Powered by Techcity

Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Đi trọn con đường cùng Tổ quốc – Bài 1: “Việt Minh hóa” trường đào tạo sĩ quan

LTS: Năm 2020, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Ban liên lạc Trường Thanh niên tiền tuyến Huế tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm, nhưng một số thành viên của trường do tuổi cao sức yếu không dự được. Phần lớn học viên của ngôi trường “có một không hai” này nay đã về miền mây trắng, nhưng may mắn cho chúng tôi, trong hành trình tìm dấu lớp sinh viên trí thức của trường đã được gặp nhiều nhân chứng sống và được cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm trước khi quá muộn. Với họ, mỗi số phận đều chứa đựng một phần lịch sử của đất nước.

Những sắp xếp của lịch sử

Thật ra, việc lập trường võ bị là cách để trang bị kiến thức quân sự cho những thanh niên trí thức yêu nước nhằm chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc về lâu dài. Ngay khi trường thành lập, GS Tạ Quang Bửu đã nói rõ khi kêu gọi những cựu học sinh trường Khải Định và đồng đội Hướng đạo sinh của ông gia nhập trường: “Tình hình thế nào các anh em cũng cần có một số vốn kiến thức về quân sự, nhà trường không đặt điều kiện cho sinh viên phải phục vụ cho chính phủ hiện nay. Các anh được đảm bảo chọn con đường riêng của các anh”. GS Tạ Quang Bửu vốn là thủ lĩnh Hướng đạo sinh và ông Phan Anh là một luật sư nổi tiếng – đương kim Bộ trưởng Thanh niên trong chính phủ thân Nhật của ông Trần Trọng Kim thời bấy giờ. Các thành viên được chọn lọc đào tạo cũng là những thanh niên trí thức nhiệt huyết yêu nước.

Được lập ra từ tháng 7-1945, tồn tại trong 2 tháng (sau này được đổi tên và chuyển địa điểm) nhưng ngôi trường đã có 2 Bộ trưởng Quốc phòng: luật sư Phan Anh trở thành Bộ trưởng Quốc phòng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 3-1946), sau đó là GS Tạ Quang Bửu cũng trở thành Bộ trưởng Quốc phòng (từ tháng 8-1947 đến tháng 8-1948). Chưa hết, học viên của trường sau này có thêm 8 người trở thành tướng lĩnh và rất nhiều sĩ quan cao cấp, nhiều giáo sư, tiến sĩ với đóng góp to lớn cho đất nước.

Và điều đặc biệt hơn cả là ngôi trường dưới cái vỏ đào tạo sĩ quan quân sự cho chính phủ thân Nhật (ông Phan Tử Lăng làm giám đốc trường võ bị, cũng là Chỉ huy trưởng lực lượng Bảo an Trung kỳ của chính phủ nên không ai có thể nghi ngờ gì về tính chính thống của nó) nhưng bên trong, những người sáng lập đã khéo léo “Việt Minh hóa” ngôi trường, để rồi không chỉ những tên tuổi gắn bó với ngôi trường sau này trở thành những tướng lĩnh hàng đầu của quân đội mà còn gắn một dấu mốc lịch sử vào những ngày tháng 8 mùa thu năm 1945 ở Huế, kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.

Đường đến với cách mạng

Sau Cách mạng Tháng Tám, những học viên của Trường Thanh niên tiền tuyến Huế lên đường tham gia kháng chiến dọc dài cùng đất nước trong hành trình vệ quốc. Giờ đây, chỉ cần kể tên tuổi của họ ra thôi cũng đủ để cho chúng ta hiểu vì sao ngôi trường này đặc biệt đến thế.

Ngoài 2 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như đã nói ở trên, đây cũng là nơi khởi hành của những vị tướng lĩnh tài ba thao lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam như: Trung tướng Cao Văn Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN; Thiếu tướng Nguyễn Thế Lâm (Nguyễn Kèn), Tư lệnh Bộ đội Tăng – thiết giáp; Thiếu tướng Cao Pha (Nguyễn Thế Lương), Phó Tư lệnh Bộ đội Đặc công; Thiếu tướng Mai Xuân Tần (Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2); Thiếu tướng Phan Hàm (Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu); Võ Quang Hồ (Cục phó Cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu); Thiếu tướng Đoàn Huyên (Tư lệnh Bộ đội tên lửa phòng không, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân); Thiếu tướng Đào Hữu Liêu (Phó Tư lệnh Binh chủng Công binh)… cùng nhiều sĩ quan cao cấp khác của quân đội.

Càng đặc biệt nữa khi trong những trí thức – học viên của trường, có rất nhiều người xuất thân là công tử thuộc hoàng tộc hay quý tử của những danh gia vọng tộc, giác ngộ và theo cách mạng bằng chính sự hiểu biết trước vận nước như ông Tôn Thất Hoàng là con của Thượng thư Tôn Thất Quảng; ông Đặng Văn Việt có thân phụ là ông Đặng Văn Hướng, Tổng đốc Nghệ An và từng 3 lần giữ chức Thượng thư; ông Võ Sum là con quan Án sát Võ Chuẩn…

Bốn thành viên nòng cốt của khung huấn luyện Trường Thanh niên tiền tuyến, ngoài ông Phan Tử Lăng (hiệu trưởng) còn có các ông Võ Lương, Lê Khánh Khang và Lê Đình Bân; trong đó, ông Phan Tử Lăng là thủ khoa khóa sĩ quan chính quy Pháp đầu tiên. Sau này tham gia cách mạng, ông Phan Tử Lăng là đại tá, Cục trưởng Cục Quân chính Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bắc Ninh tổ chức chương trình diễn xướng Dân ca Quan họ trên thuyền

Chương trình do Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh thực hiện, được dàn dựng công phu, đặc sắc có ý nghĩa chính trị quan trọng, tôn vinh giá trị trường tồn của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với thời lượng 90 phút, chương trình hát Dân ca Quan họ trên thuyền “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” được bố cục 2 phần: Phần...

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám

  Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945,...

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Nhiều hình ảnh lịch sử, cờ hoa chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hiện diện trang trọng tại phố Điện Biên Phủ. Nhiều tuyến phố trung tâm như Hoàng Diệu, Hùng Vương, Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ… đã được trang trí bằng hình khối, khẩu hiệu, tranh cổ động và pano chào mừng kỷ...

Cách mạng Tháng Tám: Bản hùng ca bất diệt trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng – đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn với tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, nắm bắt và chớp đúng thời cơ để...

Điều ít biết về 7 diễn viên nổi tiếng là công an ngoài đời thực

LỜI TOÀ SOẠN Những diễn viên là công an thật ngoài đời thường để lại ấn tượng với khán giả về sự chuyên nghiệp, chỉn chu đến từng chi tiết khi hoá thân vào các tuyến nhân vật đa dạng. Có khi họ nhập vai công an “xịn” trên phim rất “ngọt” như nói về cuộc sống của chính mình, có khi lại dụng công tìm hiểu thật kỹ để hoá thân vào những nhân vật phản diện đầy thuyết...

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Ngày thơ Việt Nam năm 2025: Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ

Thơ ca phải mang hơi thở cuộc sống Sáng 12-2, tại tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ” diễn ra ở Ninh Bình, những người cầm bút đã cùng nhau nhìn lại vai trò, sứ mệnh và tâm huyết của thi ca trong dòng chảy xã hội. Nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: “Trách nhiệm và khát vọng không đối lập mà bổ sung cho nhau....

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Lãnh đạo Thành phố dâng hương tưởng nhớ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành và các anh hùng liệt sĩ

(HTV) - Đoàn đại biểu do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trường ban tổ chức Thành ủy TP.HCM - làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử quốc gia Ngã Ba Giồng, huyện Hóc...

Khải hoàn ca giữa lòng Paris: Kiệt tác trong ngoại giao của Việt Nam

(HTV) - Đêm 18/01/1969 giữa lòng Paris hoa lệ, nơi Khải hoàn môn sừng sững như một biểu tượng của sức mạnh quân sự, lá cờ Việt Nam đã tung bay trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà, khoảnh khắc lịch sử, một chiến thắng ngoại giao vang dội. ...

Hoàn Mỹ có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI

Các bệnh viện này bao gồm: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Cửu Long, Thủ Đức, Đà Nẵng, Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc. Đại diện từ sáu bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ nhận chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng chăm sóc sức khỏe ACHSI. ACHSI là tổ chức hàng đầu và uy tín trên thế giới về kiểm định tiêu chuẩn chất lượng trong chăm sóc sức khỏe....

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

1. PNJ – Cập nhật: 01/01/1970 08:00 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra TPHCM – PNJ 86.100 87.700 TPHCM – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Hà Nội – PNJ 86.100 87.700 Hà Nội – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Đà Nẵng – PNJ 86.100 87.700 Đà Nẵng – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Miền Tây – PNJ 86.100 87.700 Miền Tây – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang – PNJ 86.100 87.700 Giá vàng nữ trang – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang –...

Thương bệnh binh mắc bệnh nặng được chuyển thẳng đến tuyến cuối

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết thương bệnh binh đang được chăm sóc tại Bắc Ninh – Ảnh: THÀNH LONG Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trong chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công” được tổ chức tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh ngày 23-1. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (đơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất