Powered by Techcity

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Công nhân Nhà máy điện rác Sóc Sơn (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) vận hành quy trình xử lý rác để phát điện. (Ảnh: TRUNG NGUYÊN)

Nhân loại đứng trước yêu cầu cấp bách phải tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững hơn về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng

Theo Báo cáo được Liên hợp quốc công bố ngày 28/2/2024 cho thấy, năm 2023, thế giới đã thải ra 2,3 tỷ tấn rác đô thị và sẽ tăng thêm hơn 60% nữa vào năm 2050, gây ra hậu quả tàn khốc với môi trường, sức khỏe con người và nền kinh tế.

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo, nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, chỉ thời gian ngắn nữa, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường thiên nhiên, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất.

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo, nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, chỉ thời gian ngắn nữa, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường thiên nhiên, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất.

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia xả nhiều chất thải hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày các đô thị thải ra khoảng 38.000 tấn rác sinh hoạt, khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn.

Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị tăng trung bình 10 đến 16% mỗi năm. Ngành công nghiệp mỗi năm thải ra khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn, trong đó khoảng 8,1 triệu tấn từ các khu công nghiệp.

Theo Bộ Công thương, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 248 triệu tấn tro, xỉ tích lũy của 29 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn, đòi hỏi một quỹ đất rất lớn làm bãi chứa.

Ngoài ra là lượng rất lớn chất thải từ chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm; sau thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp; chất thải bệnh viện…

Kinh tế tuần hoàn là mô hình hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế đang được nhiều nước trên thế giới xác định là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu cùng tiến bộ của khoa học vật liệu và trí tuệ nhân tạo.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định phải ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, phát triển nhà máy điện sử dụng rác thải, chất thải để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức luật hóa quy định về kinh tế tuần hoàn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít nhất 15% vào năm 2030, hướng tới giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Từ tháng 7/2007, được Cơ quan Hợp tác quốc tế của Chính phủ Nhật Bản (JICA) tài trợ, Dự án phân loại rác tại nguồn 3R-HN đã triển khai tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Đây có thể coi là bước đi đầu tiên để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn khi rác được phân loại có thể tái chế, tái sử dụng.

Hơn 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào lĩnh vực điện rác và sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện.

Với sự hợp tác chặt chẽ, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, cả nước hiện có khoảng 20 dự án điện rác, trong đó Nhà máy Điện rác Nam Sơn do Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ý (Công ty Thiên Ý) hợp tác với Hàn Quốc là chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích 17,5 ha, vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng thuộc Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Hơn 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào lĩnh vực điện rác và sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện.

Đây là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai trên thế giới. Công nghệ điện rác có ưu điểm nổi bật là giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, không khí…

Ông Lý Ái Quân, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Ý cho hay, nhà máy đang chạy 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3.000 tấn rác/ngày, nếu hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4.000 đến 5.000 tấn rác/ngày.

Nhà máy đã hòa điện lưới quốc gia với công suất 90 MW. Việc vận hành nhà máy được kỳ vọng sẽ sớm trở thành hình mẫu trao đổi Chứng chỉ các-bon theo Thỏa thuận Paris và Thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo chuyên gia tư vấn các dự án xanh của Công ty Will-Will Vietnam Nguyễn Tuấn Việt, nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả để giảm đến mức thấp nhất khói, khí thải và tro bay gây ô nhiễm môi trường.

 

Mỗi năm, các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam tiêu thụ khoảng 30 triệu tấn than, thải ra khoảng 10 triệu tấn tro và xỉ than. Với công suất của các nhà máy nhiệt điện than hiện tại, phải cần đến diện tích rất lớn, lên đến cả nghìn héc-ta đất để chôn lấp loại phế thải này.

Tận dụng tối đa lượng tro, xỉ để sản xuất vật liệu xây dựng là biện pháp bảo đảm cả mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Xây dựng Thanh Tuyền đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung với công nghệ ép tĩnh từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều.

Đi vào hoạt động từ đầu năm 2017 đến nay, Nhà máy Sản xuất gạch không nung đã cung cấp cho thị trường gần 10 loại sản phẩm không nung các loại, với sản lượng hơn 60 triệu viên gạch quy chuẩn/năm.

Việc sử dụng công nghệ này đã giúp tiết kiệm hơn 200.000m3 đất sét và hàng chục nghìn tấn than. Tại thị xã Đông Triều hiện có 3 cơ sở sản xuất gạch không nung đang hoạt động với công suất hơn 100 triệu viên gạch quy chuẩn/năm, tro xỉ từ nỗi lo ô nhiễm môi trường đã trở thành “nguồn lợi triệu đô”.

Tháo gỡ khó khăn

Chia sẻ về những khó khăn trong phát triển kinh tế tuần hoàn, các chuyên gia cho rằng điều kiện về pháp lý, kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế tuần hoàn còn thiếu, nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới.

Chúng ta chưa có hệ Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến việc sử dụng tro bay và xỉ đáy lò của các nhà máy nhiệt điện chạy than. Hiện có một nghịch lý là trong khi nhà máy nhiệt điện còn tồn đọng lượng lớn tro xỉ, nhưng nhà máy sản xuất gạch không nung lại gặp khó khăn trong việc thu mua tro xỉ lâu dài.

Việc xây dựng, vận hành và phát điện hòa lưới quốc gia của các nhà máy điện rác không phải đã suôn sẻ.

Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hiện đại và đến năm 2030 đạt 100%, nhưng ba dự án điện rác ở Củ Chi, công suất mỗi nhà máy 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW đã khởi công từ cuối năm 2019, đến nay vẫn chưa xây xong.

Dự án Phù Ninh (Phú Thọ), công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW mới thi công được hơn 80% thì “chậm lại”. Dự án Vĩnh Tân (Bình Thuận) công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW chậm khởi công do chủ dự án còn lúng túng trong việc phối hợp với các sở, ngành, địa phương.

Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở các đô thị còn nhiều bất cập về quy trình, kinh phí và nhân lực, khiến điện rác khó xử lý nguyên liệu đầu vào. Khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp gặp phải là vấn đề vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại…

Để phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự chuyển biến toàn diện, từ thay đổi tư duy, nhận thức đến điều chỉnh về chiến lược, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thể chế hóa.

Điều quan trọng là cần xây dựng sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách chủ động, khoa học, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế để giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu dài, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi chu kỳ sản xuất hay tiêu dùng.

Không để lợi ích cục bộ ảnh hưởng đến năng lượng xanh, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.

Tiến sĩ Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, trước hết, cần nhận rõ và có giải pháp ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa sự phát triển bền vững.

Để giải quyết vướng mắc trong việc phát điện tái tạo lên lưới điện quốc gia, cần khẩn trương triển khai thị trường mua bán điện cạnh tranh.

Việc mua bán điện trực tiếp sử dụng lưới quốc gia phải được tính đúng, tính đủ các chi phí sử dụng hạ tầng vận hành, truyền tải, bảo đảm an toàn hệ thống, phù hợp với các quy hoạch điện lực; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tháo gỡ khó khăn, ưu tiên việc phát điện lên lưới của nhà máy điện rác theo Quy hoạch điện VIII để chấm dứt việc chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính và lãng phí tài nguyên.

Các chuyên gia của Viện Địa lý nhân văn đã có nhiều công trình, đề tài phát triển kinh tế tuần hoàn trong bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh trong các ngành, lĩnh vực, đều đưa ra khuyến nghị:

Sớm thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật, đưa kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch, lộ trình thực hiện của doanh nghiệp; có cơ chế thu hút và sử dụng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất gạch không nung từ tro xỉ nhiệt điện…

Không để lợi ích cục bộ ảnh hưởng đến năng lượng xanh, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.

Nguồn: https://nhandan.vn/huong-toi-nen-kinh-te-tuan-hoan-post822650.html

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu TPHCM thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan

Tham gia đoàn có các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM; Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM; Thái Thị Bích Liên, Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM; Võ Ngọc Quốc Thuận, Bí thư Quận ủy quận 8; Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy huyện Cần Giờ; Nguyễn Văn Hiếu, Giám...

Diễn đàn Kinh tế thế giới hợp tác cùng TPHCM trong tăng trưởng xanh

Kết thúc phiên làm việc buổi sáng, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi tiếp thu các ý kiến đã phát biểu và giới thiệu 3 phiên thảo luận song song vào buổi chiều. Đó là Hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không (phiên 1); Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: kinh nghiệm...

Tăng trưởng kinh tế chuyển biến theo hướng xanh hơn

SGGP 14/09/2023 06:53 Ngày 13-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24). Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24, tăng trưởng nền kinh...

Ngành Tài nguyên và Môi trường TPHCM: Kiến tạo sự phát triển bền vững và môi trường xanh

SGGP 31/07/2023 08:46 Thực hiện thu hồi giao đất hàng ngàn dự án, cấp hàng triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), đảm bảo an ninh rác thải… là những nỗ lực xuyên suốt 20 năm qua mà ngành TN-MT TPHCM đã và đang thực hiện. Các doanh nghiệp hoạt động tại Khu Công nghệ cao TPHCM đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: HOÀNG HÙNG Kích hoạt hiệu quả nguồn lực đất...

Cùng tác giả

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. (Ảnh: Linh An) Tồn kho BĐS phình to Theo Bộ Xây dựng, trong quý III/2024, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II. Số liệu dựa trên thống kê của 60/63 địa phương. Lượng...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo ngại về tác động của sự kiện này đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là thương mại toàn cầu. Với nền kinh tế mở lớn, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nhất định khi ông Trump...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: ĐOÀN BẮC Chiều 8-11, trong khuôn khổ dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.  Theo đánh giá, hợp tác văn hóa, du lịch đã và đang phát triển tích cực, ngày càng phát triển theo chiều sâu,...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm nay cho thấy lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của nền...

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Cảng cạn Trùng Khánh thuộc Tuyến đường mới trên bộ trên biển. Ảnh: Dương Giang-TTXVN  Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Nằm...

Cùng chuyên mục

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. (Ảnh: Linh An) Tồn kho BĐS phình to Theo Bộ Xây dựng, trong quý III/2024, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II. Số liệu dựa trên thống kê của 60/63 địa phương. Lượng...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo ngại về tác động của sự kiện này đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là thương mại toàn cầu. Với nền kinh tế mở lớn, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nhất định khi ông Trump...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: ĐOÀN BẮC Chiều 8-11, trong khuôn khổ dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.  Theo đánh giá, hợp tác văn hóa, du lịch đã và đang phát triển tích cực, ngày càng phát triển theo chiều sâu,...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm nay cho thấy lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của nền...

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Cảng cạn Trùng Khánh thuộc Tuyến đường mới trên bộ trên biển. Ảnh: Dương Giang-TTXVN  Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Nằm...

Bước đi nào cho nhà đầu tư trong biến động giá vàng?

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Sau khi giảm mạnh 5 triệu đồng/lượng vào ngày 7/11, thị trường vàng đã hồi lại sức vào sáng ngày 8/11. Sáng ngày 8/11 Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào 82 triệu đồng/lượng; giá bán 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng giá mua vào và bán ra so với cuối ngày 7/11. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 4,5 triệu đồng/lượng. Thời điểm...

Cụm thi đua Thanh tra các Thành phố trực thuộc Trung ương (Cụm I) tổng kết công tác thi đua năm 2024

(HCM CityWeb) - Ngày 8/11 tại TP.Hồ chí Minh, Cụm thi đua Thanh tra các Thành phố trực thuộc Trung ương (Cụm I) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải tham dự Hội nghị. Cụm thi đua Thanh tra các Thành phố trực thuộc Trung ương (Cụm...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện đa khoa các tỉnh… trên toàn quốc về công tác đấu thầu, mua thuốc, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh. Hội nghị tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dự hội nghị có trên 300 đơn vị. Theo Bộ Y tế, đến...

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân Thủ đô vẫn đổ xô bán vàng

Người dân ‘đổ xô’ đi bán vàng vì sợ lỗ Sáng 8/11, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn trơn 99,99 đồng loạt tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng sau khi lao dốc tới 6 triệu đồng vào ngày hôm qua. Vàng thế giới cũng lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Cụ thể, theo khảo sát lúc 14h ngày 8/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Thành phố thông minh: Trải nghiệm và Sáng tạo (ISSCEI-2024) và Vòng Chung kết quốc tế Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) Tham dự Phiên Hội thảo ISSCEI-2024 có hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế và đông đảo sinh viên Đà Nẵng. Theo GS, TSKH Lê Thành Nhân, Viện trưởng Viện DNIIT – Đại học...

Tin nổi bật

Tin mới nhất