Powered by Techcity

Khám phá 25 công trình di sản Hà Nội trong triển lãm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò

25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến tại Hà Nội đang hội tụ tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò trong không gian trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản.”

Đây là trưng bày do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024).

Qua các tư liệu, hình ảnh, trưng bày giới thiệu nhiều di tích gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, Bắc Bộ Phủ trước đây là Phủ Thống sứ Bắc Kỳ do chính quyền thực dân Pháp xây dựng, gồm tòa nhà văn phòng (xây dựng năm 1898) và tòa Phủ Thống sứ (xây dựng năm 1918). Sau khi đảo chính Pháp (9/3/1945), Nhật đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội và các đơn vị tự vệ chiến đấu tiến vào chiếm Phủ Khâm sai. Ngày 20/8/1945, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ, là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích Nhà số 48 phố Hàng Ngang vốn là nhà của vợ chồng nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô-Hoàng Thị Minh Hồ, được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội cuối tháng 8/1945. Tại đây, Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại, về thành phần của Chính phủ mới và tổ chức ngày Lễ Độc lập… Ở một căn phòng trên tầng hai của ngôi nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

DSC07292.jpg
Trưng bày giới thiệu nhiều di tích gắn liền với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Di tích Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc (3/12/1946-19/12/1946) tại Vạn Phúc, Hà Đông nguyên là nhà của ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Người đã viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Trong hai ngày 18-19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, thông qua Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Đảng và Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Phủ Chủ tịch trước đây là Dinh Toàn quyền Đông Dương, do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1900-1907. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nơi đây trở thành Dinh Toàn quyền Nhật. Năm 1946, khi trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng làm Dinh Quốc trưởng. Tháng 10/1954, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản Thủ đô, Dinh trở thành Phủ Chủ tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón các đoàn khách trong nước và quốc tế, nơi họp Hội đồng Chính phủ. Tòa nhà nằm trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch, năm 2009 được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

DSC07294.jpg
Công chúng sẽ có dịp khám phá lịch sử nhiều công trình được thực dân Pháp xây dựng, hiện được công nhận di tích quốc gia. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Tại trưng bày, công chúng sẽ có dịp khám phá lịch sử nhiều công trình được thực dân Pháp xây dựng, hiện được công nhận di tích quốc gia: Khu Đấu xảo, Tòa án Hà Nội, Nhà số 90 phố Jean Soler (nay là phố Thợ Nhuộm), Hà Nội – nơi làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương Chính trị của Đảng năm 1930; Nhà số 5D đại lộ Dourdart de Lagrée (nay là phố Hàm Long), Hà Nội – nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam; Ngân hàng Đông Dương-Chi nhánh Hà Nội do chính quyền thực dân Pháp xây dựng tại đại lộ Courbet (nay là phố Lý Thái Tổ). Tại đây, tháng 7/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã tạm lánh trên gác để viết tác phẩm “Tự chỉ trích”; Nhà số 101 phố Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), là trụ sở của Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban Khởi nghĩa) tháng 8/1945.

Cũng tại trưng bày, người xem sẽ có dịp khám phá lịch sử các di tích quen thuộc: Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Pháo đài Láng, Quảng trường Ba Đình, Chợ Đồng Xuân, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, Bốt Hàng Trống, Ga Hà Nội, Bệnh Viện Bạch Mai, Cột cờ Hà Nội…

Trưng bày diễn ra từ ngày 1/7-5/9 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội./.

(Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-25-cong-trinh-di-san-ha-noi-trong-trien-lam-tai-di-tich-nha-tu-hoa-lo-post960483.vnp

 

Cùng chủ đề

Thủ tướng dự Lễ đặt Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Biển kỷ niệm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu trú và làm việc tại khu phố Santa Teresa – có không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh và gần ga tàu nên có đông người qua lại, dễ cho mọi người đến viếng thăm. Biển kỷ niệm được khắc song ngữ Việt Nam – Bồ Đào Nha, ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), Lãnh tụ Cách mạng Việt Nam đã đọc Tuyên ngôn...

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Sự kiện được tổ chức theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924-11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (1950-2025). Khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu chân Hồ Chí...

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt...

Đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM dâng hương tưởng niệm

(HTV) - Trước thềm đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM lần thứ 12 nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 01/10 đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt nam TP.HCM đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức...

Phu nhân Ngô Phương Ly và phu nhân Lis Cuesta Peraza thăm Trường tiểu học Võ Thị Thắng

Trường tiểu học Võ Thị Thắng được Tổng tư lệnh Fidel Castro và Hội đồng Nhà nước Cuba thành lập cuối năm 1968 sau khi bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” được báo chí quốc tế đăng tải, với mục đích bày tỏ tình đoàn kết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt...

Cùng tác giả

Đạo diễn Ngô Quang Thịnh: Tạo dấu ấn với phim tài liệu

Xuất thân là một phóng viên mảng thể thao nhưng cơ duyên bất ngờ đưa Ngô Quang Thịnh bén duyên với phim tài liệu. Sau hơn 6 năm, gia tài của anh đã có những tác phẩm gây dấu ấn bởi sự dấn thân, tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hãng phim Đài truyền hình TPHCM (TFS) cho ra mắt 2 tập phim Hồ Chí Minh -...

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Lãnh đạo Thành phố dâng hương tưởng nhớ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành và các anh hùng liệt sĩ

(HTV) - Đoàn đại biểu do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trường ban tổ chức Thành ủy TP.HCM - làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử quốc gia Ngã Ba Giồng, huyện Hóc...

Khải hoàn ca giữa lòng Paris: Kiệt tác trong ngoại giao của Việt Nam

(HTV) - Đêm 18/01/1969 giữa lòng Paris hoa lệ, nơi Khải hoàn môn sừng sững như một biểu tượng của sức mạnh quân sự, lá cờ Việt Nam đã tung bay trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà, khoảnh khắc lịch sử, một chiến thắng ngoại giao vang dội. ...

Hoàn Mỹ có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI

Các bệnh viện này bao gồm: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Cửu Long, Thủ Đức, Đà Nẵng, Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc. Đại diện từ sáu bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ nhận chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng chăm sóc sức khỏe ACHSI. ACHSI là tổ chức hàng đầu và uy tín trên thế giới về kiểm định tiêu chuẩn chất lượng trong chăm sóc sức khỏe....

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

1. PNJ – Cập nhật: 01/01/1970 08:00 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra TPHCM – PNJ 86.100 87.700 TPHCM – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Hà Nội – PNJ 86.100 87.700 Hà Nội – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Đà Nẵng – PNJ 86.100 87.700 Đà Nẵng – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Miền Tây – PNJ 86.100 87.700 Miền Tây – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang – PNJ 86.100 87.700 Giá vàng nữ trang – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang –...

Thương bệnh binh mắc bệnh nặng được chuyển thẳng đến tuyến cuối

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết thương bệnh binh đang được chăm sóc tại Bắc Ninh – Ảnh: THÀNH LONG Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trong chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công” được tổ chức tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh ngày 23-1. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (đơn...

VN-Index tiến sát mốc 1.260 điểm, thanh khoản cải thiện

Thanh khoản toàn thị trường tăng khá so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 620,31 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.428,54 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài phiên này quay lại mua ròng trên 3 sàn hơn 108,86 tỷ đồng, tập trung vào các mã HDB (58 tỷ đồng), VCB (54 tỷ đồng), SSI (48 tỷ đồng), LPB (39 tỷ đồng), VCI (27 tỷ đồng)… Chiều ngược lại,...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học châu Âu

Nguyễn Khang nhận giấy khen và kỷ niệm chương từ Sở GD&ĐT với danh hiệu “Học sinh tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” – Ảnh: TCC Khi nhận được thư nhập học từ 2 ngôi trường đại học danh tiếng ở Pháp và Ý, Nguyễn Khang quyết định sẽ theo học cả 2 chương trình cử nhân: International Politics and Government tại Bocconi University và Science in Data, Society &...

Tin nổi bật

Tin mới nhất