Powered by Techcity

“Gặp” Bác qua những vần thơ

“Những vần thơ thép” của Người, nói như tác giả Hoàng Trung Thông, đã truyền lửa yêu nước, ý chí đấu tranh cho nhiều thế hệ… Đối với các thầy cô giáo, khi dạy tác phẩm của Bác Hồ đã không ít lần “gặp” người chiến sĩ cách mạng anh hùng.

Để giúp gen Z “gặp” Bác qua thơ, giáo viên luôn đổi mới hình thức giảng dạy. Ảnh: THỪA ÂN
Để giúp gen Z “gặp” Bác qua thơ, giáo viên luôn đổi mới hình thức giảng dạy. Ảnh: THỪA ÂN

Cảm xúc tự hào

TS Hồ Thị Xuân Quỳnh, giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, tâm sự, khi nghiên cứu văn thơ Bác và hướng dẫn cho sinh viên các đề tài luận văn, tiểu luận, càng đọc nhiều cô càng thấm thía những nội dung tư tưởng nhân văn. Tinh thần xuyên suốt các tác phẩm của Bác là yêu nước. Nhiều tập thơ đã trở thành bất hủ. Theo cô, những giá trị tình cảm cao đẹp trong thơ Bác, hơn hết là khát khao giải phóng dân tộc, chiến đấu vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho đồng bào; vì thế cô luôn luôn có cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ khi tìm hiểu về cuộc đời của Người và dạy thơ Người.

Cô Nguyễn Lê Ngọc Trinh, giáo viên Trường THPT Phong Phú (TPHCM), tâm sự rằng những vần thơ của Bác tiếp thêm niềm tin, nghị lực để bản thân cô không ngừng vươn lên. “Tôi đã “gặp” Bác trong từng trang thơ của “Nhật kí trong tù”. Mỗi lần đọc lại tập thơ này, tôi thấy hình ảnh một người chiến sĩ cao gầy nhưng đầy mạnh mẽ trong khung cảnh nhà giam ngột ngạt, bẩn thỉu của quân Tưởng. Tuy trong không gian chật chội, thiếu thốn của chốn ngục tù, nhưng ta vẫn thấy trong từng vần thơ của Bác một tinh thần lạc quan bao trùm, lấn át cái tăm tối ấy. Cả tập thơ, không bài thơ nào không chứa chất thép, chất tình ở trong đó, chẳng hạn bài Khai quyển: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi/ Nhân vị tù trung vô sở vi/ Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật/ Thả ngâm thả đãi tự do thì.

Giúp gen Z yêu thích thơ

Bác Từ niềm yêu thích thơ ca của Bác, người dạy đã thay đổi cách thức truyền đạt để phù hợp với đối tượng tiếp nhận là những người trẻ ngày nay. TS Trần Thị Lam Thủy, giảng viên Khoa Sư phạm Khoa học – Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn, chia sẻ phương pháp giảng dạy thơ ca của Bác cho sinh viên gen Z, để giúp các bạn trẻ “gặp” Bác là cần sáng tạo, mới mẻ: Gen Z lớn lên trong thời đại công nghệ số, tiếp xúc nhiều với văn hóa hiện đại, ngôn ngữ sử dụng thường mang tính tự nhiên. Một số tác phẩm thơ của Bác mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, sử dụng nhiều điển tích, từ ngữ Hán Việt. Bên cạnh đó, tính trang trọng trong thơ Bác khi đề cập đến những chủ đề lịch sử, chính trị; những tư tưởng, triết lý… đòi hỏi các sinh viên phải đầu tư nghiêm túc tìm hiểu, cho nên cần đổi mới trong phương pháp. Chẳng hạn như học tập theo dự án hoặc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo trải nghiệm học tập mới mẻ. Công nghệ AI có thể giúp sinh viên, học sinh chìm đắm vào thế giới thơ Bác, trực tiếp cảm nhận và tương tác với các bài thơ; sử dụng AI để tạo các mô hình 3D về Bác, về quê hương Bác, về những địa danh được nhắc đến trong thơ…

TS Trần Thị Lam Thủy còn cho biết, khi dạy thơ Bác cho sinh viên thời 4.0, cô cũng tận dụng những ưu việt trong các phương tiện truyền thông, kỹ thuật, như sử dụng nhạc rap để truyền tải nội dung. Cô lý giải, nhạc rap có thể giúp các bạn gen Z tiếp cận thơ Bác một cách dễ dàng và thú vị. Các giáo viên ở bậc THPT, THCS còn dựa vào độ tuổi của người học để có những phương pháp giảng dạy độc đáo. Thầy Đặng Thừa Ân, giáo viên Trường THCS & THPT Lương Hòa (Long An), tạo sự lôi cuốn cho các em học sinh bằng những bài hát, trình diễn kịch, chiếu phim tư liệu, hay thậm chí tận dụng các ứng dụng trò chơi trực tuyến. “Bản thân tôi khi giảng dạy luôn tìm tòi để đưa các điệu lý dân ca vào giờ học. Có khi tôi sẽ hò một câu hò về Bác, hát một đoạn về một bài hát liên quan đến nội dung bài học hoặc sáng tạo lời bài hát dựa trên những làn điệu dân ca. Thực tế cho thấy, học sinh rất hào hứng khi vừa được thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vừa được tiếp thu những giá trị trong tác phẩm của Bác”, thầy Ân nói.

Còn cô Nguyễn Yến Phượng, giáo viên Trường THPT Hòa Ninh (Vĩnh Long), cảm nhận thơ văn Bác vốn có sức hấp dẫn đối với người đọc, thế hệ gen Z cũng không ngoại lệ. Thay vì chú trọng quá cao vào học thuật, đòi hỏi hiểu biết một cách hoàn hảo thì người dạy cần giúp người học chủ động tìm hiểu, khám phá theo khả năng và trí tuệ, tình cảm của người học.

Bạn Nhự Hồng Linh, sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết, ngoài các giờ học trên lớp, bạn thường đến thư viện để tìm hiểu thơ văn Bác. “Thế hệ chúng tôi không có may mắn gặp Bác ngoài đời sống thực, nhưng chắc chắn qua thơ ca, văn chương của Người, chúng tôi “gặp” một tinh thần thép, trái tim lớn lao, quả cảm mà cũng đầy thi vị. Điều này cần cho người trẻ hôm nay, trong bối cảnh hội nhập văn hóa, sự hiện hữu của công nghệ số tác động tới mọi mặt cuộc sống, nếu không có tinh thần thép, trái tim quả cảm và ý chí khát vọng thì chắc chắn sẽ bị ở lại phía sau”, bạn Linh bày tỏ.

GIA PHÚC



Nguồn

Cùng chủ đề

Ra mắt tập thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21-12, tại tỉnh Điện Biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị Anh hùng dân tộc mà còn là một vĩ nhân của lịch sử nhân loại. Cuộc đời, tư tưởng và phong cách của Người là tài...

Khai mạc Triển lãm sách nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 29-8, tại thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands (số 216/1, Điện Biên Phủ, quận 3, TPHCM), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm sách nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2024). Triển lãm trưng bày và giới thiệu đến bạn đọc...

Nhiều hoạt động sôi nổi trước thềm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22

Trước thềm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, lần đầu tiên, Hội Nhà văn TPHCM kết hợp với Hội Âm nhạc TPHCM tổ chức hội thảo “Thơ - nhạc, tương sinh hay tương khắc” vào ngày 23-2. Hội thảo nhằm nâng cao hơn về chất lượng sáng tác của thơ và nhạc, cũng như làm rõ hơn mối tương quan giữa hai loại hình. Trong lời đề dẫn, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà...

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh – Khơi mạch nguồn phấn đấu

Mở rộng, đáp ứng nhu cầu văn hóa trong người lao động Một ngày đầu tháng 11-2023, tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa ca, chị Nguyễn Thu Hằng, công nhân Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức, TPHCM) cùng 2 đồng nghiệp rủ nhau đến tham quan Không gian văn hóa Hồ Chí Minh vừa được xây dựng tại Phòng Công đoàn công ty. “Tôi ấn tượng vì nơi đây...

Khai mạc “Triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”

SGGPO 15/09/2023 14:44 Chào mừng Hội nghị thường niên Ban Chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ABPA) tại TPHCM, ngày 15-9, tại Đường sách TPHCM đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. Triển lãm do Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (Chi nhánh TPHCM), NXB Tổng hợp TPHCM, NXB Trẻ, NXB Thế giới, NXB Thông...

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Ngày thơ Việt Nam năm 2025: Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ

Thơ ca phải mang hơi thở cuộc sống Sáng 12-2, tại tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ” diễn ra ở Ninh Bình, những người cầm bút đã cùng nhau nhìn lại vai trò, sứ mệnh và tâm huyết của thi ca trong dòng chảy xã hội. Nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: “Trách nhiệm và khát vọng không đối lập mà bổ sung cho nhau....

Cùng chuyên mục

Ngày thơ Việt Nam năm 2025: Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ

Thơ ca phải mang hơi thở cuộc sống Sáng 12-2, tại tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ” diễn ra ở Ninh Bình, những người cầm bút đã cùng nhau nhìn lại vai trò, sứ mệnh và tâm huyết của thi ca trong dòng chảy xã hội. Nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: “Trách nhiệm và khát vọng không đối lập mà bổ sung cho nhau....

Khai mạc Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 tại TPHCM

Ngày 12-2, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức khai mạc Ngày Thơ Việt Nam 2025 với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đây là năm thứ 2, Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM trở thành một sự kiện trong chuỗi hoạt động lễ hội Nguyên tiêu. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn,...

Phát động phong trào ủng hộ sách và tặng sách cho trung tâm học tập cộng đồng

Chiều 11-2, tại TP Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng phối hợp với Công ty Văn hóa và Truyền thông 1980 Books tổ chức khai mạc “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” lần thứ nhất. Tại lễ khai mạc, bà Vũ Thị Ân, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng cho biết, “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” hướng đến việc hình thành...

Đạo diễn Ngô Quang Thịnh: Tạo dấu ấn với phim tài liệu

Xuất thân là một phóng viên mảng thể thao nhưng cơ duyên bất ngờ đưa Ngô Quang Thịnh bén duyên với phim tài liệu. Sau hơn 6 năm, gia tài của anh đã có những tác phẩm gây dấu ấn bởi sự dấn thân, tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hãng phim Đài truyền hình TPHCM (TFS) cho ra mắt 2 tập phim Hồ Chí Minh -...

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất