Powered by Techcity

Hướng tiếp cận mới để số hóa di sản

SGGP


Việc số hóa di sản không chỉ là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ; trước những thách thức của thời gian, số hóa còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Khách tham quan Bảo tàng Lịch sử TPHCM
Khách tham quan Bảo tàng Lịch sử TPHCM

Không thay thế tiếp xúc trực tiếp

Hệ thống bảo tàng và các điểm di tích tại Việt Nam triển khai dự án số hóa trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhất là sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Công tác này giúp các bảo tàng, di tích tiếp cận với công chúng qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm trực tuyến, từ đó phát huy nhiều hơn giá trị lịch sử, giá trị giáo dục của di sản. Phổ biến trong số đó là áp dụng giải pháp Virtual 360 và mô hình 3D các hiện vật trưng bày, giúp người xem có thể trải nghiệm di sản một cách trực quan và sinh động, ngay cả khi họ không thể đến thăm trực tiếp. Việc phát triển mô hình “bảo tàng ảo” còn mang đến cơ hội gia tăng nguồn thu, dẫu vậy trên thực tế hiệu quả về doanh thu chưa như kỳ vọng.

Nhiều ý kiến đặt vấn đề ngược lại, khi không còn giãn cách xã hội và điều kiện địa lý gần gũi, người tham quan hẳn sẽ chọn đến trực tiếp bảo tàng, di tích để chiêm ngưỡng, tương tác; thú vị hơn so với việc ngồi trước màn hình máy tính hay điện thoại. Giới nghiên cứu di sản văn hóa cũng đưa ra quan điểm, sự thành công của số hóa di sản không phải là nhiều người xem trực tuyến, mà từ qua trực tuyến sẽ thu hút thêm lượng khách tham quan trực tiếp bảo tàng. Bằng không, sau số hóa, bảo tàng, di tích… chỉ còn người trông coi và giới quản lý.

Nghiên cứu, xây dựng thống nhất nền tảng kỹ thuật số chung về quản lý, bảo tồn các dữ liệu trong lĩnh vực di sản văn hóa; có khả năng mở rộng để các địa phương, tổ chức kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin khác của Chính phủ, địa phương và các tổ chức liên quan

Trích Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Bên cạnh đó, những giải pháp công nghệ như Virtual 360 và mô hình 3D các hiện vật không thể thay thế cho việc đánh giá hiện trạng của công trình, phát hiện các vấn đề cần bảo tồn và xác định các giải pháp trùng tu, bảo tồn phù hợp.

Mô hình thông tin công trình di sản

Trước thách thức của thời gian, tốc độ đô thị hóa, đã có di tích trở thành phế tích, đặt ra nhiều yêu cầu với công tác bảo tồn di sản hơn là việc chỉ đưa hình ảnh, video lên trang web.

Robot tương tác cùng khách tham quan được triển khai tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM

Robot tương tác cùng khách tham quan được triển khai tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM

Dự án phục hồi Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) là minh chứng thuyết phục nhất trong việc số hóa di sản phải hiểu và thực hành đúng cách. Vụ hỏa hoạn vào năm 2019 đã phá hủy phần lớn mái nhà, tháp chuông và các cấu trúc gỗ bên trong của nhà thờ. May mắn là tất cả các chi tiết này đã được Ubisoft – nhà phát triển trò chơi điện tử Assassin’s Creed quét 3D laser scan vào năm 2014.

Các nhà nghiên cứu và kỹ sư đã sử dụng dữ liệu 3D laser scan này để tạo ra một mô hình H-BIM (Heritage Building Information Modelling – Mô hình thông tin công trình di sản) chi tiết của nhà thờ, giúp xác định vị trí và kích thước của các cấu trúc bị phá hủy. Mô hình này cũng đã được sử dụng để tạo ra các kế hoạch cho việc phục dựng nhà thờ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trên toàn cầu, số hóa di sản đang trở thành một xu hướng quan trọng, trong đó áp dụng H-BIM đóng một vai trò không thể thiếu. Là đơn vị thực hiện dự án số hóa Nhà hát Thành phố năm 2020, đại diện Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển, chia sẻ: “Đánh giá hiện trạng của công trình là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình bảo tồn, giúp các chuyên gia xác định được các vấn đề về cấu trúc, vật liệu… của công trình, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp. Phát hiện các vấn đề cần bảo tồn là cần thiết để ngăn chặn sự xuống cấp của công trình. Các vấn đề cần bảo tồn có thể bao gồm các vết nứt, rạn, sạt lở… Việc xác định các giải pháp trùng tu, bảo tồn phù hợp là cần thiết để đảm bảo sự bền vững của công trình. Các giải pháp trùng tu, bảo tồn cần được thực hiện một cách cẩn thận và khoa học, để không làm ảnh hưởng đến giá trị lịch sử và văn hóa của công trình. Nếu chỉ áp dụng Virtual 360 và làm mô hình 3D một số hiện vật, thực chất không phải là số hóa di tích, di sản mà phải thực hiện đúng quy trình của UNESCO hướng dẫn về H-BIM”.

Việt Nam hiện đã chủ động thiết lập một khung pháp lý vững chắc để hướng dẫn và ủng hộ áp dụng H-BIM cho các công trình di sản. Hơn nữa, sự kết hợp giữa BIM và hệ thống thông tin địa lý (GIS) mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc số hóa di sản, giúp bảo tồn và nâng cao tính tiếp cận của chúng. Nhu cầu thực tế và khung pháp lý để hướng dẫn đã có, nhưng việc áp dụng vẫn phụ thuộc vào từng nơi, dựa trên nhiều yếu tố khách quan, chủ quan… Vì thế mà đến nay, quá trình số hóa di sản mới chỉ dừng lại ở việc đưa không gian vật lý lên nền tảng số, chứ chưa thực sự số hóa di sản đúng nghĩa để có thể đảm bảo việc bảo tồn, phục hồi khi cần thiết.

Các công trình di tích dù đẹp hay độc đáo đến đâu cũng không nằm ngoài thách thức của thời gian, việc số hóa để bảo tồn và phát huy di sản đang ở trong tình thế cấp bách, nhưng muốn hiệu quả lại cần phải thực hiện đúng phương pháp.

Quy trình H-BIM theo hướng dẫn của UNESCO bao gồm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1, khảo sát và lập kế hoạch, bao gồm khảo sát mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, cấu trúc, vật liệu…, từ đó lập kế hoạch thực hiện H-BIM với các mục tiêu, phạm vi, thời gian, nguồn lực cụ thể; giai đoạn 2, thu thập dữ liệu gồm các dữ liệu đo đạc, ảnh chụp, quét laser 3D, bản vẽ, hồ sơ thiết kế, ảnh tư liệu, thông tin về vật liệu, cấu trúc…; giai đoạn 3, tập trung phân tích và xử lý dữ liệu để tạo ra mô hình H-BIM; giai đoạn 4, chia sẻ và quản lý dữ liệu hiệu quả để phục vụ cho các mục đích bảo tồn, trùng tu, quản lý…



Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Lễ Hội Đền Hùng: Cội Nguồn Văn Hóa Tâm Linh Dân Tộc

Lễ hội Đền Hùng, hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một trong những lễ hội mang tính quốc gia của Việt Nam, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Phú Thọ. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đặt nền móng đầu tiên cho quốc gia Việt Nam, mà còn là sự kiện thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của toàn dân...

Gìn giữ di sản văn hóa là nền tảng cho phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 14-12, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đã tổ chức Hội nghị - Hội thảo “65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”, thu hút sự tham gia của lãnh đạo ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các tỉnh, thành phố. Phát biểu tại đây, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, từ...

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

Tái hiện đường Hồ Chí Minh trên biển qua những hiện vật

Trung tá Hồ Đắc Thạnh giải thích cho các bạn trẻ về các kỷ vật của mình – Ảnh: MINH CHIẾN Tối 22-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến tàu không số” tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên (TP Tuy Hòa). Thời gian trưng bày từ ngày 22-11 đến 31-12-2024. Khu trưng bày có tổng...

Cùng tác giả

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt mục tiêu 25 tỷ USD

Ngày 24-2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng, tiến tới việc đưa quan hệ...

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Cùng chuyên mục

Ngày thơ Việt Nam năm 2025: Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ

Thơ ca phải mang hơi thở cuộc sống Sáng 12-2, tại tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ” diễn ra ở Ninh Bình, những người cầm bút đã cùng nhau nhìn lại vai trò, sứ mệnh và tâm huyết của thi ca trong dòng chảy xã hội. Nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: “Trách nhiệm và khát vọng không đối lập mà bổ sung cho nhau....

Khai mạc Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 tại TPHCM

Ngày 12-2, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức khai mạc Ngày Thơ Việt Nam 2025 với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đây là năm thứ 2, Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM trở thành một sự kiện trong chuỗi hoạt động lễ hội Nguyên tiêu. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn,...

Phát động phong trào ủng hộ sách và tặng sách cho trung tâm học tập cộng đồng

Chiều 11-2, tại TP Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng phối hợp với Công ty Văn hóa và Truyền thông 1980 Books tổ chức khai mạc “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” lần thứ nhất. Tại lễ khai mạc, bà Vũ Thị Ân, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng cho biết, “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” hướng đến việc hình thành...

Đạo diễn Ngô Quang Thịnh: Tạo dấu ấn với phim tài liệu

Xuất thân là một phóng viên mảng thể thao nhưng cơ duyên bất ngờ đưa Ngô Quang Thịnh bén duyên với phim tài liệu. Sau hơn 6 năm, gia tài của anh đã có những tác phẩm gây dấu ấn bởi sự dấn thân, tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hãng phim Đài truyền hình TPHCM (TFS) cho ra mắt 2 tập phim Hồ Chí Minh -...

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất