tại, video bất ngờ được lan truyền và vấp phải những phản ứng trái chiều từ phía người xem. Đoạn clip cô...

TP.Hồ Chí Minh và Pakistan đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực

(Hochiminhcity.gov.vn) – Chiều 18/12, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng tiếp ông Kohdayar Marri, tân Đại sứ Pakistan tại Việt Nam, đến chào xã giao nhân chuyến công tác tại Thành phố. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng tiếp ông Kohdayar Marri, tân Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Dũng chào mừng Đại sứ đến thăm TP.Hồ...

Khởi động Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 2

Ngày 18/12, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan công bố Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 2 năm 2024. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là sự mở rộng quy mô tổ chức, với sự phối hợp chính giữa ba thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Phát biểu tại...

Gợi nhắc ký ức hào hùng và ý chí bất khuất của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ Bác Hồ (xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức Chương trình hành quân về nguồn và tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Hơn 400 đại biểu tham dự chương trình là...

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Công Thương, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê An...

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Cơ hội giáo dục lịch sử cho con cháu

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam những ngày qua thu hút rất đông các tầng lớp nhân dân tới tham quan, học tập, trong đó có rất nhiều người trẻ như học sinh, sinh viên – Ảnh: N.TRẦN Điều này thể hiện qua sức hút của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Chúng tôi có ba điều lớn lao để dựa vào. Thứ nhất là sống trong lòng dân, trong sự đùm bọc của nhân dân. Thứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất